Người mẹ bồng con lên giảng đường: Câu chuyện sau tấm bằng thạc sĩ
Trên ghế, chị Chi ngồi nghe giảng. Bên cạnh, Thắng, con trai 4 tuổi viết, vẽ tranh trên tờ giấy. Khi nào mệt quá, em nói khẽ vào tai mẹ. Thế là mấy phút sau, em đã gối đầu lên đùi mẹ ngủ một giấc ngon lành.
Hai mẹ con chị Chi năm 2016, khi bé Ruby 4 tuổi, cùng tới giảng đường với mẹ – NVCC
Ngày 17.11 vừa qua là ngày không thể nào quên với chị Phạm Thị Lê Chi (41 tuổi) đang làm việc tại Trường CĐ Lý Tự Trọng (TP.HCM) khi nhận tấm bằng thạc sĩ tâm lý học. Để có nó, 4 năm trước, chị bồng bế con trai ròng rã hơn 1 năm trời để lên giảng đường học tập và thi cử.
Tấm áo mưa ở hành lang
Chị Chi quê ở H.Di Linh (Lâm Đồng), tốt nghiệp ngành tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trải qua nhiều khó khăn, thử sức ở nhiều công việc khác nhau, có thời gian về quê đi dạy học, mở quán cà phê… chị được vào làm việc tại Trường CĐ Lý Tự Trọng. Vì hoàn cảnh, một mình chị Chi nuôi con. Không muốn phiền tới cha mẹ đã già yếu ở quê, em bé được 3 tháng rưỡi, mỗi sáng, chị Chi bế con đi gửi bà giữ trẻ trong xóm rồi tất tả đi làm.
Năm 2016, chị trúng tuyển hệ cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, học vào các ngày thứ sáu, bảy, chủ nhật, lúc đó con trai chị mới 4 tuổi. Trường mẫu giáo không giữ cuối tuần, gửi ngoài lại tốn kém thêm một khoản tiền nên chị Chi đành dắt, bồng con lên giảng đường, học cùng mẹ. “Trước giờ học, tôi lên xin phép thầy cô để mọi người thông cảm”, chị Chi nhớ lại.
Là đứa trẻ sớm hiểu chuyện, Thắng rất nghe lời mẹ, trong lớp chưa bao giờ cậu bé 4 tuổi chạy nhảy lung tung hay nói lớn, la hét. Khi mẹ ngồi nghe giảng, viết bài, con cũng lôi tập vở ra vẽ hoặc món đồ nào đó ra, tự chơi. Ngồi chán trên ghế, cậu chui xuống gầm bàn, cạnh chân mẹ. Thi thoảng, thấy thầy cô giảng tới chuyện gì lạ quá, cậu thầm thì vào tai mẹ: “Tại sao hả mẹ? Thầy nói thế nghĩa là gì?”. Mẹ ra dấu im lặng, Thắng lại như con mèo con, chơi tiếp phần của mình.
Lúc chị Chi làm bài thi, Thắng ở ngoài hành lang, nhớ lời mẹ dặn nên không dám chạy đi đâu xa, cứ thập thò nhìn qua cửa kính xem mẹ đã viết xong chưa. Thấy mẹ quay ra cười một cái, cậu mới yên tâm đi chỗ khác.
Lễ bảo vệ luận văn thạc sĩ của chị Chi – ẢNH: LONG NGUYỄN
Viên đá quý của người mẹ
Hai mẹ con chị Chi ở trọ trong gian nhà nhỏ xíu trên đường Nguyễn Thanh Tuyền, Q.Tân Bình (TP.HCM). Để trang trải cho cuộc sống đắt đỏ ở thành thị, 5 năm nay chị Chi có thêm nghề bán trái cây trên mạng. Quê nhà ở H.Di Linh, có nhiều món ngon như chanh dây ngọt, khoai lang mật, bơ…, hàng theo xe xuống tận chợ Tân Bình. 5 giờ sáng, khi con còn ngủ, chị Chi lặng lẽ khóa cửa rồi một mình chở những thùng hàng nặng trĩu về. Tối muộn, chị ngồi trả lời khách, chia bịch nào mít, bịch nào xoài để ngày mai kịp giao đi…
Vất vả cùng mẹ cũng thành quen, Thắng dễ ăn, dễ ngủ, nhiều khi trên đường đi học với mẹ, Thắng đứng trước xe máy mà ngủ luôn. Chị Chi tấp xe lại lề đường, ôm con trong vòng tay, cho con ngủ thêm một lúc rồi mới tiếp tục hành trình.
Thắng ở nhà được mẹ gọi là Ruby, năm nay 8 tuổi, vào lớp 3. Em bé nào cũng là một viên đá quý khổng lồ của người mẹ, nhưng với chị Chi thì viên đá ấy hơn cả khổng lồ một chút.
“Tôi sẽ không thể làm được những gì như hôm nay nếu không có con trai. Ngày đó, cứ cuối tuần, Ruby không được ở nhà dù trong tuần đã đi học suốt, con hỏi tôi mẹ ơi tại sao chúng ta cứ phải học nhiều như thế. Tôi luôn tin là từ những lời giải thích của tôi, hành trình hai mẹ con đã đi qua, Ruby đã hiểu được giá trị của việc dành tâm sức và thời gian cho việc học quan trọng như thế nào”, chị Chi bộc bạch.
Chị Chi đang làm việc tại Phòng Thanh tra giáo dục – công tác sinh viên (Trường CĐ Lý Tự Trọng, TP.HCM). Con đường mình đã nỗ lực làm sao để có được tấm bằng thạc sĩ trở thành lời động viên chân thực nhất cho một số em học sinh trường chị, khi vì một vài khó khăn có em đã muốn nghỉ học. Chi thấy, điều chị cố gắng theo đuổi không phải những tấm bằng mà là tinh thần ham thích học hỏi, và dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không cho phép mình bỏ cuộc.
Video đang HOT
Truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giới trẻ
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, người thầy hướng dẫn chị Chi làm luận văn thạc sĩ, kể với PV Thanh Niên những sự ngưỡng mộ với người học trò đặc biệt của mình.
Nói đặc biệt, bởi chị Chi cũng là người bạn thời sinh viên cùng lớp trong Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trước đây. Tiến sĩ Long và những người bạn khác đã chứng kiến chị Chi mạnh mẽ vượt qua khó khăn của người mẹ đơn thân, vừa làm việc, đi bán trái cây, nuôi dạy chăm sóc con và cùng con 1 năm trời đến giảng đường học cao học, sau đó làm nghiên cứu và mang được về tấm bằng thạc sĩ.
Hành trình cảm động về tình mẫu tử trên giảng đường, không bao giờ từ bỏ việc học của một người mẹ, theo tiến sĩ Long, là những câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giới trẻ.
Cách giải bài toán đầu ra cho sinh viên sư phạm của một thủ khoa
Ngay từ khi còn học tập tại giảng đường đại học, sinh viên sư phạm phải nỗ lực học tập, khẳng định khả năng bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình.
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25/09 có quy định: Sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian học tập tại trường.
Với chính sách này, ngành giáo dục kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cần phải mở rộng đầu ra, đảm bảo công việc cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường mới là giải pháp cần thiết.
Trên thực tế, ngoài những yếu tố về cơ chế chính sách thì vấn đề học tập và khả năng thích ứng của sinh viên trước những thay đổi của môi trường, xã hội, cũng như trước những đổi mới của ngành giáo dục là vấn đề cần phải lưu tâm.
Chia sẻ vấn đề này với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hồ Văn Nhật Trường, thủ khoa khoa Sinh năm 2020 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là giáo viên của Trường Trung học Thực hành - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định:
Ngành sư phạm cũng như những ngành nghề khác, trong quá trình học tập, sinh viên cần phải biết tìm kiếm những cơ hội cho bản thân mình, phải chủ động mọi cơ hội, khẳng định bản thân nhiều hơn để không phải rơi vào tình trạng "tốt nghiệp là thất nghiệp".
Thầy Hồ Văn Nhật Trường khẳng định sinh viên sư phạm cần tìm kiếm cơ hội việc bằng cách học tập và khẳng định bản thân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Theo thầy Trường, đối với ngành sư phạm, cần phải có niềm đam mê mới có thể theo đuổi đến cùng và cống hiến cho công việc.
Bằng tình yêu nghề, nhiệt huyết và hành trình phấn đấu nỗ lực của bản thân, trước ngày tốt nghiệp, Hồ Văn Nhật Trường đã được nhận công tác tại một trường phổ thông như mong ước.
Chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân, thầy Trường cho biết, bản thân phải tìm kiếm mọi cơ hội để được học và học những điều mới. Thầy Trường nêu ra 5 bài học kinh nghiệm dành cho sinh viên sư phạm.
Thứ nhất, sinh viên cần xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng đối với hoạt động kiến tập, thực tập tại các trường học.
"Thời gian kiến tập, thực tập là cơ hội tốt nhất để mình có những trải nghiệm với nghề. Trước đây, mình chỉ được học lý thuyết nhưng việc đứng lớp dạy học sẽ giúp hình thành những kỹ năng, kiến thức mới quan trọng hơn.
Trước khi đăng ký kiến tập, thực tập, mỗi sinh viên cần xác định, định hướng mục tiêu rõ ràng cho bản thân.
Với tôi, thời gian kiến tập, tôi xác định chọn trường phổ thông có nhiều thử thách, một môi trường có nhiều tình huống sư phạm để mình học hỏi, cọ xát và tìm cách giải quyết vấn đề.
Năm cuối thực tập, tôi chọn một ngôi trường có phân chia lớp chuyên, đặc biệt là chuyên về khoa học tự nhiên theo đúng ngành của mình".
Với vị trí thủ khoa khoa Sinh của trường, Hồ Văn Nhật Trường tìm được công việc trước ngày tốt nghiệp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Việc lựa chọn như vậy theo thầy Trường là để đạt mục tiêu bản thân đặt ra.
Khi là sinh viên năm ba, chắc chắn còn bỡ ngỡ với việc đứng lớp nên cần phải học hỏi nhiều kỹ năng, học hỏi cách ứng biến với những tình huống sư phạm thực tế để rèn luyện mình, bản lĩnh hơn, hiểu và yêu nghề hơn.
"Giai đoạn kiến tập, lớp tôi có những học sinh hơi quậy, mình phải tìm cách tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em.
Đây là lúc tôi thử các phương pháp sư phạm của mình, để biết các em có xem mình là bạn không, có sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mình không?
Theo quan điểm hiện đại thì giáo viên chính là người bạn của học sinh, khi người thầy cho các em cảm giác an tâm, các em sẽ chia sẻ với mình những khó khăn, những tâm tư và từ đó, thầy giáo sẽ giúp học trò tiến bộ hơn, trưởng thành hơn", thầy Trường chia sẻ.
Tuy nhiên, mục tiêu năm cuối ở trường đại học của thầy Trường là tăng cường khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Việc chọn thử thách mới sẽ giúp cho thầy giáo tương lai tập trung chuyên sâu về chuyên môn, kiến thức chuyên ngành của mình.
Theo thầy Trường, sinh viên sư phạm cần phải làm nghiên cứu khoa học, làm các đề tài khóa luận liên quan đến các chủ đề trong chương trình mới (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Theo chia sẻ của thầy Hồ Văn Nhật Trường, quá trình dạy học khi kiến tập và thực tập phải chú trọng kỹ năng quan sát:
"Quan trọng nhất là quan sát trong lớp học, quan sát những điều nhỏ nhặt nhất như xích mích nhỏ của học sinh, nếu tinh tế thì mình sẽ nhận ra và biết cách giúp học sinh tháo gỡ. Như vậy, sau này mình gặp phải những tình huống đó thì mình sẽ giải quyết được".
Tuy nhiên, để thực sự rèn luyện, phát triển bản thân, để có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm với nghề thì sinh viên sư phạm còn cần chủ động học tập nhiều hơn nữa.
Bài học thứ hai dành cho sinh viên sư phạm chính là phải nâng cao kiến thức, trình độ, đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
"Khi còn là sinh viên, trước những yêu cầu đổi mới của giáo dục, tôi phải tìm hiểu để có định hướng phát triển.
Đặc biệt với chương trình giáo dục phổ thông 2018, các sinh viên sư phạm cần phải làm nghiên cứu khoa học, làm các đề tài khóa luận liên quan đến các chủ đề trong chương trình mới.
Sau đó, tôi xin phép giáo viên hướng dẫn đi học theo các khóa tập huấn dành cho giáo viên, tôi hiểu hơn tinh thần của chương trình giáo dục mới, cũng như giáo dục STEM.
Việc nghiên cứu khoa học giúp sinh viên thực hành, tích lũy nhiều kiến thức chuyên ngành, đồng thời có thể hỗ trợ công tác dạy học giúp đỡ, hướng dẫn học sinh các đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng", thầy Trường chia sẻ.
Nhờ quá trình học tập đó, thầy giáo tương lai đã có nhiều thành tích, đạt giải Nhì cuộc thi "Thiết kế Clip mô phỏng STEM 2019" của Câu lạc bộ STEM Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nhận nhiều chứng chỉ về giáo dục STEM.
Theo thầy Trường, quá trình học tập và những thành tích đạt được sẽ mở ra cơ hội cho một sinh viên sư phạm được đứng lớp dạy học nhiều hơn.
Thứ ba, sinh viên sư phạm cần tìm kiếm thêm cơ hội dạy học để được rèn nghề nhiều hơn.
"Nếu có kiến thức về STEM, sinh viên sư phạm nên đăng ký dạy học tạo các cơ sở giáo dục phổ thông. Thời gian đầu có thể chỉ làm trợ giảng, sau này sẽ được đứng lớp, được rèn luyện, được học hỏi và trưởng thành hơn với nghề", thầy Trường chia sẻ.
Điều quan trọng thứ tư dành cho sinh viên sư phạm là cần đăng ký dạy học tại những môi trường giáo dục đa dạng khác nhau, từ trường công lập, trường tư thục đến trường quốc tế...
Theo thầy Trường, tương ứng với mỗi loại hình, môi trường giáo dục sẽ có những đặc điểm, đặc thù riêng. Từ đó, sinh viên có thể áp dụng những kỹ năng, phương pháp sư phạm khác nhau và đúc rút kinh nghiệm, những bài học thực tế giá trị nhất.
Cuối cùng, sinh viên sư phạm cần tham gia tích cực những Hội thi nghiệp vụ sư phạm.
Thầy Trường cho biết: "Các hội thi sẽ giúp phát triển kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở cả 4 phương pháp dạy học là dạy học truyền thống, dạy học theo chủ đề ứng dụng Công nghệ thông tin, dạy học thực hành và viết vẽ bảng",
Bản thân tham gia vào tất cả các hội thi, thầy Trường đánh giá cao ý nghĩa của hội thi về nghiệp vụ sư phạm, qua mỗi lần thi, sinh viên sẽ trưởng thành hơn, được góp ý về phương pháp sư phạm của mình, đó là những bài học quan trọng cho những giáo viên tương lai.
Thầy Hồ Văn Nhật Trường nhấn mạnh: "Cuộc sống, xã hội đang thay đổi từng ngày, nền giáo dục đang đứng trước những yêu cầu đổi mới, sinh viên sư phạm hôm nay là đội ngũ giáo viên tương lai hiện thực hoá công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục".
Để làm tốt vai trò quan trọng đó và để đáp ứng được những yêu cầu của ngành đặt ra, sinh viên cần phải chủ động, tích cực học tập để có cơ hội làm việc, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Bên cạnh đó, thầy Trường cũng cho rằng, giáo dục đại học cần tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng thực tế cho sinh viên sư phạm, đặc biệt về Luật Giáo dục, tình huống sư phạm để sinh viên ít bị bỡ ngỡ khi bước vào nghề.
Trường ĐH Kinh tế Huế trao bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ khóa 2018-2020 Chiều ngày 28/11, Trường Đại học Kinh tế Huế trao bằng cho 5 tân tiến sĩ, 107 tân thạc sĩ các lớp K19 khóa 2018-2020 và các khóa trước. Cũng trong dịp này, nhà trường đã khen thưởng cho 21 tân Thạc sĩ đã có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào lớp. Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS...