Người sáng lập TSMC ‘chê’ số tiền đầu tư vào ngành chip của Mỹ quá ít
Người sáng lập hãng sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) Morris Chang cho rằng số tiền đầu tư 52 tỉ USD để Mỹ kêu gọi sự thúc đẩy ngành chip là không khả thi.
Trong những tháng qua, chính quyền Mỹ đã không ít lần nhắc đến kế hoạch đầu tư 52 tỉ USD để kêu gọi các công ty bán dẫn trên thế giới thiết lập sản xuất ngay trên đất Mỹ. Tuy nhiên, ông Morris Chang nhận xét kế hoạch này là quá nhỏ để xây dựng lại một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong nước.
Morris Chang, một công dân Mỹ gốc Đài Loan, người thành lập công ty hiện là nhà sản xuất chip có giá trị nhất thế giới, nói rằng Mỹ sẽ không thể có chuỗi cung ứng chip đầy đủ ngay cả khi họ chi tiêu nhiều hơn.
“Nếu bạn muốn thiết lập lại một chuỗi cung ứng chất bán dẫn hoàn chỉnh ở Mỹ, bạn sẽ không cảm thấy đó là một nhiệm vụ khả thi. Ngay cả sau khi bạn chi hàng trăm tỉ USD, bạn vẫn sẽ thấy chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện và nó sẽ có chi phí rất cao, cao hơn nhiều so với những gì bạn hiện có”, ông Chang nói tại một diễn đàn công nghệ ở Đài Bắc tối 26.10.
Video đang HOT
Người sáng lập TSMC Morris Chang (giữa) tại diễn đàn công nghệ ở Đài Bắc (Đài Loan) hôm 26.10
Theo Dữ liệu của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, Mỹ chiếm 37% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu trong những năm 1990, nhưng hiện đã giảm xuống còn 12%. Chính quyền Washington đang vận động để đưa sản xuất chip vào đất Mỹ nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về sự phụ thuộc quá mức đối với Đài Loan. Thượng viện Mỹ năm nay đã thông qua dự luật trị giá 52 tỉ USD để hỗ trợ hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong nước, cùng với nghiên cứu và phát triển. Nhưng hiện gói đầu tư này vẫn chưa trở thành luật.
Ông Chang cho rằng một số người cố gắng tranh cãi để đưa chuỗi cung ứng chip vào trong nước là do tư lợi. Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger ủng hộ việc sản xuất nhiều hơn ở Mỹ vì “nó không an toàn ở Đài Loan và Hàn Quốc”, trong khi Intel hy vọng sẽ đảm bảo có phần từ gói trợ cấp 52 tỉ USD.
Theo ông Chang, việc suy nghĩ và kiến thiết lại chuỗi cung ứng sẽ là thách thức đối với tất cả các bên. “Trước đây, các công ty ở Mỹ hoặc ở châu Á phát triển và thịnh vượng nhờ toàn cầu hóa, cùng với thương mại tự do”, nhưng toàn cầu hóa và những cơ hội mà nó tạo ra cho các quốc gia “sẽ là một thách thức đối với ngành công nghiệp bán dẫn châu Á, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, bao gồm cả Intel”.
Diễn đàn công nghệ ở Đài Bắc hôm 26.10 là lần đầu tiên ông Chang đặt câu hỏi trực tiếp và công khai về những nỗ lực của Washington trong việc xây dựng lại ngành sản xuất chất bán dẫn. Ông Chang không ngại đưa ra lời chỉ trích, bất chấp TSMC có kế hoạch xây dựng một cơ sở chip tiên tiến ở bang Arizona của Mỹ. Trước đây, ông Chang từng nói nỗ lực của chính phủ trên khắp thế giới nhằm tăng sản lượng chip có thể phản tác dụng, mà không chỉ rõ quốc gia nào.
Theo Nikkei, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang chuẩn bị thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước, với các khoản viện trợ từ chính phủ. TSMC gần đây thông báo sẽ xây dựng cơ sở sản xuất chip đầu tiên tại Nhật Bản, nơi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết chính phủ của ông sẽ hỗ trợ đầu tư với quy mô lớn cho khu vực tư nhân.
Trung Quốc 'khó chịu' khi TSMC đồng ý cung cấp dữ liệu chip cho Mỹ
Việc Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) quyết định tuân theo yêu cầu cung cấp thông tin về dữ liệu chip của Mỹ đã làm dấy lên sự lo ngại ở Trung Quốc.
Theo South China Morning Post, nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 25.10 tuyên bố sẽ "đáp ứng" yêu cầu từ phía Bộ Thương mại Mỹ về việc tìm kiếm thông tin từ các công ty trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Tuy nhiên, động thái này đã khiến Trung Quốc không hài lòng, vì lo ngại rằng chính quyền Washington có thể sử dụng thông tin có được để trừng phạt các công ty Trung Quốc.
Hiện chưa biết chính xác TSMC sẽ cung cấp thông tin cụ thể nào cho Mỹ, nhưng công ty cho biết sẽ không tiết lộ "thông tin bí mật" của khách hàng và "sẽ không làm tổn hại đến quyền lợi của khách hàng và cổ đông". Dù vậy, những lời đảm bảo đó dường như vẫn không thể xoa dịu nỗi bất an của Trung Quốc.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, yêu cầu cung cấp thông tin về dữ liệu chip chỉ nhằm mục đích tìm ra lý do cho tình trạng thiếu hụt và không đề cập trực tiếp đến công ty Trung Quốc nào. Nhưng chuyên gia trong ngành bán dẫn ở đại lục lại nhận định rằng động thái này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Trung Quốc. Xi Chen, thành viên ủy ban học thuật tại Viện Hợp tác và Hiểu biết Toàn cầu của Đại học Bắc Kinh, nói rằng dữ liệu có thể giúp Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc theo cách chính xác hơn.
Các bài báo và ý kiến bình luận chỉ trích TSMC đã mọc lên như nấm trên khắp các nền tảng truyền thông xã hội ở Trung Quốc
Là xưởng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới, TSMC đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc trong việc biến các thiết kế chip cao cấp thành thành phẩm. Việc TSMC quyết định tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei Technologies đã tàn phá hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của công ty có trụ sở tại Thâm Quyến. TSMC cũng đã ngừng sản xuất chip cho Phytium Information Technology Co, một trong bảy tổ chức liên quan đến siêu máy tính của Trung Quốc được thêm vào danh sách đen của Mỹ hồi tháng 4.2021, giáng một đòn mạnh vào tham vọng theo đuổi siêu máy tính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Được biết, các bài báo và ý kiến bình luận chỉ trích nhà sản xuất chip Đài Loan đã mọc lên như nấm sau mưa trên khắp các nền tảng truyền thông xã hội ở đại lục. Một tài khoản trên Weibo mô tả thỏa thuận chuyển giao thông tin của TSMC là "quỳ gối trước Mỹ". Bài đăng nhận được hơn 600 lượt thích. Trong khi đó, một bài bình luận trên trang web công nghệ PingWest cho rằng dữ liệu TSMC bàn giao cho Mỹ có thể được sử dụng để "gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Trung Quốc", song lại không cung cấp dữ liệu nào cho điều này.
Ông Eric Tseng, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Isaiah Research có trụ sở tại Đài Loan, "tin rằng TSMC, Samsung và các công ty bán dẫn khác có thể sẽ cung cấp thông tin tương đối thiếu nhạy cảm để đáp trả yêu cầu của chính phủ Mỹ. Thông tin quan trọng liên quan đến quyền và bí mật thương mại của khách hàng, chẳng hạn danh sách khách hàng, nội dung đơn đặt hàng, số tiền giao dịch, sẽ được giữ bí mật để duy trì sự tin tưởng lâu dài giữa TSMC và khách hàng".
Bộ Thương mại Mỹ đã yêu cầu các công ty trong nước và nước ngoài thuộc chuỗi giá trị chất bán dẫn "tự nguyện" cung cấp thông tin về doanh số bán hàng, hàng tồn kho và chi tiết khách hàng để xác định rủi ro chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết "chúng tôi có các cách khác để yêu cầu họ cung cấp dữ liệu cho chúng tôi" nếu các công ty không phản hồi trước hạn chót là ngày 8.11.
Theo báo cáo của Reuters hôm 22.10, các nhà sản xuất chip Intel, SK Hynix, Infineon và hãng xe hơi khổng lồ GM đã tỏ ý sẽ hợp tác bằng cách tự nguyện cung cấp dữ liệu. Năm ngoái, 17% doanh thu của TSMC đến từ các khách hàng ở Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với 62% từ Bắc Mỹ.
Nhà sáng lập TSMC: 'Trung Quốc chưa phải là đối thủ' Ông Morris Chang, nhà sáng lập Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), cho biết ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc vẫn chậm hơn 5 năm mặc dù đã được trợ cấp trong hàng thập niên. Nhà sáng lập TSMC Morris Chang phát biểu tại diễn đàn do United Daily News tổ chức ở Đài Bắc, Đài Loan hôm 21.4.2021 Trong lần xuất...