Người phụ nữ Sơn La sốc vì tăng từ 49 lên 115kg
Từ thân hình mảnh mai, chị A. đã tăng liền 65 kg lên 115 kg, dù tìm mọi cách giảm cân nhưng không hiệu quả.
Chị P.T.A., 32 tuổi ở Sơn La nhiều năm nay đi lại khó khăn do thân hình quá khổ nặng tới 115 kg, BMI lên tới 41. Tình trạng béo phì nghiêm trọng còn khiến chị bị tiểu đường, các nếp gấp da thường xuyên bị hăm, có mùi hôi khó chịu.
Trong cuộc sống thường ngày, chị cũng khó thực hiện tư thế ngồi do thành bụng dày mỡ và da thừa nhiều.
Chị A. chia sẻ, trước khi lấy chồng, chị nặng 49 kg với chiều cao 1,6 m. Tuy nhiên sau khi sinh con đầu năm 22 tuổi, chị tăng thêm 32 kg lên 82kg và sau sinh lần 2, cân nặng tiếp tục vượt qua mốc 85 kg rồi tiếp tục tăng thêm 30 kg trong vài năm qua.
Bệnh nhân đã tham khảo giảm cân bằng nhiều cách nhưng đều thất bại do bị hiện tượng hạ đường huyết. Chị A. cũng từng có ý định phẫu thuật cắt dạ dày hay đặt đai nhưng bác sĩ không đồng ý do sức khoẻ không cho phép.
Trong cuộc sống hàng ngày, chị A luôn mặc cảm với thân hình thừa cân của mình khi đi cạnh chồng cao gầy. Nhiều lần chị ngậm ngùi từ chối đi dự các sự kiện cùng chồng vì tự ti, sợ chồng xấu hổ. Nhiều lúc chị thấy tuyệt vọng vô cùng.
Chị A. luôn mặc cảm vì cơ thể quá khổ của bản thân
Cách đây 5 tháng, qua người quen giới thiệu, chị tìm gặp BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện E để tư vấn tạo hình cơ thể.
BS Minh khuyên bệnh nhân về áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như tham khảo các phương pháp can thiệp ngoại khoa để giảm cân. Bệnh nhân lựa chọn phương pháp tuân theo chế độ ăn cùng bác sĩ dinh dưỡng và giảm được 10 kg trong vòng 5 tháng.
Mới đây bệnh nhân quay lại bệnh viện tha thiết xin cắt bớt da thừa và hút bớt mỡ thừa tối đa có thể để vận động dễ dàng hơn.
Với những mong muốn chính đáng của bệnh nhân, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện E đã quyết tâm đưa ra phương án điều trị thích hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân, với mong muốn sớm giúp cho bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Ngày 13/10, chị A. thực hiện ca phẫu thuật tạo hình thành bụng và hút mỡ kéo dài hơn 5 giờ. Trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, BS Minh cho biết, điểm khó khăn của ca mổ là thể trạng bệnh nhân quá béo, lượng mỡ nhiều, kèm theo đái tháo đường đang được điều trị insulin … vì vậy việc hồi sức sau mổ sẽ rất khó khăn, chậm liền vết mổ do đường huyết tăng cao.
“Trong hầu hết các trường hợp có cả thừa da và mỡ thừa thành bụng, chúng tôi sẽ kết hợp phẫu thuật nhằm cắt bỏ da thừa, tạo hình lại cân thành bụng và hút mỡ giúp thành bụng mỏng hơn đồng thời loại bỏ các vùng mỡ thừa tại vùng eo để làm vòng 2 thon gọn hơn”, BS Minh chia sẻ.
BS Minh lưu ý, khi cắt loại bỏ da thừa thành bụng cần chú ý không cắt quá nhiều nếu không sẽ không đóng thành bụng lại được, nếu cố đóng dễ có nguy cơ hoại tử vùng da mới được tạo hình. Vì vậy tạo hình thành bụng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
Trong ca phẫu thuật, bệnh nhân được cắt bỏ 3,2 kg mỡ thừa vùng bụng và hút thêm 2 lít mỡ ở bụng và vùng nách.
4 ngày sau phẫu thuật, hiện sức khoẻ bệnh nhân ổn định, các chỉ số sinh tồn, mạch huyết áp bình thường, đường huyết duy trì 6-7 mmol/l. Dự kiến bệnh nhân có thể kiến xuất viện trong một vài ngày tới.
BS Minh cùng ekip thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân
Tuy nhiên, BS Minh cũng cảnh báo bệnh nhân hoàn toàn có khả năng béo trở lại nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện tích cực sau phẫu thuật.
Theo BS Minh, một người bình thường có chỉ số BMI trên 25 được xác định mắc béo phì, nếu BMI trên 40 là béo phì độ 3 – mức cao nhất.
Ngoài ảnh hưởng sinh hoạt, vận động hàng ngày, béo phì còn gây ra bệnh tim, trầm cảm, tiểu đường, rối loạn lipid máu dễ đột quỵ, gan nhiễm mỡ, bệnh xương khớp, thoái hoá khớp, nguy cao mắc các bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung…
Khi bị béo phì, cách tốt nhất là thực hiện giảm cân khoa học thông qua dinh dưỡng, tập luyện. Trường hợp giảm cân không hiệu quả mới tính đến các phương án can thiệp phẫu thuật.
Cách để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và an toàn
Để tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa khoảng 15 gram carbs đơn giản như đường, mật ong, nước ép trái cây...để nhanh chóng phục hồi lượng đường trong máu.
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống quá thấp và cần được phục hồi nhanh chóng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng và biến chứng như run rẩy, lú lẫn, co giật hoặc thậm chí tử vong.
Ăn một thìa đường có thể giúp tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Ảnh: NHẬT LINH
Dưới đây là những điều bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng của hạ đường huyết và những cách an toàn nhất để tăng đường huyết một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân hạ đường huyết
Thông thường, hạ đường huyết thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Evan Barnathan, bác sĩ gia đình tại Central Maine Healthcare ở Lewiston, Maine, Hoa Kỳ cho biết đây cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
Bác sĩ Barnathan cho biết, những bệnh nhân không ăn đủ ba bữa một ngày và vẫn dùng thuốc hạ đường huyết rất dễ bị hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu cũng có thể gây hạ đường huyết. Thông thường, khi bạn chưa ăn và lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone kích hoạt gan giải phóng glucose dự trữ vào máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải xử lý rượu, về cơ bản nó ngăn cản giải phóng glucose.
Các bệnh về gan, thiếu hụt hormone và nhịn đói lâu ngày cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, theo Insider.
Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp
Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp, bạn có thể gặp các triệu chứng ban đầu bao gồm: nhịp tim nhanh hoặc bất thường, mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, đổ mồ hôi, cáu gắt, ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má...
Nếu hạ đường huyết không được điều trị, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: lũ lẫn, nhìn mờ, co giật, mất ý thức.
Barnathan cho biết, nếu tình trạng hạ đường huyết không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm hôn mê và thậm chí tử vong.
Thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu
Bác sĩ Barnathan cho biết, cách nhanh nhất để tăng lượng đường trong máu là ăn hoặc uống thứ gì đó.
Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp và cần tăng cường nhanh chóng, bạn sẽ cần một thứ gì đó có chứa carbohydrate (carbs) để có thể khôi phục lại lượng đường trong máu. Nhưng bạn không nên lạm dụng nó.
Uống một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda để tăng lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Tốt nhất nên ăn hoặc uống thứ gì đó có carbs đơn giản để hấp thụ nhanh chóng và dễ phân hủy. Chỉ cần nạp khoảng 15 gram carbs đơn giản là lý tưởng nhất, chẳng hạn như:
- Một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda thông thường.
- Một thìa đường.
- Một thìa mật ong hoặc xi-rô.
- Bốn hoặc năm viên kẹo cứng hoặc kẹo cao su (hãy kiểm tra nhãn để biết số lượng nên dùng).
Các bác sĩ khuyên rằng, sau khi ăn xong hãy đợi khoảng 15 phút và kiểm tra lượng đường trong máu một lần nữa trước khi ăn lại, để tránh tăng lượng đường trong máu quá nhiều.
Nếu bạn nhận thấy lượng đường trong máu của mình có thể đang giảm xuống, nhưng cơ thể vẫn chưa bị hạ đường huyết, tốt nhất là nên thêm một số chất đạm và chất béo vào hỗn hợp, như ăn một thanh protein hoặc bánh mì thịt.
Protein và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, trì hoãn sự gia tăng glucose. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm ngay sau đó. Vì lý do này, những người bị kháng insulin nên thường xuyên bổ sung protein và chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mình, theo Insider.
Trẻ chết thương tâm sau tiêm vaccine ở Sơn La do sốc phản vệ Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) kết luận bệnh nhi tử vong do sốc phản vệ. Ngày 15/10, thông tin về trường hợp trẻ sơ sinh thiệt mạng sau khi tiêm vaccine tại Sơn La, TS. BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Kiểm soát...