Người Nhật đi du lịch nước ngoài kiểu kì quặc vì COVID-19
Trong khi hàng không quốc tế điêu đứng vì COVID-19, loại hình du lịch qua công nghệ thực tế ảo tại Nhật Bản nở rộ.
Katsuo Inoue, một doanh nhân Nhật Bản, chọn Ý là điểm đến cho kì nghỉ mùa hè. Ông thích ngồi hạng thương gia và đắm chìm trong vẻ đẹp của thành phố Florence và Rome – mà không cần rời Tokyo.
Inoue, 56 tuổi, cùng vợ mình “bay” trong vai trò hành khách hàng công ty giải trí Tokyo First Airlines. First Airlines là một trong những công ty đang muốn tận dụng thị trường du lịch thực tế ảo đang ngày càng phát triển do nhiều người không thể đi du lịch vì đại dịch COVID-19.
“Tôi thường đi công tác nước ngoài nhưng chưa đến Ý,” Katsuo Inoue chia sẻ với Reuters. “Ấn tượng của tôi rất tốt vì tôi có cảm giác như mình thực sự thấy cảnh vật ở đó.”
Trong chương trình của First Airlines, những hành khách sẽ ngồi trên mặt đất trong một chiếc ghế mô phỏng trải nghiệm của cabin hàng không hạn nhất. Họ cũng được phục vụ đồ ăn và thức uống. Ở bên cạnh, hành khách được thấy những màn hình hiển thị cảnh vật bên ngoài là những đám mây, giống hệt như trong một chuyến bay thực tế. Cùng thời điểm, những chiếc kính thực tế ảo mang đến cho người dùng cơ hội ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới như Paris, New York, Rome hay Hawaii.
Video đang HOT
Ở thời điểm hiện tại, COVID-19 đang khiến du lịch quốc tế từ Nhật Bản gần như ngưng trệ. ANA Holdings, hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, cho biết số lượng hành khách dùng dịch vụ của hãng di chuyển tới nước ngoài đã giảm tới 96% trong tháng 6.
Cùng thời điểm, Hiệp hội Hàng không Quốc tế IATA dự đoán rằng có thể phải tới năm 2024 thì di chuyển trên toàn cầu mới hồi phục trở lại. Trong khi đó, những công ty du lịch ảo như First Airlines đón nhận lượng đặt hàng tăng khoảng 50% kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Dịch Covid-19 làm bạn trẻ 'sống khác'
Gần 3 tháng sống trong bối cảnh dịch Covid-19 lan khắp toàn cầu, hơn nửa tháng 'ở yên một chỗ' thực hiện cách ly xã hội, nhiều bạn trẻ đã nhận ra mình đang dần thay đổi cách suy nghĩ, đang dần 'sống khác'.
Các bạn trẻ cúi đầu cảm ơn chú bộ đội (mặc đồ bảo hộ) tại khu cách ly - THÚY HUYỀN
Biết lo xa và tiết kiệm hơn
Là một cô gái hiện đại, lại đang làm việc tại một tập đoàn quốc tế về giáo dục có trụ sở tại TP.HCM với thu nhập hằng tháng khá cao nên Hoàng Mai Anh cũng có nhu cầu tương đối cao trong cuộc sống. Sở thích của Mai Anh là mua sắm, ăn uống và đi du lịch. Mỗi năm Mai Anh đi ít nhất một chuyến du lịch nước ngoài và vài chuyến đi biển trong nước. Số tiền dành cho việc "xê dịch" và shopping, ăn uống ở nhà hàng của Mai Anh hằng năm không dưới 200 triệu đồng.
"Thế nhưng 3 tháng qua mọi hoạt động, trong đó có giáo dục, bị ngưng trệ và ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Cũng chưa biết khi nào mọi thứ mới bình thường trở lại như trước. Hơn 3 tuần làm việc tại nhà, đọc tin tức về dịch bệnh trong nước và thế giới cùng với sự tác động lớn lao của nó đến kinh tế, giáo dục..., mình chợt nhận ra thời gian qua mình sống hơi "vội". Kiếm được bao nhiêu tiền mình chỉ thích đi mua sắm, đi chơi và nghĩ rằng tuổi trẻ phải vậy, tiêu hết thì còn sức trẻ mình lại kiếm ra thôi mà. Hôm trước ngồi kiểm tra lại tài khoản, giật mình tính toán, nếu dịch bệnh kéo dài, thu nhập giảm, thậm chí tình huống xấu nhất là thất nghiệp, mình sẽ sống kiểu gì đây", Mai Anh chia sẻ.
Những ngày đầu làm việc ở nhà, Mai Anh cảm thấy khá bứt rứt khi những nhu cầu quen thuộc không được thỏa mãn. Tuy nhiên, sau một tuần cô cảm thấy dần thích nghi. Mai Anh kể: "Mình nhận thấy, hóa ra không đi du lịch, không ăn uống ở nhà hàng, không mặc quần áo đẹp thì mình cũng vẫn... sống được đó thôi. Không những thế, mình còn cảm thấy may mắn vì còn có sức khỏe và một công việc để duy trì. Nghĩ đến những người thiếu may mắn hơn khi bị thất nghiệp, thời gian dài không có thu nhập trong khi dịch bệnh không thể kiếm việc, mình thấy cần phải sống khác đi. Sau này có lẽ mình sẽ sử dụng đồng tiền một cách hợp lý hơn, nghĩ xa hơn".
Những ngày này, Lê Mộc Miên (làm việc tại Tập đoàn Navigos tại TP.HCM) cũng suy nghĩ đến việc thay đổi "cách tiêu tiền". Miên bày tỏ: "Dịch Covid-19 làm ngưng trệ mọi hoạt động. Chưa bao giờ tình huống người có chuyên môn cao hay sự nghiệp tốt cũng bị đe dọa đến tài chính, thu nhập như hiện nay. Hầu như mọi người đều lo lắng không biết khi nào đến lượt công ty mình sẽ giảm nhân sự hay cắt giảm lương nếu dịch kéo dài. Mấy ngày qua, em đã hiểu vì sao ba mẹ vẫn dặn con cái phải chuẩn bị cho các tình huống như thất nghiệp, đau ốm... Hồi xưa em vẫn nghĩ tiền tiêu hết thì lại kiếm ra. Còn nếu bị nghỉ việc thì mình sẽ làm bất cứ việc nào khác để nuôi sống bản thân. Nhưng trải nghiệm về Covid-19 khiến em thay đổi. Phải có tài chính an toàn thì mới dễ dàng vượt qua được các tình huống xấu như dịch bệnh, đau ốm, thất nghiệp. Vì thế, từ nay chắc em sẽ phải tiết kiệm thôi".
Các y bác sĩ, các anh bộ đội, công an, tình nguyện viên đang vất vả ngày đêm ở các bệnh viện, khu cách ly để chữa khỏi cho hàng trăm ca bệnh và giảm rất nhiều ca nhiễm mới. Mình nên biết trân trọng, sẻ chia và sống tích cực hơn
Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn
Miên cho biết sau này khi có con, Miên sẽ dạy con phải tiết kiệm vì khi vững vàng về tài chính mới có thể chủ động hoàn toàn trong cuộc sống.
Sống tích cực và biết trân trọng, sẻ chia
Từng có những lúc thấy chán nản, bức bối vì phải ở nhà suốt thời gian dài, Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, thổ lộ: "Cách ly xã hội khiến mình phải dừng lại một số thói quen, nên mấy ngày đầu cảm thấy rất khó chịu. Nhưng rồi đọc báo thấy có những quốc gia có số tử vong vì dịch Covid-19 lên tới hàng ngàn người, trong khi ở Việt Nam, mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát. Các y bác sĩ, các anh bộ đội, công an, tình nguyện viên cũng đang vất vả ngày đêm ở các bệnh viện, khu cách ly để chữa khỏi cho hàng trăm ca bệnh và giảm rất nhiều ca nhiễm mới. Rõ ràng mình đang thụ hưởng những ngày bình an, thoải mái hơn rất nhiều người khác, thì đúng ra nên biết trân trọng, sẻ chia và sống tích cực hơn mới phải".
Nam nhận ra chỉ cần có sức khỏe là có thể làm được mọi thứ dù khó khăn thế nào. "Trước đây mình nghĩ cứ phải chạy một vòng ở công viên mới là tập thể dục, đến trung tâm gym mới là tập gym. Những ngày cách ly xã hội, mình đã... chạy vòng quanh nhà, chỉ là chạy làm nhiều lần, cũng là tập thể dục vậy. Thay vì nâng tạ, mình đã nâng... em trai của mình, cũng là tập gym vậy. Không gặp gỡ được bạn bè, thì thường xuyên kết nối qua mạng, gọi điện, nhắn tin chia sẻ mọi chuyện. Mọi thứ đều có thể thực hiện và chẳng có gì khó khăn nếu luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan", Nam chia sẻ.
Còn Nguyễn Thu Hương, quê Đắk Lắk, sinh viên năm cuối Khoa Luật kinh tế, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng cho rằng dịch Covid-19 cũng làm mình "nhận ra một vài thứ" mà thứ quan trọng nhất là muốn sống khỏe, sống tốt thì trước tiên mọi suy nghĩ, tư duy phải tích cực. Hương tập làm quen với việc mỗi sáng thay vì dậy sớm chuẩn bị đến trường, đi làm thêm, thì nay dậy sớm để học trên mạng những bài tập mới và làm công việc tại nhà. Thời gian này Hương thích ngồi viết những dòng cảm nhận về cuộc sống, thấy mình quan sát và cảm nhận được nhiều hơn.
"Em cũng tập quen với việc mỗi ngày tập thể dục trên sân thượng thay vì ra công viên hay phòng gym, không có đủ dụng cụ thì tập những bài tập không cần dụng cụ. Em còn lên kế hoạch cho những ngày sắp tới khi không còn cách ly xã hội, như triển khai dự án mới, gặp gỡ bạn bè, về nhà thăm ba mẹ...", Hương cho biết thêm.
Đối với Lê Mộc Miên, việc "ở yên một chỗ" vừa rồi khiến cô cảm thấy trân trọng hơn những giây phút mà người thân, bạn bè, đồng nghiệp, ở bên nhau.
"Thông thường khi gặp nhau quá dễ dàng, chỉ cần nhắn một tiếng là có thể tụ tập, thì người ta lại không thấy trân trọng những cuộc gặp đó. Ngồi với nhau mà ai cũng ôm một chiếc điện thoại mà chẳng chịu giao tiếp. Chỉ đến khi muốn gặp nhau cũng không thể gặp như thời gian cách ly xã hội do dịch Covid-19, mới thấy trân quý hơn sự hiện diện của nhau trong mỗi lần gặp gỡ. Vì thế khi có cơ hội ở bên nhau, chúng ta hãy nói chuyện, giao tiếp, chia sẻ với nhau một cách tích cực hơn", Mộc Miên nêu cảm nhận.
Mỹ Quyên
Phát sốt với cực phẩm mẹ chồng 'nhà người ta' khiến hội chị em muốn lấy chồng ngay và luôn 'Mẹ chồng - nàng dâu' là cụm từ khiến nhiều người sợ hãi khi nhắc đến, bởi những giai thoại về cuộc chiến này còn 'cao hơn cả núi, dài hơn cả sông'. Đấy cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều chị em cảm thấy e dè trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Những câu chuyện về mối...