Người phụ nữ nắm giữ 230.000 đồng Bitcoin
Ruja Ignatova, bà trùm lừa đảo từng được mệnh danh “nữ hoàng tiền số” được cho đang giữ khoảng 230.000 đồng Bitcoin, trị giá khoảng 10 tỷ USD.
Theo Finance Feeds , thông tin được tiết lộ trong đơn tố cáo của các nhà đầu tư OneCoin sau khi dự án này tan rã. Đây là loại tiền mã hóa hoạt động theo mô hình đa cấp được tạo ra bởi Ignatova, cùng anh trai Konstantin Ignatov và Sebastian Greenwood.
Cụ thể, “nữ hoàng tiền số” Ignatova đã thực hiện một trong những giao dịch Bitcoin lớn nhất lịch sử. Năm 2015, bà được Sheikh Al Qassimi, thành viên thuộc gia đình hoàng gia ở Dubai (UAE) giao 4 ổ USB chứa 230.000 đồng Bitcoin. Chúng trị giá khoảng 50 triệu USD vào thời điểm ấy, nhưng hiện tại đã tăng lên gần 10 tỷ USD.
“Nữ hoàng tiền số” được cho đang nắm giữ khoảng 230.000 đồng Bitcoin.
Bên cạnh 230.000 đồng Bitcoin, đơn tố cáo khẳng định Ignatova đang giữ lượng tiền mặt khoảng 500 triệu USD, cùng nhiều loại tài sản trị giá khoảng 1 tỷ USD. Một số tài sản được đứng tên bởi các cộng sự của bà tại OneCoin.
Được ra mắt vào năm 2016, OneCoin là loại tiền mã hóa hoạt động theo hình thức đa cấp. Khi giới thiệu OneCoin, Ignatova khẳng định đây sẽ là loại tiền số mạnh nhất thế giới, soán ngôi các loại coin đứng đầu như Bitcoin.
Những lời lẽ “có cánh” của Ignatova khiến nhiều người đổ xô đầu tư OneCoin. Tuy nhiên, Ignatova bỏ trốn vào năm 2017 với khoản tiền khổng lồ từ nhà đầu tư. Tung tích của “nữ hoàng tiền số” đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Theo Dechained , các công tố viên Mỹ ước tính số tiền đầu tư cho OneCoin có thể lên đến 4 tỷ USD. OneCoin và “nữ hoàng tiền số” Ignatova được xếp vào một trong những vụ lừa đảo lớn nhất thế giới. Bà cũng dính vào vụ lừa đảo đa cấp BigCoin, bị tuyên 14 tháng tù treo tại Đức.
Sheikh Al Qassimi, người giao 4 ổ USB chứa 230.000 đồng Bitcoin cho Ignatova là con trai của Faisal bin Sultan Al Qassimi, một trong những tỷ phú giàu nhất UAE. Sheikh Al Qassimi được cho đã giúp Ignatova lấy hộ chiếu ngoại giao để đến UAE.
Video đang HOT
Ignatova nắm giữ khoảng 230.000 đồng Bitcoin, nhưng không rõ đã bán hết hay chưa, do tính ẩn danh của loại tiền mã hóa này khi giao dịch.
“Cơ quan quản lý dường như chưa nắm được thực tế rằng mục đích của các loại tiền mã hóa là tạo điều kiện như những tên tội phạm như Ruja Ignatova. Không phải ngẫu nhiên mà cô ta được hưởng lợi từ bong bóng Bitcoin.
Người hưởng lợi từ Bitcoin rõ ràng có mục đích xấu: tội phạm có tổ chức, kẻ rửa tiền và thao túng thị trường, trong khi những người bình thường liên tục bị lừa gạt, tấn công và lợi dụng”, Tiến sĩ Jonathan Levy, luật sư của nguyên đơn đề xuất việc tạo ra quỹ trợ cấp cho nạn nhân bị lừa đảo bởi các dự án tiền mã hóa nếu không thể cấm hoàn toàn.
Bitcoin tăng giảm điện cuồng khiến chính dân đào tiền ảo cũng phải hoảng sợ
Tâm sự của một thợ đào Bitcoin khi chứng kiến sự thay đổi điên cuồng của đồng tiền ảo này, từ mức giảm 60% đến việc tăng vọt gấp 8 lần.
Vào lúc 23h00 ngày 11/1 vừa qua, giá bitcoin được báo cáo là 31.938 USD, cao hơn khoảng 8 lần so với mức 3.800 USD vào tháng 3/2020. Chỉ 1 ngày trước đó, bitcoin đã chạm mức 41.000 USD. Những người trong giới tiền tệ ảo không ngần ngại gọi đây là "bong bóng khổng lồ", và bản thân họ cũng không ngại gọi mình là "con bạc". Có thể nói, những biến động dữ dội khiến họ khó có thể ngủ an giấc, và đây cũng là một cách để thử thách bản lĩnh mỗi người. Và dưới đây là một tâm sự của một trong những người ở giữa vòng xoáy điên loạn nhất đó.
"Tôi đã đặt hàng 50 máy khai thác tiền ảo vào nửa đầu năm 2019, tại một mỏ ở Tứ Xuyên và chính thức bắt đầu khai thác vào tháng 7. Vào thời điểm đó, bitcoin đang phục hồi sau vụ sụt giá năm 2018 và giá mỗi đồng tiền ảo vào khoảng 10.000 USD. Nhưng ai biết rằng đợt lao dốc vào tháng 3/2020 đã trực tiếp khiến tài sản của tôi giảm đi 2/3, khiến tôi thực sự cảm thấy tuyệt vọng", Xiaogu, một thợ đào bitcoin chia sẻ. "Không chỉ vì tiền ảo đang giảm giá mà mỗi tháng còn tốn 7.000-9.000 USD chi trả hóa đơn tiền điện. Nếu trong mỏ mất điện, tình hình còn tệ hơn nữa. Vào thời điểm tồi tệ nhất, trong thẻ ngân hàng chỉ còn khoảng 3.000 USD".
Dưới áp lực tinh thần, Xiaogu đã chọn cách "xẻ thịt". Anh đã quyết định bán bitcoin thu được từ việc khai thác ở mức thấp nhất là 3.800 USD vào tháng 3/2020, sau đó thậm chí còn thay đổi công việc để kiếm sống. Nhưng đến tháng 5/2020, sự cám dỗ của tiền ảo lại khiến anh quay lại tham gia thị trường (giá bitcoin lúc đó khoảng 6.000 USD), cho mãi đến tận ngày nay.
"Sau khi trừ chi phí hóa đơn tiền điện cố định hàng tháng, 50 máy khai thác này đã mang về cho anh hơn 15.000 USD một tháng", anh nhớ lại.
Hiện tại, tâm lý yêu thích của giới chơi tiền ảo với bitcoin vẫn còn rất cao, nhưng khi nào thì "bong bóng khổng lồ" này sẽ vỡ đã trở thành một câu hỏi chung ám ảnh tâm trí mọi người. Đối với Xiaogu, người đã trải qua nhiều đợt "lên voi xuống chó", anh kiên quyết chọn cách rút tiền một cách thường xuyên và kịp thời, một chiến lược an toàn.
Chỉ cần 50 máy khai thác tiền ảo là đủ để ngồi không đếm tiền
Một mỏ đào tiền ảo bên sông ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ngoài các nhà đầu tư hoặc đầu cơ bitcoin, có một nhóm lớn những người kiếm sống dựa trên việc khai thác tiền ảo, tự nhận mình là "thợ mỏ". Việc sản xuất bitcoin đòi hỏi sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính và cực kỳ tiêu tốn điện năng, nhưng đây là một cơ hội làm giàu cho những người sở hữu hoặc có nguồn điện giá rẻ.
Được thúc đẩy bởi thị trường, thu nhập từ việc khai thác tiền ảo của các thợ mỏ đã tăng lên tương ứng, thúc đẩy nhu cầu về máy khai thác tăng đột biến. Các công ty khai thác lớn đã mua thêm ngày càng nhiều nhiều máy khai thác tiền ảo công suất cao, hy vọng sẽ tận dụng được giá tiền ảo cao ở hiện tại và việc độ khó khai thác ngày càng tăng. Về cơ bản, thu nhập từ khai thác dường như ổn định hơn so với việc mua đi bán lại.
Vào năm 2019, Xiaogu đã gia nhập hàng ngũ thợ mỏ.
Nhìn lại năm 2018, bitcoin đã giảm từ 17.157 USD mỗi đồng xuống còn tối thiểu 3.733 USD, mức giảm gần 80% và bị coi là sự cố lớn nhất trong lịch sử khi đó. Lúc này, chi phí khai thác vượt quá giá giao dịch bitcoin tại thời điểm đó, khiến một số chuyên gia đã xác định rằng bitcoin đang rơi vào "vòng xoáy tử thần" và công nghệ blockchain về cơ bản đang gặp phải những nút thắt trong quá trình phát triển. Toàn bộ năm 2019 sau đó có thể nói là một năm mà đồng tiền ảo này từ từ "phục hồi" sau quá trình lao dốc. Khi Xiaogu tham gia thị trường, bitcoin đã tăng trở lại xấp xỉ 10.000 USD.
"Vào đầu năm 2019, tôi đã trực tiếp đến xem mỏ khai thác ở Tứ Xuyên. Lúc đó, một người anh cả trong giới tiền tệ nói với tôi rằng: 'Bây giờ hãy mua tiền ảo và máy khai thác, rất có lãi". Vì vậy, tôi đã đặt mua 50 máy khai thác. Khi đó, máy khai thác nổi tiếng của hãng Bitmain là Antminer S19 có giá khoảng 1.500 USD mỗi chiếc. Nhưng nói chung máy khai thác nên được đặt trong mỏ vì bạn không thể đào ở nhà, không chỉ quá đắt mà còn rất ồn ào", anh chia sẻ.
Vào thời điểm đó, tỉnh Tứ Xuyên đã trở thành nơi tập trung các mỏ khai thác bitcoin nhiều nhất trên thế giới và chi phí điện chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Không tính đến việc tiết kiệm chi phí lắp đặt đường dây và sự tiện lợi khi sử dụng điện, hầu hết các mỏ bitcoin đều được xây dựng trực tiếp bên trong các trạm thủy điện. Tứ Xuyên là nơi rất giàu tài nguyên thủy điện và lượng điện thậm chí còn thặng dư trong mùa mưa. Các mỏ chủ yếu xây dựng ở sông Đại Độ ở Tứ Xuyên. Có người còn cứ 100 đồng bitcoin được khai thác trên thế giới thì 5 trong số đó được sản xuất ở quanh lưu vực con sông này.
Khi Xiaogu lần đầu tiên tham gia vào ngành khai thác tiền ảo, 50 máy khai thác của anh mỗi tháng có thể sẽ tiêu tốn tiền điện từ 6.000 đến 8.000 USD, nhưng cũng mang lại thu nhập ổn định tương ứng. Anh cho biết rằng khi đó, các thợ mỏ không quá lo sợ giá tiền ảo tăng giảm hay biến động, bởi chỉ cần tiếp tục khai thác là sẽ có lãi. Thứ họ sợ nhất khi đó là việc mất điện.
Vào tháng 5 hàng năm, Tứ Xuyên bước vào mùa mưa. Đối với các thợ đào bitcoin, đây là một cơ hội hiếm có. Nhưng trong lúc chuyển đổi từ mùa khô sang mùa mưa, các mỏ sẽ bị mất điện trong khoảng 10 ngày, một giai đoạn "đau đớn" không thể tránh khỏi.
Thị trường điên đảo trong năm 2020
Vào tháng 3/2020, do dịch bệnh COVID-19 càn quét toàn thế giới và gây ra một cú sốc lớn trên thị trường tài chính, trong tình trạng "khan hiếm đô la", các nhà đầu tư đã bán hết tài sản của họ để đổi lấy thanh khoản bằng USD, khiến cả vàng và bitcoin cũng bị vứt bỏ. Vào tối ngày 12/3/2020, bitcoin đã giảm mạnh gần 50%, từ mức gần 10.000 USD xuống mức tối thiểu là 3.800 USD. Vào thời điểm đó, thậm chí còn có ý kiến cho rằng Bitcoin có thể trở về con số không.
"Khi đó, tâm lý suy sụp, tài sản bị thu hẹp gần 2/3. Những người khai thác phải ký thỏa thuận cá cược với mỏ khai thác, tức là dù đồng tiền có giá bao nhiêu thì cũng phải đào. Vì vậy, khi giá bitcoin giảm xuống còn 3.800 đô USD, mỗi tháng tôi mất từ 3.000 đến 4.500 USD", Xiaogu cho biết.
Anh bị choáng ngợp cuối cùng đã chọn bán bitcoin ở mức giá thấp nhất vào tháng 3. Cho đến ngày nay, điện thoại di động của Xiaogu vẫn chứa những bức ảnh chụp màn hình mô tả sự sụp đổ của thị trường tiền ảo vào thời điểm đó. May mắn thay, anh ấy đã quay lại khi bitcoin tăng trở lại khoảng 6.000 USD trong hai tháng sau đó. Và cũng từ đó, giá bitcoin tiếp tục leo dốc như điên.
Khi bitcoin vượt qua mức 10.000 USD vào đầu tháng 10/2020, các nhà quan sát có thể nhận thấy dấu hiệu của các tổ chức lớn bắt đầu tham gia thị trường tiền ảo. Ví dụ, vào ngày 8/10, gã khổng lồ về thanh toán di động Square bất ngờ công bố khoản đầu tư 50 triệu USD vào Bitcoin; vào ngày 13/10, công ty quản lý tài sản Stone Ridge tiết lộ đã mua hơn 10.000 bitcoin, trị giá khoảng 114 triệu USD; vào ngày 22/10, nền tảng thanh toán xuyên biên giới lớn nhất thế giới PayPal thông báo sẽ cho phép người dùng mua, bán và nắm giữ tiền điện tử trên nền tảng này; vào ngày 27/10, ngân hàng DBS của Singapore thông báo sẽ cung cấp các giao dịch tiền kỹ thuật số được mã hóa.
Tuy nhiên, Xiaogu, người từng trải qua "vụ tai nạn" năm 2019, giờ đã tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Anh cho biết đã bán bitcoin của mình hai lần, ở mốc 14.000 USD và 27.000 USD. Đồng thời, lúc này có hai phương thức quyết toán lợi nhuận hàng tháng cho các mỏ. Một là quyết toán trực tiếp bằng tiền mặt sau khi trừ tiền điện định kỳ, hai là lấy tiền ảo và thanh toán tiền điện. Xiaogu đương nhiên chọn phương án đầu tiên.
Giờ đây, ngay cả những chuyên gia tiền tệ hàng đầu vẫn luôn nói rằng bitcoin là một quả bong bóng khổng lồ, nhưng không ai có thể nói khi nào bong bóng vỡ.
"Bây giờ, bạn bè trong giới của tôi nói rằng họ đang có kế hoạch thuê một chiếc du thuyền để chuẩn bị ăn mừng năm mới", Xiaogu cho biết. "Hiện tại, họ nói sẽ tiếp tục khai thác, nhưng sẽ không còn đầu cơ vào Bitcoin nữa. Tiền mặt đã rút kịp thời, giờ quay lại cổ phiếu có thể là một lựa chọn thiết thực hơn."
Bank of America Securities: "Bong bóng Bitcoin có thể sẽ là nguồn cơn của mọi bong bóng" Trước Bitcoin, đã có rất nhiều tài sản đạt mức tăng phần trăm ba chữ số trước khi sụp đổ. Giá bitcoin đã tăng 20% chỉ trong vỏn vẹn 5 ngày giao dịch vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua ngưỡng 40.000 USD vào cuối tuần này, đẩy tổng giá trị của toàn bộ thị trường tiền điện tử vượt...