Người than phiền với Bí thư Thăng được công nhận viên chức
Thầy giáo Trần Thái Châu (huyện Hóc Môn, TP.HCM) – người than phiền 15 tháng làm việc không lương với Bí thư Đinh La Thăng – đã được thành phố công nhận viên chức.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM vừa công nhận kết quả tuyển dụng 53 giáo viên năm học 2015-2016 của UBND huyện Hóc Môn.
Trong 53 giáo viên có thầy Trần Thái Châu, người đã có ý kiến với Bí thư Đinh La Thăng về việc mình đậu kỳ thi công chức nhưng không được tuyển dụng.
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thu phê bình UBND huyện Hóc Môn chậm giải quyết theo công văn của Sở Nội vụ hồi tháng 11/2015, gây bức xúc không đáng có trong giáo viên. Thành phố yêu cầu đơn vị này nghiêm túc rút kinh nghiệm việc không thực hiện đúng quy trình tuyển dụng viên chức.
Thầy Trần Thái Châu phản ánh sự việc của mình với Bí thư Đinh La Thăng ngày 5/10 trong buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: H.B.
Trước đó ngày 5/10, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn, giáo viên Trần Thái Châu gửi đơn “kêu cứu” đến Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng vì bị thử việc không lương.
Video đang HOT
Theo anh Châu, ban giám hiệu nhà trường nhiều lần kiến nghị Phòng Nội vụ và và Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn về việc này nhưng không có phản hồi. Thầy giáo này cho biết anh giảng dạy suốt 15 tháng với mức lương khoảng 2,1 triệu đồng/tháng nhưng vẫn chưa nhận được đồng nào vì chưa được bổ nhiệm.
“Dù nhà trường quan tâm giúp đỡ, cho tôi được ứng lương nhưng việc này như hình thức vay mượn của trường, trong khi những đồng tiền mình làm ra lại không được nhận”, anh Châu nói.
Nghe cử tri phản ánh, Bí thư Thăng yêu cầu Chủ tịch huyện Hóc Môn Huỳnh Văn Hồng Ngọc trả lời.
Ông Ngọc cho biết sẽ tiếp thu, cho kiểm tra lại và yêu cầu thực hiện đầy đủ quyền lợi của anh Trần Thái Châu, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ nếu có sai phạm, thiếu sót trong khâu tuyển dụng.
Theo Zing
'Bệnh kinh niên dạy thêm cần kháng sinh liều nặng'
"Đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm bắt tay làm như Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo, cấm dạy, học thêm trong trường học", ông Nguyễn Tuấn Hải chia sẻ quan điểm.
Có lẽ không phải đến bây giờ câu chuyện dạy thêm của giáo viên và học thêm của học sinh mới được đưa ra cả trong cộng đồng ngành giáo dục lẫn dư luận xã hội.
Nó đã luôn là đề tài nóng bao năm nay và thời gian qua bỗng trở nên nóng hơn bao giờ hết khi Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chỉ đạo tuyệt đối không dạy, học thêm trong trường học Sài Gòn.
Ông Thăng đã nêu trúng vấn đề của trường học Việt Nam: Dạy thêm là biến tướng của giáo dục.
Ai cũng biết một nguyên tắc quan trọng của giáo dục phổ thông là: Cung cấp lượng kiến thức (tri thức) tối thiểu vừa đủ. Thế nhưng, với tư duy chạy đua về kiến thức và phương pháp dạy học nhồi nhét thì như cá gặp nước, việc dạy, học thêm đã nở rộ trong không chỉ cánh cổng nhà trường, mà còn ở nhà thầy, cô giáo.
Nhiều giáo viên môn chính ở phổ thông biến nhà mình thành trung tâm học thêm với cách thức giống nhau: Dạy lại nội dung học trên lớp và bổ sung phần "nâng cao" là phát ra các tờ đề bài tập. Học sinh dành hầu hết thời gian ở nhà thầy cô để giải các bài tập này.
Ông Nguyễn Tuấn Hải - người có 20 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục. Ảnh: Quyên Quyên.
Ở phương Tây, họ có "dịch vụ hỗ trợ học sinh". Các em có thể yêu cầu giáo viên ở lại sau giờ học hỗ trợ trong các vấn đề học tập trên lớp và tất cả là miễn phí. Giáo viên, nếu được học sinh nhờ hỗ trợ, sẽ nhiệt tình giúp đỡ học trò và coi đó như một dấu hiệu cho thấy họ có uy tín về chuyên môn và được học sinh tin cậy, yêu mến.
Trường hợp học sinh muốn phát triển sâu hơn so với thời lượng và phạm vi kiến thức trên lớp, học sinh thường tìm tới các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường. Đó là lựa chọn mang tính chất thuần túy cá nhân của học sinh và không liên quan nhà trường hay giáo viên ở trường.
Các đào tạo ngoài nhà trường này thực sự mang tính chất "chuyên gia" mà học sinh có khả năng và có nhu cầu sẽ tìm thấy sự thỏa mãn thật sự về chuyên môn và phát triển cá nhân.
Đó cũng là lý do mà chúng ta thấy không có hình thức luyện thi một cách trực diện nhắm vào các nội dung thi cử vào trường chuyên hay lớp chọn như ở Việt Nam. Việc học tập nâng cao vì thế không bị biến tướng và biến đổi thành "luyện gà đi thi". Việc học tập hướng tới phát triển cá nhân, dẫn dắt học sinh khám phá vẻ đẹp của môn học và nghiên cứu khoa học sớm.
Nói thế để chúng ta thấy việc học thêm và dạy thêm về bản chất là câu chuyện cung cầu rất thực tế và nếu được tiếp cận và thực thi đúng cách, đúng hướng, nó sẽ trở thành kênh đào tạo bổ trợ quan trọng song hành cùng giáo dục phổ thông chính quy trong trường học. Ở góc độ tiếp cận này, góc nhìn của Bí thư Đinh La Thăng đã đúng và trúng.
Phản biện gần như duy nhất mà chúng ta thấy trong câu chuyện dạy, học thêm lại đến từ các giáo viên, vì chính họ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.
Đây lại là vẫn đề khác và không phải không có cách. Nó nằm ở trong cơ chế dành cho giáo viên mà Bộ GD&ĐT phải đứng ra giải quyết. Có rất nhiều cách làm và tiếp cận mà chúng ta có thể tham khảo từ các nước và địa phương hóa một phần theo hoàn cảnh của Việt Nam.
Vì thế, xét về bản chất của vấn đề và nhu cầu thực tế bức thiết của cải cách giáo dục, đã đến lúc chúng ta cần phải dũng cảm bắt tay vào làm như cách mà Bí thư Thành uỷ TPHCM nêu ra.
Vết thương và bệnh kinh niên nào chả cần đến thuốc kháng sinh liều nặng.
Theo Zing
'Chưa tăng lương giáo viên khó cấm dạy, học thêm' Nhiều bạn đọc nhận định, chỉ đạo cấm dạy, học thêm trong trường của Bí thư Đinh La Thăng là đúng nhưng khó thực hiện vì liên quan nhiều vấn đề, trong đó có lương giáo viên. Sau khi Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chỉ đạo Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM Lê Hồng Sơn chấn chỉnh, nghiêm cấm...