Người Nga nghĩ gì về sự kiện Liên Xô sụp đổ năm 1991?
Sau gần 25 năm, người Nga nghĩ gì về sự kiện Liên Xô sụp đổ vào năm 1991? Một cuộc khảo sát ở Nga cho thấy rất nhiều người Nga xem sự kiện đó là bi kịch.
Cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin (người cầm giấy) đang phát biểu trước công chúng năm 1991 – Ảnh: RIA Novosti
Hôm 17.8, đài RT cho hay một cuộc khảo sát do cơ quan độc lập của Nga, Trung tâm Levada thực hiện hồi tháng 7.2015 cho thấy 41% người Nga được hỏi cho biết sự kiện Liên Xô sụp đổ là một bi kịch và là “mối nguy hại” cho người Nga. So với những năm trước, tỷ lệ người có quan điểm này không thay đổi nhiều lắm.
Tuy nhiên, trong nhóm nghiên cứu có 34% người được hỏi nói rằng việc Liên Xô sụp đổ cho thấy người Nga “đi đúng hướng”, rằng Nga có được nhiều lợi ích sau sự kiện năm 1991. Tỷ lệ này đã có sự thay đổi đáng kể từ năm 2003, theo RT, và đài này không cho biết có bao nhiêu người tham gia cuộc khảo sát.
Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người Nga nhìn nhận tích cực đối với sự kiện lịch sử của Liên Xô dù tỷ lệ không nhiều bằng quan điểm bi quan, nuối tiếc. Quan điểm này thể hiện rõ hơn đối với câu hỏi Nga nên chọn hướng đi ngược lại thay vì như hiện nay, khi có 37% người đồng ý, giảm so với tỉ lệ 47% của năm 2014.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Trung tâm Levada, ông Aleksey Grazhdankin nhận định việc số đông người xem sự sụp đổ của Liên Xô là một bi kịch có liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
“Nhiều người Nga vẫn giữ quan điểm cho rằng gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine nằm ở sự sụp đổ của Liên Xô và những sự kiện của năm 1991. Chính vì vậy mọi người xem cuộc đảo chính bất thành là một bi kịch”, nhà nghiên cứu Grazhdankin nói với các phóng viên.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, người đã mất cương vị lãnh đạo vì cuộc chính biến Liên Xô năm 1991 cũng có suy nghĩ tương tự với số đông người Nga.
“Lý do sâu xa cho sự bất ổn là ở sự thất bại có chủ ý của Perestroika (Đổi mới) trong các quyết định vô trách nhiệm đã được thực hiện bởi những người đứng đầu nước Nga, Ukraine và Belarus trong rừng Belovezha”, ông bày tỏ suy nghĩ của mình trên một bài báo phát hành ở Nga hồi tháng 3.2015.
Vài năm sau chính biến 1991, ông Gorbachev cho rằng các quốc gia phương Tây bắt đầu lôi kéo các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Theo ông Gorbachev, tất cả các bên đều mất mát, như là kết quả tất yếu của những hành động này vì chúng đã tạo ra mối đe dọa, một cuộc chiến tranh lạnh mới hoặc thậm chí là một cuộc chiến thực sự.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bị chỉ trích thăm Crimea, Putin mượn lại "lá bài dân tộc"
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/8 một lần nữa tuyên bố người Nga và Ukraine là một dân tộc.
Ông đồng thời tiếp tục bày tỏ tin tưởng Kiev sẽ cùng với Moscow xây dựng tương lai của mình.
Phát biểu trong cuộc gặp các hội xã hội dân tộc của Crimea, ông Putin cho rằng thực tế đáng xấu hổ hiện nay, đó là việc đặt toàn bộ quốc gia rộng lớn của châu Âu này dưới quyền quản lý từ bên ngoài với các vị trí chủ chốt trong chính phủ và khu vực thuộc về các công dân nước ngoài.
Tổng thống Putin nhiều lần khẳng định Nga và Ukraine là một dân tộc
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên ông Putin khẳng định người Nga và người Ukraine là một dân tộc. Vào ngày 18/3 năm nay, kỷ niệm 1 năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh:
"Ở Nga, chúng ta luôn coi người Nga và người Ukraine là một dân tộc. Giờ đây tôi vẫn nghĩ như vậy. Tất nhiên, chủ nghĩa dân tộc vẫn thường gây hại và nguy hiểm. Tôi tin rằng, nhân dân Ukraine sẽ đánh giá một cách khách quan và đúng đắn hành động của những người đã đẩy đất nước tới tình cảnh như ngày hôm nay.
Về phần mình, chúng ta sẽ làm tất cả có thể từ phía chúng ra để Ukraine vượt qua giai đoạn phức tạp này trong sự nghiệp phát triển của mình và để có thể nhanh nhất khôi phục lại các mối quan hệ bình thường giữa hai quốc gia. Và chính chúng ta, chúng ta sẽ tiến về phía trước. Chúng ta sẽ củng cố quốc gia của chúng ta, củng cố đất nước chúng ta".
Như vậy, lá bài dân tộc một lần nữa lại được Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng trong bối cảnh chuyến thăm Crimea vào ngày 17/8 của ông đang vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ chính quyền của Tổng thống Ukraine, ông Poroshenko.
Trên Facebook của mình, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gọi chuyến thăm Crimea của ông Putin là "thách thức đối với toàn bộ thế giới văn minh".
Đến tối 17/8, Bộ Ngoại giao Ukraine đã trao công hàm cho phía Nga, trong đó ghi rõ: "(Ukraine đã trao) công hàm phản đối cho Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu giải thích lý do thiếu tôn trọng pháp luật Ukraine và luật pháp quốc tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và các quan chức Nga khác, và yêu cầu (Moscow) chấm dứt các chuyến thăm như vậy".
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Người Nga nhìn phương Tây bằng con mắt nào? Nếu hỏi các nhà hoạch định chính sách của phương Tây về các mối đe dọa anninh chủ chốt mà châu Âu đang đối mặt, họ sẽ trả lời: Các thánh chiến binh củatổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mối đe dọa từ IS đã rất rõ ràng. Nhưng tại sao phương Tây lại chĩa mũi...