Người Nga từ bỏ đồng USD, euro, chuyển sang cất trữ nhân dân tệ
Số lượng tài khoản bằng đồng nhân dân tệ mở mới tại các ngân hàng Nga tăng mạnh trong bối cảnh Mỹ và phương Tây siết chặt trừng phạt nhằm vào Moskva.
Doanh nghiệp và người dân Nga quan tâm nhiều hơn đến thanh toán, gửi tiết kiệm bằng đồng nhân dân tệ. Ảnh: Reuters
Kết quả khảo sát do tờ “Thương nhân” (Kommersant) công bố cho thấy các ngân hàng tại Nga ghi nhận xu hướng gia tăng mạnh tài khoản bằng đồng nhân dân tệ được mở mới trong tháng 3 vừa qua. Người dân Nga đang chủ động chuyển đổi nguồn ngoại tệ dự trữ bằng USD, euro sang đồng nhân dân tệ.
Tại ngân hàng Tinkoff Bank, số lượng tài khoản tiền gửi bằng đồng nhân dân tệ tăng 8 lần. Tỉ lệ này ở Ngân hàng MTS và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Ural lần lượt là 4 lần và 3,5 lần.
Ngân hàng Tinkoff Bank cũng cho biết nhiều công ty bán buôn cũng đã chuyển hình thức thanh toán sang đồng nhân dân tệ dù trước đó số này từng kỳ vọng giao dịch bằng đồng USD sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Thị phần thanh toán bằng đồng nhân dân tệ tăng từ mức 15-20% trong năm ngoái lên 25-30% ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Còn theo Ngân hàng MTS, giao dịch bằng đồng nhân dân tệ được thực hiện đối với các hoạt động buôn bán, trao đổi phụ tùng, thiết bị liên quan, sản phẩm dệt may và thực phẩm. Các công ty dầu mỏ, khai thác than, kim loại màu cũng bắt đầu sử dụng cơ chế hoán đổi tiền tệ, thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.
Các tổ chức tài chính của Nga đã phải chịu áp lực ngày càng lớn sau khi các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraina được đưa ra. Các ngân hàng đã phải chuyển sang sử dụng hệ thống thẻ tín dụng UnionPay của Trung Quốc sau khi Visa và Mastercard thông báo ngừng hoạt động tại nước này.
Từ ngày 11/3, Mỹ đã cấm xuất khẩu, tái xuất khẩu, bán hoặc cung cấp, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ Mỹ hoặc bởi người Mỹ, bằng đồng USD cho chính phủ Nga hoặc bất kỳ cá nhân nào ở Nga. Điều này gây khó khăn lớn đối với Nga, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn, vì hầu hết các hợp đồng dầu mỏ được thanh toán bằng đồng USD.
Ngày 2.3, Liên minh Châu Âu cũng cấm xuất khẩu và nhập khẩu bằng đồng euro sang Nga, ngoại trừ các cá nhân đến Nga, các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức quốc tế có quyền miễn trừ pháp lý.
Đồng euro lần đầu rớt giá mạnh, chỉ đổi được 79 rúp Nga
Lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020, tỷ giá đồng euro của châu Âu đã giảm tương ứng còn 79 rúp Nga (ruble) trong phiên giao dịch ngày 8/4 tại sàn Moskva.
Theo hãng thông tấn TASS, cụ thể, euro đã mất 3,01% giá trị, chỉ đổi được 79 rúp Nga. Trong khi đó, đồng USD của Mỹ giảm 1,58% giá trị, đổi được 74,55 rúp Nga.
Báo Nga Izvestia ngày 8/4 dẫn lời các nhà phân tích dự báo giá cả của các mặt hàng nhập khẩu có thể giảm xuống trong trung hạn khi đồng rúp phục hồi về mức trước khi xảy ra khủng hoảng Ukraine.
Ngày 7/4, tỷ giá hối đoái dịch chuyển ở dưới mức 75 rúp trên 1 USD, do tình trạng nguồn cung USD đang nhiều hơn so với cầu.
Người dân Nga đã bán đi 80% ngoại hối, song thực tế họ không mua được đồng USD ở trong nước. Các chuyên gia lưu ý rằng đồng bạc xanh có thể giảm xuống mức còn 60 rúp trong những tháng tới, nhưng nếu các nước dỡ bỏ cấm vận và nối lại nhập khẩu, tỷ giá hối đoái sẽ ổn định ở mức 90-100 rúp trên 1 USD.
Ông Mikhail Shulgin, Trưởng phòng Nghiên cứu Toàn cầu tại tập đoàn Otkritie Investments giải thích chênh lệch tỷ giá hiện tại là do dư thừa tiền tệ so với nhu cầu, vốn đang giảm dần do các nguyên nhân tự nhiên và các nỗ lực điều tiết. Các nhà xuất khẩu buộc phải bán gần như toàn bộ thu nhập ngoại hối trên thị trường.
Ngoài ra, chính phủ cũng quy định người không cư trú không được phép bán tài sản của Nga hoặc rút ngoại tệ. Việc áp dụng mức phí 12% đối với hoạt động mua đô la Mỹ, euro và bảng Anh đã làm giảm áp lực lên đồng rúp. Hơn nữa, chủ yếu số tiền này chỉ có thể được chuyển đổi thành tiền mặt bằng đồng rúp.
Tuy vậy, báo Izvestia trích dẫn nhận định của nhà phân tích Alexander Potavin tại Finam cho rằng vì tỷ giá của đồng rúp tại Sàn giao dịch Moskva tăng lên nhờ được can thiệp nên không cần thiết theo dõi sát biến động.
Trong trung hạn, đồng USD sẽ tăng giá khi hoạt động nhập khẩu phục hồi và nới lỏng trừng phạt. Theo kịch bản thận trọng, công ty Freedom Finance dự đoán tỷ giá hối đoái của USD vào khoảng 80-100 rúp. Đồng thời, Otkritie Investments kỳ vọng rằng sự hỗ trợ từ lĩnh vực năng lượng và xuất khẩu kim loại sẽ tiếp tục giảm dần và đồng rúp sẽ dần quay trở lại phạm vi khá rộng từ 95-105 rúp/USD.
Ông Artem Tuzov, Giám đốc điều hành bộ phận thị trường vốn tại công ty Univer Capital, cho biết các nhà nhập khẩu đã giảm giá để đối phó với tình trạng mất giá của đồng USD từ mức cao 120 rúp xuống mức hiện tại là 75 rúp. Ông nói rằng không nên kỳ vọng giá cả các mặt hàng sẽ giảm đáng kể cho đến khi những nhà cung cấp bán hết lượng hàng hoá được thu mua vào giai đoạn nhu cầu cao.
Nga khẳng định các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào người dân Ngày 6/4, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng các biện pháp trừng phạt của Washington nhằm vào hai ngân hàng lớn nhất của Liên bang Nga, Sberbank và Alfa-Bank, là một đòn giáng trực tiếp vào người dân Nga. Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin TASS của Nga dẫn phát biểu của ông Antonov cho...