Người suy thận mạn nên kiêng ăn gì?
Với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải cân đối đầy đủ đạm, năng lượng, sinh tố. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phốt pho.
Ảnh minh họa: Internet
Các món ăn có lợi:
- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
- Bột sắn dây nấu chè.
- Bánh bột lọc.
- Khoai tây, khoai lang rán.
Các thức ăn nên hạn chế:
- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
Video đang HOT
- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.
- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….
Các thức ăn nên dùng:
- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.
- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.
- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.
Lượng thực phẩm dùng trong một ngày:
- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.
- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.
- Nước mắm 1 thìa.
- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.
Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn: các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.
Về nước uống: bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.
Theo TPO
Suy thận - Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Thận là cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể. Thận chủ mạng sống, tàng tinh khí. Thận khoẻ thì da dẻ hồng hào, sức khoẻ tốt, thận yếu thì da sạm và bạc màu, tuổi thọ giảm. Suy thận là suy giảm chức năng thận, một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính theo thời gian lâu dài.
Bệnh thận ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Nguyên nhân là do tế bào thận bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho cơ thể bị rối loạn bài tiết, rối loạn sự điều chỉnh chất điện giải và cân bằng acid - base. Có hai loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Bệnh rất nghiêm trọng và là một trong những bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người.
Theo thống kê của hiệp hội bệnh thận thế giới, mỗi năm tỷ lệ mắc bệnh suy thận mãn tính khoảng từ 98 đến 198/ 1 triệu người, các nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tại Mỹ theo thống kê của tổ chức Thận quốc gia thì ở nước này có 26 triệu người lớn bị suy thận mạn và hàng triệu người khác có nguy cơ cao của bệnh này.
Tại Việt Nam, hiện nay cũng có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn, trong đó suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận là 72.000 người nhưng thực tế chỉ có 10% được chạy thận, còn lại 90% tử vong.
Cỏ mần trầu (ảnh lớn) và cây tầm gửi gạo
Triệu chứng trong suy thận chỉ xuất hiện khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng hơn so với bình thường và thường đã ở mức độ nặng như: sưng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn, tiểu nhiều, xuất huyết, xét protenin niệu cao, ure máu tăng...
Không như tế bào gan, khả năng bù của tế bào thận rất yếu, do đó khi thận đã suy thì rất khó hồi phục với tiên lượng ngày càng xấu đi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ bệnh nhân. Nguyên nhân suy thận cấp và mãn tính được cho là chủ yếu do thực phẩm, môi trường sống và lối sống của bệnh nhân. Những thực phẩm âm thầm gây độc cho tế bào thận như các dư lượng thuốc trừ sâu gốc phốt pho, dư lượng kim loại nặng quá cao đặc biệt là nhiễm Thuỷ ngân, Asen, khói thuốc lá, mật cá trắm, rượu nhiễm methanol...Có sự liên quan rõ ràng giữa suy thận với người hay uống rượu, người ngồi nhiều ít vận động.
Có thể thấy suy giảm chức năng thận đã trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người dân trên toàn thế giới và là gánh nặng kinh tế cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động về căn bệnh suy thận với người dân.
Thành lập Hội bệnh nhân suy Thận để tương trợ nhau, tích cực tuyên truyền phổ biến kiến thức về bệnh, thường xuyên dưỡng thận bằng những cây thuốc nam giúp tăng đào thải độc tố của cơ thể qua thận, làm mát thận và sạch thận (các cây thuốc nam đặc biệt tốt cho Thận là Tầm gửi Gạo, Cỏ mần trầu, Cối xay, Bông mã đề...), tăng cường vận động cơ thể, hạn chế uống rượu, nếu uống thì nhất thiết phải chọn rượu an toàn (rượu nhiễm methanol gây suy thận mạnh).
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Theo TPO
Không để sỏi thận gây suy thận Sỏi thận (hay còn gọi là sỏi tiết niệu) sinh ra do sự kết dính của muối và khoáng chất trong nước tiểu. Theo thống kê, cứ khoảng 20 người thì có một người bị sỏi trong hệ tiết niệu. Sỏi thận khi không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm, lâu ngày dẫn tới suy thận. Sỏi thận có thể...