Người Mỹ dạy môn Văn và ngữ pháp tiếng Anh thế nào?
Hơn 14 năm giảng dạy ngoại ngữ, thầy giáo Đỗ Cao Sang có cơ hội được tham quan, làm việc, học tập tại Mỹ, Australia…
Anh đã chỉ ra điểm khác biệt trong việc giảng dạy môn Văn và ngữ pháp tiếng Anh ở trường học Mỹ.
Từng là giảng viên Học viện Khoa học Quân sự nhưng thầy Đỗ Cao Sang đã rời giảng đường để dành toàn bộ tâm huyết của mình cho những dự án phát triển tiếng Anh cộng đồng. Anh được biết đến là người viết gần 3000 bài thơ lịch sử Việt Nam, dịch hơn 100 bài hát tiếng Anh ra thơ tiếng Việt, và thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh phát triển cộng đồng qua gương danh nhân thế giới và các bản tin thời sự quốc tế.
Hơn 14 năm giảng dạy ngoại ngữ, thầy giáo Đỗ Cao Sang có cơ hội được tham quan, làm việc, học tập tại Mỹ, Australia…
Anh đã chỉ ra điểm khác biệt trong việc giảng dạy môn Văn và ngữ pháp tiếng Anh ở trường học Mỹ.
Theo đó, thầy Sang cho rằng, với môn Văn, trường học Mỹ chú trọng dạy cách viết, bố cục một bài văn (cả nói và viết) đơn giản và thực tế hơn là phân tích bình luận tác phẩm. Trẻ em được rèn cách tư duy tự do, phản biện độc lập từ bé. Với tiếng Anh, người Mỹ có cách dạy ngữ pháp rất đặc thù cho văn hóa xứ này. Văn hóa thượng tôn tự do cá nhân.
Thầy Đỗ Cao Sang.
Đề Văn ở Mỹ có gì khác biệt?
Thầy Sang lấy ví dụ về đề văn lớp 3 ở Mỹ: “Con thích viết bằng bút chì hay bút mực? Tại sao con lại thích loại bút đó?”. Còn đây là đề văn lớp 12 ở Mỹ: “Nếu có thẩm quyền làm gì đó tốt cho người Da Đỏ, em sẽ đưa ra chính sách gì? Tại sao?”.
Hãy đối chiếu với đề văn điển hình của Việt Nam: “Hãy chứng minh rằng chị Dậu là tấm gương phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó, thương chồng thương con”. Theo người Mỹ, cách ra đề của giáo viên Việt Nam đã sai ngay từ đầu. Vì sao? Vì chị Dậu thương chồng thương con hay không, có chịu thương chịu khó hay không còn tùy vào Tôi nói, không phải tùy vào Thày.
“Tôi thấy ở Mỹ, người ta chỉ dạy Văn học – Sử, nghĩa là bối cảnh và nguyên nhân các tác phẩm ra đời. Học sinh được tự do xuống thư viện, sau đó viết báo cáo thu hoạch với một đề ra rất mở: Trong văn học Anh thế kỷ 19, em thích nhất tác giả văn xuôi nào nhất? Hãy tóm tắt một tác phẩm văn xuôi nổi bật của tác giả đó và phân tích những điều em cảm nhận được?
Nhìn chung, ở Mỹ và Tây Âu, người ta không chú trọng phân tích tác phẩm văn học mà chỉ chú trọng cách hành văn, bố cục, cách làm văn theo các thể loại (Argumentative, Analysis, Process Description, Letters, Description of Things and People…). Trong số này, khó nhất là thể loại văn Argumentative (Bình luận, Nghị luận) nên đến lớp cao mới học. Nói tóm lại, phát biểu chính kiến và bảo vệ chính kiến là cách rèn văn cơ bản được chú trọng ở Mỹ”, thầy Sang chia sẻ.
Ngoài ra, người ta chú trọng thực tế cuộc sống để dạy. Ví dụ, các kiểu viết thư mời, thư từ chối, chấp nhận lời mời, thư tuyển dụng, thư cảm ơn, thư xin nghỉ phép, thư hoặc tin nhắn chia buồn với ai đó có người thân qua đời… Đó là những điều căn bản mà họ đào sâu cho trẻ em trong trung học phổ thông, trung học cơ sở.
Ngoài ra, theo thầy Sang, ở Mỹ còn cấm học sinh viết dài. Thường đề bài đã hạn chế sẵn số từ. Dài nhất cũng chỉ 500 từ (làm tại lớp) và 3000 từ (bài làm ở nhà). Họ cũng thường có cuộc thi viết Essay bàn luận về một đề tài xã hội nào đó.
Video đang HOT
Ví dụ các đề thi viết Văn kiểu Mỹ:
1. Nếu bạn được lựa chọn làm tổng thống Mỹ/thống đốc bang thì việc đầu tiên bạn làm là gì? Tại sao? Cách tiến hành? Hãy viết trong 3000 từ để biện luận cho ý tưởng của mình.
2. Nếu cần dẫn một bạn từ Hà Nội mới vào Sài Gòn chơi cuối tuần một ngày thì con chọn Đầm Sen hay Sở Thú? Nhớ rằng chỉ có một ngày và chỉ được đi một trong hai nơi đó. Hãy biện luận cho lựa chọn của mình trong 1000 chữ.
Thầy Đỗ Cao Sang
Nhìn chung, ở Mỹ và Tây Âu, người ta không chú trọng phân tích tác phẩm văn học mà chỉ chú trọng cách hành văn, bố cục, cách làm văn theo các thể loại (Argumentative, Analysis, Process Description, Letters, Description of Things and People…).
“Theo tôi, tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Chí Phèo ở vườn chuối không hề được hỏi đến trong cuộc sống. Đó là vấn đề của dân yêu Văn, thích nghiên cứu văn học chuyên sâu. Ngay cả người lớn, giáo viên cũng chưa chắc cảm thụ thấu đáo và sâu sắc được. Vậy ta nên chăng chỉ dùng để áp dụng cho dân chuyên ngành?”, thầy Sang nhận định.
Học tiếng Anh kiểu Mỹ
Theo thầy Sang, người Mỹ có cách dạy ngữ pháp rất đặc thù cho văn hóa xứ này. Văn hóa thượng tôn tự do cá nhân. Cách tiếp cận này của người Mỹ rất hợp với dân ESL, nghĩa là tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ:
“Trên thế giới, có hai cách tiếp cận ngữ pháp cơ bản. Thứ nhất, tiếp cận CÔNG THỨC trước rồi thực hành, rồi lại tổng kết. Đây còn được giới chuyên môn gọi là PPP. Nghĩa là Presentation – Practice – Presentation. Ở Việt Nam rất phổ biến cách dạy này.
Thứ hai, thuộc các MẪU. Đó là cách học tiếng Anh theo kiểu Mỹ. Người Mỹ để cho người học tràn ngập trong không gian ngôn ngữ. Khi anh ta thành thạo và thuộc lòng các MẪU rồi thì tự biết rút ra công thức. Hiện nay, tôi đang dùng cách này để dạy ngữ pháp cho con tôi”.
Ví dụ, để dạy về so sánh, thầy Sang cho học thuộc, chép cho đến lúc thuộc các ví dụ: “Không giải thích và miễn giải thích”.
She is taller than me/I am = Cô ấy cao hơn tôi.
She is more intelligent than me/I am = Cô ấy thông minh hơn tôi.
She runs faster than me/I do = Cô ấy chạy nhanh hơn tôi.
She drives more carefully than I do = Cô ấy lái xe cẩn thận hơn tôi.
Ảnh minh họa.
Bí mật của phương pháp này là bạn phải cho người học tiếp cận hết các BIẾN. Đó là tính từ ngắn, tính từ dài, trạng từ ngắn, trạng từ dài, các từ biến thái đặc biệt (good/well – better – best). Nếu không, người học sẽ bị rơi vào tình trạng thầy bói xem voi, lúc tưởng voi như cái quạt, lúc tưởng voi như cái cột đình. Khi một người đã thuộc hết các biến của vấn đề, tự anh ta sẽ rút ra công thức.
“Người Mỹ không bao giờ đưa ra CÔNG THỨC. Họ cho người học tiếp cận với thực tế. Thực tế càng đa dạng và nhiều biến thì càng tốt. Người học sẽ phải tự luận ra công thức cho chính mình. Với các môn khác, các lĩnh vực khác họ cũng làm như vậy”, thầy Sang nói.
Thi vào lớp 10 tại TP.HCM: Thí sinh mạnh dạn đoán đề Văn sẽ đề cập vấn nạn bạo lực học đường
Sáng 11-6, hơn 94.000 thí sinh tại TP.HCM đã bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh 10 năm học 2022-2023, môn Văn.
Tại điểm thi trường THCS Phan Tây Hồ, quận Gò Vấp chưa đến 6 giờ sáng đã có nhiều phụ huynh chở thí sinh đến dự thi.
Theo ông Vũ Hoàng Vũ, Trưởng điểm thi, điểm thi có 682 thí sinh với 28 phòng thi. Theo điểm mới của quy chế thi, trường đã bố trí 4 phòng ở khu vực riêng để các em để vật dụng cá nhân. Những phòng này có giám thị giám sát.
Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào thi. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tranh thủ cùng bạn ôn bài trước khi vào phòng thi, em Hoàng Minh Nhật học sinh trường THCS Phan Tây Hồ cho biết dù đã ôn tập thật kỹ tuy nhiên trước một kỳ thi quan trọng, em thấy khá là hồi hộp. Với môn Văn, em đã học tất cả các bài nhưng vẫn có suy nghĩ đề nghị luận văn học sẽ ra bài Đồng chí, trong đó nghị luận xã hội sẽ đề cập đến dịch COVID hay bạo lực học đường.
Thí sinh này cho biết em đăng ký nguyện vọng 1 vào Trần Hưng Đạo, nguyện vọng 2 vào Nguyễn Trung Trực.
Tại điểm thi Bùi Thị Xuân, quận 1, nhiều phụ huynh không chỉ đưa con đến điểm thì mà còn dành những lời động viên, cử chỉ âu yếm để giúp con vững tin khi bước vào môn thi đầu tiên.
Hai mẹ con cười đùa vui vẻ trước giờ thi. Ảnh: Nguyệt Nhi
Ghi nhận tại điểm thi trường THPT Trưng Vương, từ sáng sớm đã có nhiều phụ huynh và thí sinh đến trước cổng.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nhà Bè cho hay: "Đưa con đi thi thì tâm trạng của bà mẹ nào cũng lo vì không biết sức học của con như thế nào, qua nổi hay không vì năm nay số lượng học sinh rất đông cho nên để được vô trường công cũng gian nan. Mẹ chỉ biết động viên con cố gắng, bình tĩnh làm bài thật tốt, không tạo áp lực cho con. Để con tinh thần thoải mái, mình cũng dặn dò con là không được trường này thì mình học trường khác không sao cả.
Trước ngày thi mình cũng dắt con đi cà phê, đi đạp xe, dẫn con đi dạo, luôn tạo cho con cảm giác như là ngày mai không phải là ngày thi rất là căng thẳng nên tinh thần của bé cũng ổn.
Hầu hết mấy bạn nam lại lo lắng môn văn, ôn rất nhiều. Mẹ cứ động viên con đề ra như thế nào thì con bình tĩnh làm bài.
Vì nhà tận Nhà Bè nên 4h sáng hai mẹ con đã thức dậy chuẩn bị để đi thi".
Các thí sinh vui vẻ trước giờ thi. Ảnh: Hoàng Giang
Em Phạm Nguyễn Thiên Phúc, trường THCS Nguyễn Bình Khiêm, huyện Nhà Bè tỏ ra khá lo lắng vì môn văn không phải là điểm mạnh của mình. "Nhưng thi thì em vẫn ổn. Lúc đầu học online khá là khó khăn, thời gian sau học trên trường nên em cũng chạy nước rút ôn tập. Em tập trung ôn hết văn và thơ nhưng em hy vọng sẽ ra thơ, bài Đồng Chí. Em hy vọng sẽ vào chuyên Lê Hồng Phong."
Em Trịnh Nguyễn Gia Hân, Trường THCS Lê Văn Tám, Bình Thạnh chia sẻ: "Hôm nay em khá thoải mái và tự tin vì đã ôn bài từ trước rồi. Em cố gắng ôn tập trước đó vài ngày, gần tới thi em chỉ xem lại sơ qua thôi. Năm nay em dự đoán đề văn đánh trọng tâm vô phần nghị luận xã hội và văn học hơn. Phần nghị luận sẽ đánh vô đời sống xã hội, như ở lứa tuổi 15, 16 thì mình sẽ có những suy nghĩ ra sao... ".
Thí sinh tập trung trong khuôn viên trường, chuẩn bị vào phòng thi. Ảnh: Thảo Phương
Máy đo nhiệt đọ, sát khuẩn vẫn được trang bị đầy đủ tại các điểm thi. Ảnh: Thảo Phương
Ghi nhận tại điểm thi THPT Trần Quang Khải (quận 11), các thí sinh được ba mẹ chở đến từ 6h30. Điểm thi này có 543 thí sinh với 24 phòng thi. Nhà trường bố trí 2 phòng gửi đồ ngay cổng, các thí sinh vào cổng được hướng dẫn vào gửi balo và rửa tay sát khuẩn. Sau đó, thí sinh tiến vào khu vực bên trong sân trường để đợi đến giờ vào phòng thi.
Em Nguyễn Ngọc Ánh (trường THCS Thoại Ngọc Hầu, Tân Phú) được mẹ chở đến điểm thi từ rất sớm. Ngọc Ánh vui vẻ cho biết đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho môn thi Ngữ văn sáng nay. "Em rất thích học văn và đã ôn bài rất kỹ, ôn hết không chừa bài nào cũng không tủ bài nào. Vậy nên nếu đề ra bài nào em cũng "sống" hết. Em mang tinh thần của những chiến binh để đi thi. Em và các bạn sẽ cố gắng thi thật tốt để thi xong nghỉ hè thật đã luôn. Em mong sẽ đậu vào THPT Nguyễn Thượng Hiền ".
Hăng hái dắt tay bạn cùng tiến vào điểm thi, Nguyễn Đình Gia Hân cảm thấy có chút hồi hộp tò mò không biết Ngữ văn năm nay sẽ ra bài gì. "Thấy các bạn dự đoán ra bài Những ngôi sao xa xôi nhưng em muốn ra bài Viếng lăng Bác hơn, vì nó dễ đối với em. Còn nghị luận xã hội em đoán ra đề viết về tinh thần cống hiến. Dù gì em cũng đã chuẩn bị bài kĩ để thi thật tốt".
Các thí sinh vào phòng thi tại điểm thi THPT Trưng Vương, bắt đầu giờ làm bài môn Ngữ văn. Ảnh: Hoàng Giang
Hướng ra nào cho môn lịch sử?: Học lịch sử cũng chính là tìm về bản sắc Học lịch sử dân tộc là để hiểu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, hiểu lý do tồn tại của dân tộc, từ đó biết rút kinh nghiệm trong quá khứ, sống tốt trong hiện tại và kiến tạo tương lai Chương trình giáo dục phổ thông mới gây chú ý nhiều trong thời gian qua về môn lịch...