Người phụ nữ giàu nhất thế giới qua đời ở tuổi 94
Người thừa kế tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng thế giới L’Oreal, phụ nữ giàu nhất thế giới với khoản tài sản ròng trị giá tới 40 tỷ USD đã qua đời ở tuổi 94.
Bà Liliane Bettencourt, người phụ nữ giàu nhất thế giới (Ảnh: AFP)
BBC đưa tin ngày 22/9, bà Liliane Bettencourt, người thừa kế tập đoàn mỹ phẩm L’Oreal đã qua đời ở tuổi 94 một cách yên bình sau một giấc ngủ, theo lời kể của gia đình bà. Bà hiện là người đứng thứ 14 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2017 do tạp chí Forbesbình chọn, đồng thời là người phụ nữ giàu có nhất với tổng tài sản 40 tỷ USD.
Bà đã rời khỏi Hội đồng quản trị tập đoàn L’Oreal từ năm 2012 và chọn cuộc sống ẩn dật không xuất hiện trước giới truyền thông. Nhưng sau khi tin đồn về chứng bệnh rối loạn trí nhớ, bà vẫn xuất hiện đều đặn trên các trang báo.
Video đang HOT
Trong thông báo, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty Jean-Paul Agon chia sẻ: “Chúng tôi luôn ngưỡng mộ sâu sắc đối với bà Liliane Bettencourt, người luôn quan tâm đến L’Oreal, các nhân viên. Bà luôn gắn bó với sự thành công và phát triển của công ty. Cá nhân bà đã đóng góp rất nhiều cho công ty nhiều năm qua. Một người phụ nữ tuyệt vời đã rời bỏ chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn nhớ đến bà”.
Bà Liliane Bettencourt là con gái duy nhất của ông Eugène Schueller người sáng lập tập đoàn L’Oreal , tập đoàn mỹ phẩm và làm đẹp lớn nhất thế giới. Bà chính thức tham gia vào L’Oreal khi mới chỉ 15 tuổi với cương vị một nhân viên pha chế mĩ phẩm tập sự và dán nhãn các chai dầu gội đầu.
Chính những trải nghiệm từ những vị trí thấp đã khiến bà Liliane Bettencourt có thêm kinh nghiệm khi tiếp quản và chèo lái tập đoàn mĩ phẩm này trở nên ngày càng lớn mạnh. Không chỉ thành đạt và giỏi giang bà còn là người phụ nữ có trái tim nhân hậu. Bà cùng các thành viên trong gia đình lập nên quỹ từ thiện mang tên chính mình để hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ các dự án nghiên cứu khoa học.
Theo Dân Trí
Kiếm tiền từ quỹ hưu trí 1.000 tỉ USD
Giá trị của quỹ hưu trí Na Uy ngang bằng với tổng sản phẩm nội địa của Mexico. Quỹ hưu trí chính phủ Na Uy lần đầu tiên đạt cột mốc 1.000 tỉ USD hôm 19-9, một phần nhờ giá cổ phiếu tăng và đồng USD yếu đi.
"Đạt đến 1.000 tỉ USD là một cột mốc và sự tăng trưởng của giá trị quỹ này trên thị trường đang gây ấn tượng mạnh. Tôi không nghĩ rằng có ai đó kỳ vọng quỹ có thể đạt mốc 1.000 tỉ USD khi đợt chuyển doanh thu dầu thô đầu tiên được thực hiện vào tháng 5-1996" - đài CNN trích dẫn thông báo của ông Yngve Slyngstad, giám đốc điều hành Ngân hàng Quản lý Đầu tư Norges, đơn vị quản lý quỹ này.
Theo trang Bloomberg, với giá trị hiện ngang bằng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mexico, quỹ hưu trí chính phủ Na Uy có thể gặp không ít thách thức trong việc tìm được thị trường đủ lớn để đầu tư. Kể từ tháng 1-1998, quỹ này có tỉ lệ lợi nhuận thường niên ấn tượng là 5,9%. Tỉ lệ này giảm xuống mức 4% nếu tính đến chi phí quản lý và lạm phát.
Năm 2016, tỉ lệ lợi nhuận là 6,9%, trị giá 57 tỉ USD. Năm nay, chỉ trong 2 quý đầu tiên, quỹ đã kiếm được 63 tỉ USD. Nếu chia đều số tiền 1.000 tỉ USD cho 5,2 triệu người dân Na Uy, mỗi người sẽ nhận được khoảng 190.000 USD. Số tiền này có thể còn nhiều hơn trong tương lai khi Oslo dự báo giá trị của quỹ tiếp tục tăng đến năm 2025 - khi đó dự kiến đạt 1.300 tỉ USD.
Nguồn thu từ dầu mỏ được rót vào quỹ hưu trí Na Uy Ảnh: NOROG
Na Uy có được ngân quỹ khổng lồ như nêu trên là do nguồn dầu mỏ dồi dào. Quốc gia này là nhà sản xuất dầu mỏ lớn và nguồn thu từ năng lượng được rót vào quỹ này để chi cho các khoản tiền hưu trí và những chi tiêu khác của chính phủ. Quỹ hưu trí Na Uy nằm trong số các nhà đầu tư chứng khoán lớn nhất thế giới khi sở hữu số cổ phần trị giá 667 tỉ USD của hơn 9.000 công ty khắp thế giới. Tính trung bình, quỹ này sở hữu 1,3% tài sản mỗi công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán thế giới.
Không có gì lạ khi cổ phiếu được quỹ nắm nhiều nhất là của các doanh nghiệp nổi tiếng như Apple, Nestle, Novartis, Microsoft, Alphabet, Facebook và Roche. Họ cũng sở hữu một số lượng lớn bất động sản, trong đó có cổ phần của những tòa nhà tọa lạc tại những địa chỉ "được thèm khát" nhất thế giới, như: Quảng trường Thời Đại ở TP New York - Mỹ, phố Regent ở London - Anh và đại lộ Champs Élysées ở Paris - Pháp.
Được Liên Hiệp Quốc đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất năm 2017, Na Uy có tuổi nghỉ hưu cao nhất: 67,75. Người lao động nước này nhận được tiền hưu trí dựa trên thu nhập nghề nghiệp trong độ tuổi 62-75. Ngoài ra, tất cả công dân Na Uy đều đủ tư cách nhận khoản tiền hưu trí bảo đảm của chính phủ bắt đầu ở tuổi 67, trong khi những người nhận tiền hưu trí dựa trên thu nhập sẽ có khoản hưu trí bảo đảm ít đi.
Trên thế giới có một vài quốc gia được xem là đối thủ của Na Uy về quy mô quỹ hưu trí. Chẳng hạn, quỹ đầu tư hưu trí chính phủ Nhật Bản được định giá 1.300 tỉ USD hồi cuối tháng 3 năm nay; dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là khoảng 3.000 tỉ USD. Ngoài ra, Công ty Quản lý đầu tư BlackRock (Mỹ) hiện quản lý số tài sản trị giá 5.700 tỉ USD. Với Tập đoàn Vanguard (Mỹ), con số này là 4.400 tỉ USD.
Trong khi đó, chương trình hưu trí của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - lại không có một vị thế lạc quan như thế. Theo trang Business Insider, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's gần đây phát hiện các chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang Mỹ thiếu 7.000 tỉ USD để chi cho các khoản tiền hưu trí trong thời gian sắp tới. Thêm vào đó, Mỹ còn thiếu 20.400 tỉ USD để hỗ trợ cho những người về hưu.
Theo Người lao động
Triều Tiên dọa thử bom nhiệt hạch "mạnh chưa từng có" ở Thái Bình Dương Khi đề cập tới tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un "đáp trả mạnh mẽ nhất" nhằm vào Mỹ, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cho biết, Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương, hãng tin Yonhap cho biết. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho (Ảnh: Reuters) "Đó có thể là...