Người rẽ sương mở ‘cánh cửa’ học vấn cho người Mông xứ Nghệ

Theo dõi VGT trên

Với nhiều đồng bào Mông ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, thầy giáo Sinh và gia đình của ông là người “dẫn dắt” cho sự học ở vùng đất này. Và ông luôn mong muốn những đứa trẻ người Mông ở quê nhà đi xa hơn con đường ông đã đi, biết nhiều hơn những điều ông biết.

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 1

“Lý” và “tình” để trẻ đến trường

Những năm trước, cuộc sống khó khăn đã khiến cho sự học ở xã Tri Lễ (Quế Phong) kém phát triển, đặc biệt là ở cộng đồng người Mông với gần 4.000 người sống ở 10 bản trên núi cao, trong đó có 8 bản sát biên giới. Sự học của đồng bào Mông tại xã Tri Lễ chỉ thực sự đi lên trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Và theo đồng bào thì “nhờ công của thầy Thò Bá Sinh” nhiều lắm.

Anh Xồng Bá Thái, bản Mường Lống, xã Tri Lễ chia sẻ: “Năm lại năm, thầy Sinh đã lặn lội khắp dãy núi Phà Cà Tún, đi đến từng bản, từng nhà để vận động gia đình cho con em đi học”.

Cuộc sống nương rẫy vất vả của đồng bào Mông đã khiến những đứa trẻ mới lên 6-7 đã là trụ cột của gia đình khi chỉ quanh quẩn ở nhà. Trẻ lên 8-10 đã là lao động chính khi ngày ngày theo cha, mẹ lên nương rẫy. Để vận động các gia đình “từ bỏ” một lao động chính, cho trẻ xuống trường là một điều không hề đơn giản. Muốn phân tích cho họ hiểu thì không những phải có “lý” mà còn phải có “tình”.

“Tôi đem chính cuộc đời tôi ra kể để làm dẫn chứng cho cái “lý” mà thuyết phục.”

Thầy giáo Thò Bá Sinh

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 2

Bản Huồi Mới 1, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong

Cuộc đời của thầy giáo Thò Bá Sinh được tóm gọn trong một dòng “không ngừng cố gắng vươn lên để thành người”. Người thầy giáo 48 tuổi người Mông này sinh ra và lớn lên ở bản Huồi Mới 1, xã Tri Lễ. Cũng như bao nhiêu người Mông khác, cuộc sống gia đình thầy gắn bó với nương rẫy, với sự vất vả. Nhiều đứa trẻ trong bản chưa kịp lớn thì đã theo cha mẹ lên núi kiếm sống; chưa kịp trưởng thành thì đã dựng vợ gả chồng. Thầy may mắn hơn là được đi học nhưng cũng phải 10 tuổi mới bắt đầu vào lớp 1, học ở điểm trường Huồi Mới.

Sau 4 năm học và tốt nghiệp tiểu học, Thò Bá Sinh có hai lựa chọn: Một là nghỉ học, ở nhà làm nương rẫy, rồi thành gia lập thất. Hai là tiếp tục ra thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong để học cấp 2. Lựa chọn một thì rất dễ dàng. Bản thân ông không muốn sống một cuộc đời nghèo khổ quanh quẩn sườn núi mà muốn được học nhiều hơn, muốn đi để biết nhiều hơn và học để lập thân, lập nghiệp. Thò Bá Sinh quyết tâm ra huyện lỵ theo học 2 năm bổ túc cấp 2 tại Trường Phổ thông Lao động huyện.

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 3

Video đang HOT

16 tuổi, Thò Bá Sinh là người Mông đầu tiên ở Tri Lễ học hết cấp 2. Con đường xuống núi đã ngắt quãng lại khi ông quyết định quay về bản. Sự học tạm dừng lại khi ông không có người định hướng nên tiếp tục như thế nào. Quay về núi nhưng những kiến thức đã được học, được nghe và thấy đã giúp Thò Bá Sinh áp dụng, phát triển tốt kinh tế gia đình. Về Huồi Mới 1, Thò Bá Sinh làm trang trại chăn nuôi bò. Lúc đỉnh điểm, trang trại của ông có tới trên 30 con bò.

Tri Lễ là xã biên giới phía Tây Nam của huyện Quế Phong, cách trung tâm huyện hơn 30 km, có chiều dài đường biên giới 17,5 km với 8 cột mốc giáp huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

Xã Tri Lễ có 4 dân tộc Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú sinh sống với 10.233 nhân khẩu với 2.038 hộ dân; phân bố ở 33 xóm bản, trong đó xóm bản nhiều nhất có 123 hộ và xóm ít nhất là 24 hộ. Với địa hình núi cao, hiểm trở, độ cao lớn trên toàn địa bàn, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, khe lạch, đời sống người dân ở đây dựa vào nông nghiệp, hết sức khó khăn…

Năm 1990, cơ duyên đến với Thò Bá Sinh khi Nhà nước có chủ trương kêu gọi những người dân tộc thiểu số đã hoàn thành cấp 2 đi làm giáo viên. Thò Bá Sinh đã ra huyện học cấp tốc phương pháp sư phạm, trở về làm thầy giáo ở điểm trường Nậm Tột, rồi điểm trường Huồi Mới, Trường Tiểu học Tri Lễ 4.

Với khát khao học tập cháy bỏng để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, thầy giáo Thò Bá Sinh đã được các cấp, ngành tạo điều kiện bố trí cho theo học các lớp nâng cao kiến thức. Từ năm 1995 đến nay, thầy giáo Sinh đã học xong chương trình cấp 3 và tốt nghiệp đại học. Năm 2002, thầy Sinh được bố trí làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4.

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 4

Thầy giáo Thò Bá Sinh – Hiệu phó Trường Tiểu học Tri Lễ 4 luôn đề cao tính tự học.

Qua cuộc đời của thầy giáo Thò Bá Sinh, người Mông ở Tri Lễ đã nhận thấy rằng: Ông là nhân chứng sống động và chân thực nhất của người Mông dám vượt qua mọi rào cản để tìm đến sự học, để có cuộc sống ấm no hơn. Và người Mông ở Tri Lễ đã nhìn vào tấm gương thầy giáo Sinh để học tập, để đổi thay.

Mong con em người Mông đi xa hơn

Thầy giáo Thò Bá Sinh kể rằng những năm 1990-2002, đi vận động con em người Mông ở Tri Lễ đến trường không chỉ có mỗi riêng thầy mà còn một số thầy giáo người Mông khác. Mỗi thầy giáo là một minh chứng sống từ việc học nên thời gian này, bà con quyết tâm cho con, em mình xuống núi, tới trường…

Song vẫn còn đó những nỗi buồn khi các năm gần đây vẫn có trường hợp trẻ bỏ học do điều kiện gia đình. Những lúc như vậy, các thầy giáo trẻ trong trường lại lọ mọ leo núi hằng đêm đi vận động.

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 5

Trong những thầy giáo trẻ ở Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có thầy giáo Thò Bá Chờ. Anh là con trai thứ của thầy giáo Thò Bá Sinh. Kể chuyện đi vận động trẻ đến trường, thầy giáo Thò Bá Chờ cho biết: “Bây giờ cũng giống ngày xưa thôi. Để vận động được thì các thầy cũng phải thật sự tâm huyết. Và chính bản thân mỗi thầy giáo là nhân chứng sống để các phụ huynh, học sinh người Mông nhìn thấy học tập”.

Được biết, thầy giáo Thò Bá Sinh có 5 người con (4 trai, 1 gái). Với sự chăm lo, nuôi dạy chu đáo, cả 5 người đều đã học xong cấp 3. Con trai cả là Thò Bá Chư hiện là cán bộ Công an huyện Quế Phong. Con trai thứ Thò Bá Chờ hiện là “đồng nghiệp” cùng bố ở Trường Tiểu học Tri Lễ 4. Con trai thứ ba là Thò Bá Chia vừa tốt nghiệp Cử nhân Luật – Đại học Vinh, hiện đang ở nhà làm trang trại. Con gái thứ 4 hiện đã lập gia đình, sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Con trai út là Thò Tồng Giờ vừa tốt nghiệp THPT…

Chuyện học của gia đình thầy giáo Sinh thêm một lần giúp cho nhận thức của người dân các bản Mông thay đổi: Đi học sẽ giúp mình đi xa hơn. Học thành tài có thể làm cán bộ. Nếu không thành người Nhà nước thì cũng cho mình nhiều kiến thức để chăn nuôi, trồng cây, trồng rừng; giao dịch, buôn bán dễ dàng hơn. Người Mông ở Tri Lễ bây giờ xem việc trẻ xuống núi học lên cấp 2, cấp 3 là để lập thân, lập nghiệp, có kiến thức mới có thể phát triển cuộc sống và xây dựng bản làng.

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 6

Trong mắt nhiều người Mông ở Tri Lễ, thầy giáo Thò Bá Sinh là điển hình của “thành công” nhờ sự cố gắng học tập và tự học. Ở cái tuổi gần 50, thầy giáo Sinh vẫn luôn nghiên cứu sách báo. Ông giáo người Mông này luôn tự nghiêm khắc với bản thân và dạy các con, cháu: “Sống không khó, làm giàu cũng không khó. Mà sống sao cho đúng hướng mới khó. Hướng ở đây là chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; là đạo đức, là tình cảm yêu thương giữa con người và con người”..

Ở cương vị hiệu phó trường tiểu học, đến thời điểm này thầy Sinh vẫn luôn là người “đi đầu” trên con đường vận động trẻ người Mông đến trường. Những người già đến cháu nhỏ đã quen với hình ảnh ông giáo gầy gò dắt xe qua những triền dốc trơn trượt trong những ngày mưa, mây dày xám xịt, sương mù giăng trắng các quả đồi vào các bản.

“Nếu chưa có điều kiện hay thi đậu ngay cao đẳng, đại học thì học từng bước cũng được. Quan trọng của việc học là có kiến thức chứ không chỉ là bằng cấp. Có học mới đi xa hơn, cao hơn”, thầy giáo Thò Bá Sinh tâm niệm và ông vẫn luôn mơ ước làm sao cho những đứa trẻ người Mông ở quê nhà đi xa hơn con đường ông đã đi, biết nhiều hơn những điều ông biết.

Người rẽ sương mở cánh cửa học vấn cho người Mông xứ Nghệ - Hình 7

Trong 2 – 3 năm trở lại đây, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học ở Tri Lễ đã được quan tâm nhiều hơn. Số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi tỉnh, giỏi huyện năm sau cao hơn năm trước, chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học cơ bản đáp ứng với yêu cầu…

Trong thành công chung đó, có công đóng góp của bố con thầy Sinh, thầy Chờ. “Câu chuyện bố con thầy Sinh, thầy Chờ là một “huyền tích” giữa đời thường, có tác dụng động viên, khuyến khích việc học ở huyện miền núi Quế Phong này” – Ông Lữ Thanh Hà, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Phong cho biết.

Còn Thượng tá biên phòng Đàm Thiên Thương – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tri Lễ khẳng định: “Thầy giáo Thò Bá Sinh là một đảng viên gương mẫu, là một “già làng” có uy tín của bà con người Mông ở địa phương. Nhờ thầy, phong trào học tập ở địa phương ngày càng phát triển”.

Thành Chung – Thành Cường

Theo baonghean

Yên Bái: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người Mông

Với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong cộng đồng, năm 2018, UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng năm 2030.

Ở một địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, trong đó chủ yếu là đồng bào Mông như Mù Cang Chải, đây là một đề án có khó khăn song nhiều ý nghĩa.

Yên Bái: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người Mông - Hình 1

Đề án phát triển văn hóa đọc hướng tới hình thành kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức cho người dân thông qua việc đọc

Từ năm học 2018 - 2019, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nậm Khắt đã quan tâm, đầu tư hơn đến việc phát triển và lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo học sinh.


Thầy Nông Đức Viễn - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt chia sẻ: "Từ 1 thư viện đã cũ cả về cơ sở vật chất lẫn các đầu sách, nhà trường đã cải tạo 2 phòng học liền kề tạo thành 1 thư viện mới với diện tích 60m2. Thư viện mới này có phòng đọc riêng biệt, bên ngoài sẽ bắn thêm mái vòm, kê thêm một vài dãy bàn ghế phục vụ nhu cầu đọc sách ngoài trời cho học sinh. Nhà trường còn xây dựng thêm "thư viện xanh" bằng cách xây dựng 3 chòi đọc sách có gắn tủ sách ở sân trường, sẽ đưa vào hoạt động trong năm học này. Tất cả tạo nên một môi trường đọc sách thoải mái, tạo cảm hứng đọc".


Ngoài ra, nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm các đầu sách đa dạng về chủng loại để thu hút học sinh. Chỉ riêng năm học 2018 - 2019, nhà trường đã huy động các nguồn lực xin hỗ trợ được trên 600 đầu sách, nâng tổng số đầu sách toàn trường lên trên 7.000 đầu sách; trung bình mỗi tháng thu hút 200 lượt đọc và mượn sách.


Không chỉ Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt, nhiều trường học trên địa bàn huyện cũng đã bắt đầu xây dựng, hình thành văn hóa đọc trong học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng cấp học. Các câu lạc bộ về sách gắn với các hoạt động ngoại khóa được tổ chức như: đọc cá nhân, đọc theo nhóm, thi đọc nhiều sách, viết thư, viết bảng tin, sáng tác truyện, vẽ tranh, làm thẻ đánh dấu sách, ghép tên tác phẩm với hình minh họa, ghép tên tác giả với tác phẩm...


Năm học 2018 - 2019, 100% các đơn vị trường đã tổ chức "Ngày hội đọc sách" theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút 17.220 lượt học sinh, 1.070 lượt cán bộ, giáo viên tham gia. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên, học sinh mượn và đọc sách tại thư viện, các đơn vị trường còn tổ chức sắp xếp lại kho sách theo từng chủ đề, từng khối lớp một cách khoa học, xây dựng phòng đọc, lớp học, thư viện xanh, thư viện ngoài trời, thư viện lưu động...


Bên cạnh đó, phong trào thu gom sách với chủ đề "Góp một quyển sách để đọc được nhiều quyển sách" được đẩy mạnh, riêng năm 2018 đã đóng góp, bổ sung thêm 4.532 đầu sách.


Ông Trần Trung Kiên - Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: "Mục tiêu hướng tới của Đề án là 80% học sinh được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện; 40 - 45% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh là 90%) có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin thông qua việc đọc; số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 3.000 lượt/năm... Tuy nhiên, đến nay, Đề án mới chỉ tác động được đến các đơn vị nhà trường, các hoạt động chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhân dân và cộng đồng".


Kích thích văn hóa đọc ở tầng lớp trí thức không khó nhưng phát triển và lan tỏa ở cộng đồng những người dân tỷ lệ dân trí thấp, mù chữ nhiều là việc không dễ dàng. Để hình thành và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, huyện Mù Cang Chải rất cần sự quan tâm hỗ trợ kinh phí tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, các nguồn sách, trang thiết bị đảm bảo 100% các em học sinh có đủ sách giáo khoa để học; huyện cũng đề nghị Thư viện tỉnh tổ chức Ngày sách Việt Nam điểm ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa để lan tỏa tinh thần của ngày hội đến tất cả người dân cũng như thường xuyên bố trí luân chuyển các đầu sách.

Nguồn: baoyenbai.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024
Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc
11:08:39 05/11/2024
Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh
10:20:57 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội
11:16:04 05/11/2024
Bỏ vợ, chồng lao vào mưa để chạy đi giúp nữ đồng nghiệp, nhưng vừa đến nơi đã thấy cảnh tượng kinh hoàng
10:02:58 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"

Sao việt

15:01:57 05/11/2024
Đó là số tiền lớn nhất tôi kiếm được khi ấy, vì sau bao nhiêu năm đi hát, tôi không để ra được đồng nào cho đến khi nhận được 10 tỷ đó - Quách Tuấn Du chia sẻ.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

Thế giới

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam

Sao âu mỹ

14:23:36 05/11/2024
Là ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.