Người Nhật dạy con quản lý tài chính rất sớm
Trẻ được học quản lý tài chính cá nhân càng sớm càng sử dụng đồng tiền thông minh, tương lai sẽ không bị lúng túng vì thiếu tiền.
Ngày nay, khả năng quản lý tài chính cá nhân ngày càng phát huy hiệu quả trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khái niệm về tiền bạc, quản lý tài chính của một người được hình thành từ khi còn nhỏ. Do đó, cha mẹ nên trau dồi cho con mình hình thành khái niệm tiền bạc tốt và phương pháp quản lý tài chính ngay từ khi còn nhỏ.
Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.
Nhận biết mệnh giá đồng tiền
Dạy trẻ cách nhận biết đồng tiền là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc dạy trẻ cách quản lý tài chính. Để dạy con nhận biết mệnh giá đồng tiền, những người mẹ Nhật Bản đã chuẩn bị tiền giấy và tiền xu với nhiều mệnh giá khác nhau, kể về nguồn gốc của tiền và dạy chúng phân biệt các mệnh giá bằng các kích cỡ và màu sắc khác nhau. Ngoài ra, họ cũng chuẩn bị một số trò chơi vui nhộn để giúp trẻ ghi nhớ mệnh giá tiền.
Để đứa trẻ học cách trả tiền khi đi chợ
Sau khi nhận biết được các mệnh giá tiền, những người mẹ Nhật sẽ dạy trẻ học cách tiêu tiền. Khi gia đình cần mua những nhu yếu phẩm hàng ngày như muối và nước tương, mẹ có thể đưa tiền cho trẻ và yêu cầu chúng trả tiền. Tạo cho trẻ nhiều cơ hội tự chi trả trong cuộc sống, để trẻ hiểu sâu và ghi nhớ việc sử dụng đồng tiền trong thực tế.
Học cách tích lũy và tiết kiệm
Theo người Nhật, bạn nên thường xuyên cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt theo một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chuẩn bị một con heo đất cho trẻ và khuyến khích chúng để một ít tiền tiêu vặt vào heo đất. Sau một thời gian, trẻ sẽ hình thành thói quen tích lũy và tiết kiệm tiền cho một mục tiêu nào đó, dù đó chỉ là những mục tiêu trẻ con như như mua đồ chơi, quần áo…
Dạy con học cách ghi chép chi tiêu
Video đang HOT
Theo người Nhật, việc ghi chép chi tiêu rất hữu ích để phát triển thói quen tài chính và nó cũng cho phép cha mẹ hiểu chi tiêu của con cái họ. Cha mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ một cuốn sổ tài chính để ghi chép thu chi, để trẻ hình thành thói quen quản lý tài chính tốt ngay từ khi còn nhỏ, vừa học cách tính toán, vừa có thể tự quản lý tiền bạc.
Sau khi trẻ học cách ghi sổ thành thạo, cha mẹ còn có thể cho trẻ tham gia quản lý tài chính và kế hoạch tiêu dùng hàng ngày của gia đình, cùng bố mẹ ghi chép thu chi của gia đình và thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính.
Thiết lập tài khoản tiết kiệm riêng từ khi còn nhỏ
Với nền tảng đầu tiên trong việc tiết kiệm là heo đất, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của ngân hàng. Lúc này, bạn có thể dạy con về ngân hàng để khai sáng đầu tư.
Cha mẹ Nhật Bản dạy con phải làm gì với tiền trong ngân hàng, để đứa trẻ hiểu sơ bộ về ngân hàng. Họ cũng lập một tài khoản riêng cho trẻ, cho phép đứa trẻ chuyển tiền từ heo đất sang thẻ ngân hàng. Cho trẻ biết về vai trò của các sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm và quản lý tài sản khác nhau, để nâng cao nhận thức của trẻ em về đầu tư và quản lý tài sản.
Cách giáo dục con cái về quản lý tài chính của người Nhật rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Chúng ta có thể áp dụng kết hợp với tình hình thực tế của chính gia đình mình, để trẻ có thể tiếp xúc với tiền và học cách tiêu tiền ngay từ khi còn nhỏ. Việc trau dồi các quan niệm và giá trị quản lý tài chính đúng đắn sẽ làm phong phú kiến thức và kỹ năng của trẻ!
Người có EQ cao sở hữu 5 quy tắc sống đơn giản
Người có chỉ số EQ cao thường có được những lợi thế nhất định trong công việc và cuộc sống.
Họ có những quy tắc sống để không bao giờ đưa mình vào tình huống khó xử.
Bạn có thể sử dụng những quy tắc này ở nơi làm việc và ở nhà để tránh rơi vào tình huống không mong muốn. Và khi rơi vào những tình huống khó xử, các quy tắc này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp. Bên cạnh đó sử dụng 5 quy tắc dưới đây còn giúp bạn hiểu và quản lý tốt cảm xúc của mình và người đối diện.
1. Quy tắc "cá heo xanh" để kiểm soát suy nghĩ tích cực
Trong tâm lý học, thuật ngữ "con gấu trắng" nhằm chỉ ra rằng khi càng cố kìm nén những suy nghĩ nhất định thì bạn sẽ càng tăng tần suất xuất hiện chúng trong tâm trí mình. Khái niệm này được lấy trong một tác phẩm của nhà văn người Nga Fyodor Dostoevsky. "Hãy thử làm việc này xem: Dù cố không tưởng tượng ra con gấu bắc cực, nó lại càng xuất hiện nhiều hơn từng phút từng giây".
Mỗi người vốn dĩ đều có "con gấu trắng" của riêng mình. Ở đây "con gấu trắng" có thể hiểu là cảm xúc lo lắng bồn chồn trước một cuộc họp. Hay khi mong muốn mua một thứ gì đó đắt đỏ nhưng càng làm ngơ bạn lại càng muốn sở hữu.
Như vậy, bạn phải xử lý "con gấu trắng" đó như thế nào? Câu trả lời là bạn cần một "cá heo xanh". "Cá heo xanh" là một suy nghĩ thay thế, thứ mà giúp bạn chuyển sự tập trung của mình sang khi "con gấu trắng" xuất hiện trong tâm trí.
Nếu "con gấu trắng" là nỗi lo trước mỗi bài thuyết trình hay phát biểu trước công chúng, bạn có thể thay thế nó bằng một "con cá heo xanh" với sự tự nhủ: Mình rất phấn khích khi làm việc này. Đây là cách giúp bạn chuyển những tiêu cực tiềm ẩn thành giá trị tích cực.
2. Quy tắc của sự im lặng khi rơi vào tình huống khó xử
Khi đối mặt với các câu hỏi thách thức, thay vì trả lời ngay lập tức, bạn dừng lại vài giây và suy nghĩ sâu sắc về nội dung muốn nói.
Bạn có thể dành 5, 10 thậm chí là 15 giây (hoặc lâu hơn) trước khi đưa ra phản hồi. Nếu không quen làm điều này, bạn có thể cảm thấy lúng túng ở những lần đầu. Song quy tắc này là công cụ tuyệt vời của tư duy phản biện.
Khi đối mặt với câu hỏi thách thức, bạn sẽ rất dễ mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến nói điều không thực sự muốn nói. Dừng lại một chút trước khi trả lời, bạn sẽ kiểm soát được tình hình. Bạn cho mình thời gian để có những suy nghĩ thấu đáo mọi thứ. Đồng thời bạn tăng cường sự tự tin cho mình và chắc chắn về những gì muốn nói.
3. Quy tắc phạm vi
Mọi người đều muốn làm việc lớn nhưng không nhiều người hiểu được những gì cần thiết để làm được việc đó. Đó là lý do giải thích tại sao những ý tưởng hay không có nhiều và người hay công ty có thể thực hiện được ý tưởng đó lại rất ít.
Thuật ngữ "phạm vi" được sử dụng để mô tả chi tiết những gì liên quan đến thời gian, công sức và sự nỗ lực để hoàn thiện công việc. Như bạn có thể tưởng tượng cho dù làm việc trên một dự án phức tạp hay đơn giản, việc xác định phạm vi rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và công việc trở nên suôn sẻ.
4. Quy tắc viên kim cương
Không ai thích bị phê bình nhưng tất cả chúng ta đều cần nó. Bởi đây là cách tốt nhất để học hỏi và phát triển. Trong cuốn sách của Justin Bariso - EQ Applied: The Real-World Guide to Emotional Intelligence", ông đã so sánh phản hồi tiêu cực với một viên kim cương thô mới được khai thác. Nhìn bề ngoài, bạn sẽ thấy đó chỉ là một viên đá thô ráp, xù xì. Nhưng nếu được mài giũa, đánh bóng, viên đá xấu xí đó sẽ trở nên vô giá.
Lời phê bình cũng giống như một viên kim cương chưa được đánh bóng: Thật xấu xí. Nhưng giống như người thợ cắt kim cương chuyên nghiệp có thể biến hòn đá thô ráp, chưa được đánh bóng thành một thứ gì đó đẹp đẽ, bạn cũng có thể học cách chắt lọc lợi ích từ những lời chỉ trích khó nghe.
Đối với hầu hết chúng ta, bất cứ lời phê bình nào cũng thường được mặc định gắn nhãn là sự chỉ trích mà người khác sử dụng để công kích cá nhân. Chúng ta phản ứng lại bằng cách tự thu mình lại, hoặc tìm cách hạ bệ lại người phê bình. Điều đó dẫn đến việc bạn đóng cửa tâm trí và bỏ qua những gì người khác nói.
Nhưng có một vấn đề mà bạn ít khi thừa nhận: Sự chỉ trích thường bắt nguồn từ sự thật. Chỉ vì bạn thông minh và chăm chỉ không có nghĩa là bạn không bao giờ mắc lỗi. Bạn có thể cảm thấy thật tệ nếu ai đó nhìn thấy và nhắc nhở bạn đang bị tuột dây giày hay cúc áo bị lệch. Nhưng chẳng phải nhờ những lời góp ý chân thật đó mà bạn có thể nhìn lại bản thân trước khi bước vào cuộc họp hay gặp gỡ một đối tác quan trọng?
Tất nhiên, cũng có một số người quanh ta sẽ đưa ra những lời chỉ trích thẳng thừng, thiếu tế nhị. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, lời chỉ trích cũng vẫn có giá trị - bởi vì nó giúp bạn nhìn thấy hành động của mình thông qua một góc nhìn khác khách quan hơn. Từ đó bạn có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực chung.
5. Quy tắc làm mới
Điều này có liên quan đến việc dành thời gian để khẳng định lại mục tiêu, giá trị và nguyên tắc bạn cần thực hiện - thậm chí là liệt kê bằng văn bản. Sau đó đưa chúng trở thành trung tâm để giúp tập trung suy nghĩ và cảm xúc.
Điều này là cần thiết bởi chúng ta đang bị bao quanh bởi quá nhiều công việc. Bằng cách dành thời gian cần thiết để khẳng định lại những mục tiêu, viết ra điều quan trọng, bạn sẽ đưa suy nghĩ của mình trở lại trung tâm. Và tâm lý học dạy chúng ta rằng việc kiểm soát suy nghĩ cho phép kiểm soát cảm xúc của mình.
Cả nước đang thiếu 101.745 giáo viên Năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người. Trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động...