Người Sài Gòn ‘xẻ thịt’ công viên để trồng rau
Công viên rộng 4.800 m2 ven sông Sài Gòn bị bỏ hoang nên người dân rủ nhau phân lô, rào chắn trồng rau gần 2 năm nay.
Sáng 9/10, gần chục người mang cuốc, thùng nước… ra công viên trên bán đảo Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh) chăm chút những vườn rau xanh mơn mởn của mình. Cả công viên rộng lớn ven sông Sài Gòn lác đác vài người tập thể dục, chủ yếu là phụ nữ tưới nước, cuốc đất, hái rau. Có người qua khu đất đang giải tỏa gần đấy nhặt cành khô, mảnh gỗ về che chắn khoảnh vườn của mình.
Những vườn rau dày đặc trong công viên ven sông Sài Gòn. Ảnh: Sơn Hòa
Công viên ven sông Sài Gòn rộng 4.800 m2 vốn là nơi vui chơi cho cư dân trong khu vực, song gần 2 năm nay bị chiếm đất trồng rau. Ngoài phần đường nhựa làm lối đi, hiện toàn bộ đất còn lại được trưng dụng trồng cải, xà lách, mướp, bí, rau muống… khiến công viên nằm tại quận trung tâm TP HCM không khác cảnh miền quê.
“Công viên đầy rác, cỏ mọc dày, thấy phí quá nên bà con ra dọn dẹp rồi trồng rau sạch cải thiện bữa ăn gia đình”, chị Liên (sống tại lô XI, cư xá Thanh Đa) lui cui tưới trên khoảnh vườn chừng 10 m2, nói.
Thấy việc “xẻ thịt” công viên trồng rau cả năm không bị nhắc nhở, thêm nhiều người đến “xí phần” để xới đất, gieo hạt. Phần đất trồng rau của nhà nào nhà đó rào lại thành những khu riêng biệt. Người nào ra trước sẽ chiếm được diện tích lớn hơn.
“Ở chung cư chẳng có tấc đất nào trong khi ngoài này đất để hoang hóa phí quá. Cứ trồng vầy, được ngày nào hay ngày nấy kiếm chút rau tươi cho sắp nhỏ”, bà Bảy (65 tuổi), cho biết.
Video đang HOT
Nhiều người mượn đất công viên kiếm rau sạch cho gia đình. Ảnh: Sơn Hòa
Ngoài việc người dân chiếm đất trồng rau, những khu vực khuất trong công viên được người nghiện tận dụng làm nơi tập trung hút chích. Dọc theo bờ kè, các gốc cây, lẫn với rác là hàng loạt kim tiêm họ bỏ lại.
Vẫn thường xuyên đến công viên đọc sách, nghe nhạc, ông Hà (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết “cảm thấy lạ” trước việc công viên để hoang trong thời gian dài. “Dân thường tụi tui chẳng hiểu chuyện gì nhưng thấy công viên hồi xưa đàng hoàng lắm, giờ trông nham nhở thế này cũng thấy buồn”, ông này nói.
Theo UBND quận Bình Thạnh, khi Sở Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện dự án rải đá chống sạt lở ở khu vực thì quận bàn giao công viên cho Sở quản lý để sau này hợp nhất với công trình bờ kè thực hiện chỉnh trang. Nhưng do vướng việc giải tỏa mặt bằng dự án chống sạt lở, tiến độ thi công đình trệ nên dự án chỉnh trang công viên chậm trễ, không có đơn vị quản lý.
Ông Trần Văn Giàu – Giám đốc khu quản lý đường thủy nội địa – cho rằng, dự án chống sạt lở chỉ triển khai ở mé sông trong khi công viên nằm sâu bên trong gần 8 m. Dự án chỉnh trang công viên ven sông và chống sạt lở là khác nhau nên chỉ khi hoàn thành việc chống sạt lở đơn vị này mới chỉnh trang được.
Không ai quản lý, công viên này còn là “bãi đáp” của người nghiện. Ảnh: Sơn Hòa
Mới đây, Sở GTVT cũng có văn bản cho biết, khi nào Sở hoàn thành việc xây dựng bờ kè tại khu vực vướng giải tỏa mới tiếp nhận chỉnh trang công viên.
Do không rõ đơn vị quản lý, từ năm 2014, Công ty dịch vụ chông ích Bìn Thạnh đã dừng việc duy tu, bảo dưỡng do không có kinh phí. Về vấn đề này, đại diện quận Bình Thạnh cho biết đã làm báo cáo gởi Sở Tài chính xin cấp 420 triệu đồng để tiếp tục quản lý công viên.
Sơn Hòa
Theo VNE
TP HCM chi gần 550 tỷ xây 400 m bờ kè
Nhằm trả lại cảnh quan trên tuyến kênh Đôi ở quận 8, TP HCM giải tỏa hơn 120 nhà dân, công trình ven để xây 400 m bờ kè.
UBND TP đã chấp thuận cho quận 8 xây đoạn kè dọc bờ Nam kênh Đôi (đoạn từ cầu Chữ Y đến cầu Nguyễn Văn Cừ). Đoạn kè xây dựng có chiều dài 400 m, tổng mức đầu tư khoảng 544 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách thành phố.
Diện tích cần giải tỏa khoảng 126 nhà ven kênh, 3 công trình với tổng diện tích hơn 23.000 m2. Dự án chia làm hai giai đoạn, bắt đầu thực hiện trong năm nay và hoàn thành năm 2020.
Trước đó, hồi đầu năm, quận 8 trình UBND thành phố đề xuất dự án xây bờ kè ở ngã ba kênh Đôi và kênh Tàu Hủ. Khu vực này còn hàng trăm nhà ven kênh làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tuyến đường thủy từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến quận 8.
Nhà ven kênh ở quận 8. Ảnh: D.T
Theo Sở Xây dựng, hiện sô nha ven và trên kênh rach cân giai toa ở thành phố đã phat sinh hơn 7.000, nâng tổng số nhà ven kênh lên 17.000 căn. Nguyên nhân do sô liêu khao sat trươc đây không chinh xac, thay đôi ranh giai toa và hanh lang bao vê kênh rach cộng với việc cac quân co thêm nhiều nhanh kênh rach cân chinh trang.
Chương trinh di dơi nha ven và trên kênh rach ở đia ban thành phố đươc thưc hiên tư 1993 và đên nay đa di dơi, tai đinh cư đươc gần 35.600 hô thuôc nhiêu tuyên kênh rach trên địa bàn 12 quận huyện. Thành phố đã chi hàng chục nghìn tỷ đồng để đền bù, giải tỏa.
Theo kế hoạch, sau khi di dời, các con kênh này sẽ được chỉnh trang, làm sạch giống kênh Nhiêu Lộc. Những khu đất ven kênh được tận dụng làm công viên cây xanh hoặc xây nhà tái định cư.
Trước đây, TP HCM chủ trương cắt nguồn vốn ngân sách, thu hút xã hội hóa nhưng do chậm trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ cộng với việc các nhà đầu tư không thấy được lợi nhuận từ dự án nên họ sớm rút lui.
Sơn Hòa
Theo VNE
TP Hồ Chí Minh: Trồng cây dừa phải đảm bảo an toàn Trong tuần tới, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức cuộc họp cùng các đơn vị liên quan và các nhà khoa học cho ý kiến về việc trồng cây dừa trên các tuyến đường thành phố. Sau đó, Sở GTVT sẽ tổng hợp báo cáo chi tiết về việc này lên UBND TP xem xét về vấn đề này. Ông...