Người phụ nữ bị chuột cắn chảy máu tay
Người phụ nữ bị chuột bò lên giường cắn chảy máu tay khi đang ngủ. Bác sĩ khuyên chị nên đi tiêm ngừa một số loại bệnh.
Ngày 27/1, chị T.N.D. (30 tuổi, ngụ phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nhờ bác sĩ địa phương tư vấn hướng xử lý về chuyện bị chuột cắn khi đang ngủ.
Chị D. cho biết nhà có nhiều chuột cắn phá vào ban đêm. Khuya 26/1, khi đang ngủ chị có cảm giác rất đau ở đầu một ngón tay. Giật mình thức giấc, chị D. bật đèn kiểm tra thì thấy một chú chuột nhắt nhảy từ giường xuống gạch. Tay chị D. bị chảy máu một ngón.
Video đang HOT
Vết thương trên tay chị D. do bị chuột cắn. Ảnh: Việt Tường.
Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết chị D. gặp bác sĩ tư vấn để tiêm vaccine ngừa bệnh là hợp lý. Bởi chuột cắn có thể gây ra bệnh uốn ván. Đây là bệnh do trực khuẩn clostridium tetani gây nên.
Ngoài ra, người bị chuột cắn có thể lây nhiễm Hanta virus. Virus này do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chúng. Người bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời.
Sản phụ mang song thai bị dây rốn bám màng hiếm gặp
Sản phụ 31 tuổi ở Hậu Giang mang song thai bị dây rốn bám màng nguy hiểm tính mạng mẹ và thai nhi.
Sáng 22/1, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một sản phụ mang song thai bị suy thai do dây rốn bám màng.
Bác sĩ thăm khám cho sản phụ và hai bé sơ sinh
Hôm 18/1, sản phụ N.T.H (31 tuổi, ngụ Hậu Giang) được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau bụng, song thai 37 tuần, tăng huyết áp.
Sản phụ H. có tiền sử sinh mổ lần hai, kèm bệnh lý tăng huyết áp đang điều trị. Khi nhập viện, sản phụ này có biểu hiện suy thai, kèm nguy cơ tiền sản giật...
Qua hội chẩn, bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp lấy thai. Sau 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã đón hai bé gái nặng 2,2 kg và 2,1 kg. Hai bé đã được chuyển về phòng sơ sinh để được chăm sóc tích cực.
Bác sĩ cho biết, sản phụ này có một dây rốn bám màng. Hiện, sản phụ tỉnh, da niêm hồng, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô. Hai bé hồng hào, bú tốt.
Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Đức Tâm, Phó Khoa sản cho biết, dây rốn bám màng là tình trạng bất thường về dây rốn hiếm gặp, có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ và thai nhi.
"Dây rốn bám màng là biến chứng thai nghén nguy hiểm. Tình trạng này sẽ cản trở hấp thu thức ăn nuôi dưỡng thai nhi, gây ra suy dinh dưỡng bào thai, sinh non hay thai lưu bất cứ lúc nào.
Đặc biệt trong giai đoạn chuyển dạ, những cơn gò tử cung có thể làm rách màng ối, đứt dây nhau và cắt đứt nguồn máu nuôi thai khiến thai bị ngạt, mất tim thai đột ngột khi vẫn còn trong bụng mẹ", bác sĩ Tâm nói.
Thành quả tiêm chủng mở rộng: Khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm Việt Nam tiếp tục không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại trong năm 2020 và là năm thứ 20 Việt Nam bảo vệ thành công thanh toán bệnh bại liệt. Tiêm chủng vắcxin cho trẻ nhỏ. (Ảnh: TTXVN/Vietnamplus) Thời gian qua, công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ. Dự án...