Người Nga nắm giữ hàng trăm tỷ USD tiền mã hóa
Chính phủ Nga ước tính người dân nước này đang nắm giữ 12% tiền mã hóa trên toàn cầu, giá trị tương đương 214 tỷ USD.
Hãng thông tấn Bloomberg dẫn 2 nguồn tin thân cận với Điện Kremlin cho biết, chính phủ Nga ước tính người dân nước này đang sở hữu 16,5 nghìn tỷ rúp (khoảng 214 tỷ USD) dưới dạng tiền mã hóa.
Số liệu trên có được thông qua thống kê địa chỉ IP của một số người Nga thường xuyên giao dịch tiền mã hóa, cùng với các dữ liệu khác. Việc dự đoán lượng coin của công dân Nga giúp hiểu nhà chức trách hiểu rõ hơn quy mô thị trường và chuẩn bị soạn thảo quy định mới.
Người Nga đang nắm giữ 12% lượng tiền mã hóa của toàn cầu
Ước tính mới nhất khác biệt khá lớn so với một báo cáo được công bố vào tháng 12/2021. Theo TASS, Anatoly Aksakov, người đứng đầu ủy ban thị trường tài chính của Hạ viện Nga, cho rằng công dân nước này sở hữu 5 nghìn tỷ rúp (khoảng 65,5 tỷ USD) tiền mã hóa.
Các số liệu được đưa ra trong bối cảnh Nga cố gắng tìm cách quản lý thị trường tiền mã hóa.
Hôm 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền mã hóa trên lãnh thổ trước lo ngại đến sự ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, đề xuất đã gây tranh cãi trong giới chức quản lý. Ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh, cựu Tổng thống Nga, cho rằng lệnh cấm sẽ gây hại nhiều hơn lợi ích.
Video đang HOT
“Thành thật mà nói, khi bạn cố gắng cấm điều gì đó, hành động này thường dẫn đến kết quả ngược lại”, ông Medvedev nêu ý kiến.
Cụ thể hơn, Bộ trưởng Phát triển Kỹ thuật số Nga, Maxut Shadayev nói rằng bất kỳ giới hạn nào đối với việc phát hành và lưu thông tiền mã hóa đều sẽ cản trở sự phát triển ngành công nghiệp blockchain và đi ngược lại mục tiêu thúc đẩy lĩnh vực CNTT của quốc gia.
Đồng quan điểm, Hiệp hội Truyền thông Điện tử Nga (RAEC) đánh giá một lệnh cấm toàn diện sẽ không giải quyết được mặt trái của thị trường tiền mã hóa (như gian lận, giao dịch bất hợp pháp), thậm chí việc kiểm soát còn khó khăn hơn.
Theo Bloomberg, Tổng thống Nga Putin thiên về hướng “đánh thuế và điều chỉnh” hoạt động khai thác tiền mã hóa hơn là cấm hoàn toàn.
Sau hàng loạt ý kiến ở trên, đặc biệt là quan điểm của ông Putin, phía Ngân hàng Trung ương Nga cũng thay đổi đề xuất, đưa ra một lộ trình quản lý và theo dõi chặt chẽ hoạt động của thị trường.
Lý do Bitcoin có thể tăng giá mạnh trong năm 2022
Các chuyên gia dự đoán Bitcoin vẫn có thể soán ngôi vàng và trở thành loại tài sản tích trữ an toàn.
Tiền mã hóa tiếp tục trải qua một tuần tương đối ổn định sau cú lao dốc đầu năm 2022. Vốn hóa thị trường tiền số toàn cầu đã tăng 1,45% trong 24 giờ qua lên 1.710 tỷ USD, trong khi khối lượng giao dịch trong cùng kỳ giảm 7,81% xuống 79 tỷ USD.
Khả năng bứt phá
Tính đến tối 30/1, Bitcoin tăng 1,21% lên 38.071 USD, trong khi Ethereum tăng 2,42% lên 2.608 USD. Một số loại tiền mã hóa quan trọng khác cũng có thay đổi nhẹ, như Cardano giảm 0,68% lên 1,06 USD và Avalanche tăng 3,73% lên 71,29 USD, Litecoin tăng 0.85% lên 111 USD.
Nhiều nhà phân tích đang cảnh báo rằng giá tiền số có thể sẽ vẫn giảm, khi mà các ngân hàng trung ương đồng loạt cắt nguồn tiền và các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo tài sản, bao gồm cả tiền mã hóa.
Giá Bitcoin chiều 30/1 đang khá ổn định.
Tuy nhiên, chiến lược gia của Bloomberg, ông Mike McGlone lại cho rằng Bitcoin sẽ tránh được áp lực bị bán tháo.
Ông dự đoán giá Bitcoin sẽ tăng trở lại và vượt ngưỡng 100.000 USD ngay trong năm nay. "Tôi nghĩ rằng giá Bitcoin đang xây dựng một nền móng vững chắc ở khoảng 40.000 USD và có nhiều khả năng sẽ nhảy vọt lên tới 100.000 USD", ông McGlone cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Cointelegraph.
Suy đoán của ông McGlone dựa trên một "giai đoạn đặc biệt" mà Bitcoin đang trải qua. Nhà phân tích lập luận rằng Bitcoin đang nhanh chóng chuyển đổi từ một loại tài sản đầu cơ thành một nơi lưu trữ tiền, điều này sẽ khiến Bitcoin trở nên đặc biệt so với phần còn lại của thị trường tiền mã hóa.
"Tôi nghĩ rằng Bitcoin đang bước qua một giai đoạn đặc biệt khi đồng tiền này chuyển đổi từ trạng thái risk-on (hiện tượng khi nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản có rủi ro cao) sang trạng thái risk-off (nhà đầu tư sẽ bán tháo các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro cao để chuyển sang các tài sản an toàn hơn), thay thế vàng và trở thành tài sản trú ẩn an toàn. Tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra trong năm nay", ông McGlone cho biết thêm.
Bitcoin liệu có thay thế được vàng?
Việc Bitcoin soán ngôi vàng và trở thành loại tài sản tích trữ an toàn là một trong những lý do lớn nhất tác động tới giá của đồng tiền này trong hai năm qua.
"Dưới quan điểm của nhà đầu tư, Bitcoin giống một loại hàng hóa hơn là một hình thức đầu tư. Chính xác hơn, Bitcoin giống như vàng - một trong những mặt hàng đắt tiền và "vô dụng" nhất thế giới.
Không giống như các mặt hàng khác như dầu, vàng không có nhiều giá trị sử dụng. Vàng cũng không phải là phương tiện trao đổi. Bạn không thể dùng vàng để đi mua đồ ăn hay các vật dùng hàng ngày.
Bitcoin đang soán ngôi vàng để trở thành tài sản tích trữ an toàn.
Tuy vậy, các ngân hàng trung ương lại giữ tới 34.000 tấn vàng trong kho dự trữ, còn các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đổ vào vàng khoảng 2.700 tỷ USD. Và hàng năm, lượng vàng tích trữ ngày một tăng lên.
"Đó là bởi vì vàng làm rất tốt nhiệm vụ của mình - giữ giá trị lâu dài", Dan Runkevicius, nhà đầu tư kiêm biên tập viên của Meanwhile in Markets chia sẻ với Forbes vào năm 2021.
Trên thực tế, vào thời điểm đó, nếu chỉ 20% các khoản đầu tư vàng tư nhân (không bao gồm dự trữ của ngân hàng trung ương) chuyển sang Bitcoin, thì vốn hóa thị trường của Bitcoin sẽ tăng gấp đôi lên 1.300 tỷ USD.
"Hãy làm một phép tính nhanh, tai thời điểm khi tôi viết bài này, có 650 tỷ USD Bitcoin trên thị trường. Trong khi đó, theo thông tin từ Hội đồng Vàng Thế giới, các nhà đầu tư đang nắm giữ ít nhất 2.700 tỷ USD vàng. Giả sử, nếu họ chỉ chuyển hơn 20% lượng vàng nắm giữ sang Bitcoin, thì vốn hóa của đồng tiền này có thể tăng gấp đôi hoặc hơn thế nữa", anh Runkevicius tiếp tục.
Tương lai của Bitcoin
Việc đi ngược các chính sách thắt chặt tiền tệ hay chính sách diều hâu lớn nhất trong thập kỉ qua vào năm 2022 sẽ giúp các nhà đầu tư trả lời một câu hỏi quan trọng: Liệu sau 13 năm, Bitcoin có còn thuộc nhóm đầu cơ nữa hay đã trở thành tài sản trú ẩn an toàn?
Câu hỏi này sẽ là một trong những động lực chính tác động đến giá Bitcoin trong thời gian tới. Nếu các dự đoán của ông Mike McGlone đúng, có nhiều khả năng thang giá Bitcoin sẽ vượt qua mức cao nhất của tháng 7 năm 2021.
Chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa Bitcoin vào khuôn khổ Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị ban hành bộ khung pháp lý hoàn chỉnh cho Bitcoin và thị trường tiền mã hóa. Nhà Trắng cho biết sẽ sớm công bố bộ khung pháp lý nhằm đưa Bitcoin và thị trường tiền mã hóa vào khuôn khổ. Chính quyền liên bang cho rằng tình trạng quy định lộn xộn giữa các...