Người phụ nữ “bỏ công bỏ của” chụp ảnh cưới cho người khuyết tật
Với người bình thường, chụp ảnh cưới đã không phải chuyện đơn giản khi phải lo từ trang phục, make up, thuê thợ ảnh đến kinh phí chụp ảnh hàng chục triệu đồng.
Và đối với người khuyết tật thì chụp ảnh cưới gần như là điều “xa xỉ” khi họ vừa không lo đủ kinh phí, vừa khó khăn trong việc di chuyển.
Hiểu được thiệt thòi đó, chị Trần Ngọc Trâm – sở hữu một phim trường chụp ảnh tại Bình Dương đã nảy ra ý tưởng chụp ảnh cưới miễn phí cho các cặp đôi khuyết tật.
Bộ ảnh cưới đẹp như mơ của cặp đôi khuyết tật may mắn.
Nghĩa cử cao đẹp của người phụ nữ có tâm hướng thiện
Đối tượng hướng đến là các cặp đôi khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực Bình Dương, kể cả các cô chú lớn tuổi sống với nhau nhưng chưa có ảnh cưới. Khi kết hôn ai cũng muốn mình có một bộ ảnh cưới thật đẹp nhưng những người khuyết tật lại không có điều kiện làm điều đó.
Hoạt động này ban đầu được sự đồng hành tổ chức thiện nguyện Hoa Nhân Ái, đã làm rất nhiều năm, những năm trước có đi xin quyên góp nhưng bị gián đoạn một thời gian. Nay với nỗ lực của chị Trâm, hoạt động này sẽ được xây dựng lại và chi phí do chị tài trợ, các nhiếp ảnh gia và make up cũng chung tay giúp đỡ một phần.
Chị Trâm (ngoài cùng bên phải) là người tài trợ chính cho dự án.
“ Đủ sức thì tự làm, không đủ sức thì kêu gọi mọi người xung quanh. Nhưng hiện nay hoạt động này do chị làm là chính cùng một số anh chị nhiếp ảnh gia và make up giúp sức thêm, phần chi phí chị tự lo“, chị Trâm cho biết.
Dự án cũng có sự giúp sức của các nhiếp ảnh gia và make up miễn phí.
Cặp đôi may mắn được ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp trong đời
Cặp đôi đầu tiên may mắn được lựa chọn khi dự án đi vào hoạt động là anh Nguyễn Minh Hậu (sinh năm 1984, quê quán TP. HCM) và chị Trương Bích Vân (sinh năm 1985, quê quán Tiền Giang). Cả hai anh chị bị mắc bệnh sốt bại liệt từ nhỏ nên hiện nay hai chân rất yếu, không thể di chuyển như người bình thường.
Hai anh chị là vận động viên lao, tạ, đĩa, thu nhập chẳng đáng là bao, chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống. Hơn nữa, từ đầu năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid nên hai anh chị không có thu nhập, cuộc sống càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
Anh Hậu và chị Vân là cặp đôi may mắn đầu tiên được dự án lựa chọn.
Sau thời gian yêu và tìm hiểu, hai anh chị quyết định tiến tới hôn nhân nhưng chi phí để có bộ ảnh kỷ niệm là quá sức đối với hai anh chị. Rất may là hai anh chị đã gặp được chị Trâm, được chị Trâm ngỏ ý giúp đỡ và kêu gọi để giúp anh chị ghi lại dấu ấn trong ngày trọng đại của cuộc đời mình.
Mong muốn được lan tỏa đến cộng đồng
Hiện chương trình mới chỉ thực hiện ở Bình Dương do chị Trâm sinh sống và làm việc tại đây. Khi có người khuyết tật đến xin chụp ảnh, chị sẽ đến tận nơi xác minh hoàn cảnh của họ. Chị cũng nói: “ Chị tin từ cảm nhận, từ cái tâm của mình, nếu không khó khăn thì chẳng ai muốn đi xin như vậy“.
Nhờ chị Trâm mà các cặp đôi khuyết tật sẽ được thực hiện ước mơ chụp ảnh cưới của mình.
Chị Trâm cũng nói rằng không muốn viết nhiều về mình mà chỉ muốn mọi người lan tỏa hoạt động này ra cộng đồng. Chị Trâm chia sẻ thêm: “ Đây là tâm nguyện của chị, do chị cảm thông trước những hoàn cảnh khó khăn nên muốn duy trì mãi hoạt động này“.
Những “tấm lòng vàng” của dự án thiện nguyện ý nghĩa.
Những dự án ý nghĩa như thế này rất cần sự chung tay của cả cộng đồng để lan tỏa mạnh hơn, xa hơn và tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn nữa. Rất mong những người làm dự án thiện nguyện như chị Trâm sẽ được nhân rộng, để những người khuyết tật được giúp đỡ và luôn hạnh phúc trong ngày vui của mình.
Tham gia ngay group Việt Nam Ơi! để đọc thêm những câu chuyện hay về lòng nhân ái của con người Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc bạn nhé!
Nguồn ảnh: Trâm Ngọc Trần
Chuyện tình đẹp như mơ của cặp đôi khuyết tật: Đôi chân không lành lặn nhưng vẫn đưa em đi khắp Việt Nam
'Có thể chúng ta sẽ chậm hơn những cặp đôi bình thường khác, nhưng anh sẽ không bao giờ để em phải đặt dấu chấm hết cho hành trình của những chuyến đi' - chàng trai khuyết tật nói với vợ mình.
Trong cuộc sống, để tìm được một nửa hoàn hảo của mình là rất khó khăn và với những người khuyết tật thì điều đó càng khó hơn nữa. Tuy nhiên, một cặp đôi tại Đồng Nai đã khiến nhiều người ngưỡng mộ khi tìm thấy nhau bất chấp những khiếm khuyết của bản thân và có một kết thúc đẹp như cổ tích.
Cặp đôi được nhắc đến trong câu chuyện tình yêu cổ tích là chị Hồ Thị Huyền Trang (SN 1988) và anh Lê Hồng Phong (SN 1985). Tình yêu của họ bắt đầu bằng những chuyến đi, gắn bó với những cung đường trên khắp đất nước Việt Nam.
Cặp đôi khuyết tật Hồng Phong và Huyền Trang.
Chị Trang quen anh Phong trong một buổi gặp gỡ của hội người khuyết tật ở Hà Nội. Trước đó, kể từ lúc mất khả năng đi lại, chị không hề nghĩ đến ngày mình được mặc váy cưới, sánh vai cùng một người đàn ông trong hôn lễ trọng đại.
Theo cảm nhận của chị Trang, anh Phong là người hiền lành. Tình cờ được xếp đi cùng nhóm trong nhiều chặng đường trong chuyến đi, chị chưa bao giờ thấy anh nói lời nặng với bất cứ ai, đối xử với mọi người đều chân thành, cởi mở.
Ấn tượng đầu tiên về anh Phong sẽ mãi chỉ dừng lại đến thế nếu không phải có một ngày anh theo một người bạn đồng hương về quê chị Trang chơi. Hai người lúc này mới có nhiều cơ hội để tiếp xúc hơn, dần dà nảy sinh cảm mến.
Cả hai quen nhau trong Hội người khuyết tật ở Hà Nội và nên duyên vợ chồng.
Chị Trang, anh Phong đều không phải là những người khuyết tật bẩm sinh mà mất đi đôi chân do tai nạn xe máy. Hai người có hoàn cảnh giống nhau nên dễ dàng tìm được mạch cảm xúc chung. Cả hai tìm đến, nương tựa vào nhau như tìm đến những bệ đỡ tinh thần, chia sẻ cho nhau những cảm xúc riêng mà người thứ 3 khó lòng hiểu được.
'Anh về quê thăm mình nhiều hơn, lần sau lâu hơn lần trước, nhưng những khó khăn của một tình yêu giữa hai người khuyết tật luôn như một bức tường vững chắc khiến cả hai chẳng thể mở lời nói tiếng yêu. Lâu dần thì hai gia đình biết chuyện, chính nhờ hậu thuẫn to lớn này mà bọn mình mới chính thức xác định mối quan hệ với nhau', chị Trang cho hay.
Trước kia, chị Trang từng là một phượt thủ ưa thích chinh phục các con đường. Tuy nhiên sau một tai nạn, chị không bao giờ dám ngồi lên xe nữa. Tuy nhiên bằng chính chiếc xe ba bánh của mình, anh Phong đã giúp chị đủ can đảm viết tiếp những trang còn đang dang dở trên hành trình mà chị chưa kịp đặt chân đến.
Đánh dấu chuyến đi đầu tiên của cả hai, anh Phong đưa chị Trang đến Hồ Cốc (Bà Rịa Vũng Tàu) và từ đó hai người khuyết tật rong ruổi cùng nhau đi khắp Việt Nam.
'Trên quãng đường đi cũng có những ánh mắt người đời kỳ thị, nhưng lòng tốt của người Việt mình thì vẫn nhiều hơn cả. Mọi người đối xử với bọn mình thật lòng và đầy tôn trọng, thậm chí nhiều lần mình muốn bật khóc', chị Trang tâm sự.
Sau Hồ Cốc là Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bến Tre, Phú Quốc và mới đây nhất là chuyến đi 11 ngày tới Phan Thiết - Mũi Né - Đà Lạt - Nha Trang - Phú Yên - Quy Nhơn- Gia Lai - Đăk Lăk - Bình Phước, cặp đôi đã cùng nhau nắm tay khám phá vẻ đẹp khắp Việt Nam.
Những món ăn địa phương ngon, những cảm xúc choáng ngợp trước thiên nhiên hay phút giây bình yên bên cạnh người thương là kỷ niệm vô giá mà có lẽ cả chị Trang và anh Phong đều không bao giờ quên được.
Cặp đôi khuyết tật rong ruổi trên mọi nẻo đường.
Anh Phong có nói một câu khiến chị Trang nhớ mãi, câu nói khiến người phụ nữ khuyết tật biết mình đã tìm được người đàn ông của cuộc đời: 'Có thể chúng ta sẽ chậm hơn những cặp đôi bình thường khác, nhưng anh sẽ không bao giờ để em phải đặt dấu chấm hết cho hành trình của những chuyến đi'.
Thanh niên đi đám cưới bối rối trước cả rừng ảnh của cô dâu chú rể Một trong những điều được quan tâm nhất ở hôn lễ chính là ảnh cưới của cô dâu chú rể. Thông thường, các cặp đôi sẽ chọn ra khoảng hai hình ảnh đẹp nhất bày trước cổng để quan khách có thể ngắm nhìn những hình ảnh đáng nhớ nhất trong đời mình. Thế nhưng nếu cảm thấy tấm ảnh nào cũng đẹp,...