Người mắc bệnh tuyến giáp nên và không nên ăn gì để cải thiện sức khỏe
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống trong ngày để giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả sớm hơn.
Tuyến giáp vốn là một tuyến nội tiết quan trọng có thể điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh thì nó sẽ tiết ra hormone thyroxine (gọi tắt là T4) đều đặn. Hormone này sẽ cung cấp các chất cần thiết cho mọi hoạt động trong ngày, đồng thời điều khiển các tế bào bên trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim và duy trì thân nhiệt ổn định…
Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp như suy tuyến giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp… thường mất nhiều thời gian điều trị để cân bằng lại hormone giúp tuyến giáp hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể hỗ trợ không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh để giúp cơ thể nhanh phục hồi và duy trì sức khỏe tuyến giáp ở thể trạng tốt nhất. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh về tuyến giáp để thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả sớm hơn.
*Nên ăn:
Tuyến giáp cần i-ốt để sản sinh ra các hormone cần thiết, thế nhưng, không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ i-ốt mỗi ngày. Nếu muốn tìm đến nguồn thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên thì hãy lựa chọn tảo biển, cá biển, cua, ghẹ… và bổ sung thường xuyên để cơ thể không thiếu hụt i-ốt bạn nhé.
Rau bina, rau diếp, cải xoăn… đều là những loại rau lá xanh chứa nguồn magie và khoáng chất dồi dào. Thường xuyên ăn rau lá xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp mà còn giảm bớt tình trạng mệt mỏi, chuột rút cơ và thay đổi nhịp tim của cơ thể.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu sắt và magie nên rất tốt cho tuyến giáp. Không những thế, các loại hạt còn cung cấp cho cơ thể một nguồn vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.
Video đang HOT
*Hạn chế ăn:
Các sản phẩm từ đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ… có thể gây cản trở khả năng tạo ra hormone của tuyến giáp. Bởi lẽ, đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thu i-ốt vào cơ thể. Do đó, nếu mắc bệnh về mất cân bằng hormone hay rối loạn tuyến giáp thì bạn nên hạn chế ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Đồ ăn từ nội tạng động vật
Thận, tim, hoặc gan đều là những cơ quan nội tạng có chứa nhiều axit lipoic – một axit béo có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, axit lipoic còn có thể tác động lên bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào mà bạn đang sử dụng.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch… nó sẽ có hại khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh celiac. Bởi gluten có thể làm hỏng ruột non của người mắc bệnh celiac. Bên cạnh đó, nó còn gây ra vô số vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuyến giáp, từ đó gây ra bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) và bệnh Graves (cường giáp).
Chất xơ và đường
Cho dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa thì bạn cũng không nên ăn quá thường xuyên vì nó có thể ngăn cản sự hấp thu của thuốc vào cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn chứ không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Mặt khác, đường và các chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, từ đó gây tăng cân và hạn chế hoạt động của tuyến giáp.
Nguồn: Webmd
Theo Helino
7 nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp mà chính bạn cũng không ngờ đến
Ung thư tuyến giáp đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết đến nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Tuyến giáp là nơi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để thích ứng với môi trường, đồng thời giữ cho não luôn minh mẫn, tim hoạt động nhịp nhàng... Thế nhưng, nếu tuyến giáp phải hoạt động quá mức, dần dần bị suy yếu do cơ thể không tiết đủ hormone thyroxine (T4) thì có thể gây ra bệnh suy giáp. Còn trái lại, khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức, gây ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến tuyến giáp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn hại đến chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Do đó, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp để kịp thời điều trị hiệu quả bạn nhé!
Rối loạn hệ miễn dịch
Với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, hay vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng hoạt động bị suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Vậy nên, nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì không chỉ gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo cơ hội cho sự hình thành và phát triển các bệnh lý khác.
Thiếu i-ốt
Cơ thể thiếu i-ốt chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên bổ sung i-ốt thường xuyên hơn vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Cơ thể bị nhiễm phóng xạ
Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân thì người bệnh đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp... Bệnh thường không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm mà có thể phải sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm sau.
Do yếu tố di truyền
Theo các nhà nghiên cứu lâm sàng, có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ, hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố gen di truyền nào liên quan tới căn bệnh này.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Những người đã từng bị bệnh về bướu giáp, basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp về sau. Thậm chí, những người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp mà đã điều trị khỏi trước đó thì vẫn có nguy cơ tái bệnh trở lại rất cao.
Mắc bệnh về não hoặc từng có chấn thương não
Với những người có các chấn thương ở vùng não thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh về tuyến giáp. Bởi tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, từ đó làm tuyến giáp tiết ít hormone, gây ra bệnh suy giáp.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thì thường được các bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, nhưng đây cũng là một yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone thyroxine (T4) của cơ thể, từ đó khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.
Nguồn: The Healthsite
Theo Helino
Cảnh báo một khối u cực dễ mắc ở con gái nhưng nhiều người lại chủ quan bỏ qua Rất nhiều cô gái không để ý đến khối u bất thường trên vùng cổ, đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu sớm các dấu hiệu nhận biết thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao. Những dấu hiệu trên cơ thể dù chỉ là nhỏ nhặt cũng có thể ngầm cảnh báo một...