Người lớn thế nào trẻ em thế ấy
Mấy hôm nay trên mạng xã hội có một bức ảnh được lan truyền: Trong một lớp học, hầu hết học sinh giơ giấy khen lên khoe, còn một em thì không có.
Ảnh: Quang Vinh.
Tôi không biết bức ảnh ấy có thật không, chụp ở trường nào lớp nào. Nhưng việc ấy khiến tôi nghĩ đến một câu chuyện thi cử. Có một năm cách đây lâu lâu, đề thi môn văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT (hồi chưa có một kỳ thi THPT Quốc gia như bây giờ) đã có một câu trong đề yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về thói dối trá. May năm ấy không xảy ra chuyện gian lận thi cử như ở Hà Giang, Hòa Bình… vừa rồi (hoặc có mà không lộ). Bởi vì nếu có một chuyện tương tự thì cái đề thi bỗng trở nên bẽ bàng.
Sở dĩ tôi nghĩ đến chuyện thi cử khi nhìn bức ảnh khoe thành tích trên mạng là bởi vì đối với một nền giáo dục thì việc hình thành nhân cách con người là quan trọng vào bậc nhất, bên cạnh việc trang bị kiến thức. Mà nhân cách trẻ em hình thành thế nào, chắc chắn có một phần lớn do người lớn đối xử và làm gương.
Gần đây vấn đề học chữ hay học làm người, hoặc giữa hai cái này cần học cái nào trước, cái nào sau rất được quan tâm. Nhưng nếu như việc học chữ (tức học kiến thức) đã rõ thì học làm người như thế nào còn nhiều cách hiểu khác nhau. Nhiều bố mẹ và thầy cô hồ hởi cho trẻ em học kỹ năng sống, nghệ thuật sống và nghĩ là thế đã là học làm người. Trong khi theo một nghĩa rộng hơn, học làm người là học những gì làm nên cốt cách của con người, tức là bao hàm cả việc học chữ, đừng tách bạch.
Trong một lần trò chuyện với sinh viên tại Đại học Bách Khoa (Hà Nội), Giáo sư Ngô Bảo Châu có dẫn quan điểm của nhà triết học Đức Hannah Arend trong bài viết có tên Khủng hoảng giáo dục, rằng: chức năng của trường học là dạy cho trẻ thế nào là thế giới chứ không phải là dạy cho chúng những tật xấu. Học làm người là học về thế giới, trong đó có cả thế giới tự nhiên và thế giới con người, để mỗi cá nhân nhận thức được vị trí của mình trong đó, nhận thức được hết những tương tác giữa cá nhân mình với người khác để triển khai tiềm năng của mình, hoàn thiện mình.
Hôm ấy, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng kể một câu chuyện về một đứa bé sơ sinh bị sói tha đi. Sau này khi tìm lại được đứa bé, tuy rằng hình hài vẫn là một con người nhưng tính nết lại là của một con sói. Bởi mẹ sói cho nó bú, tha mồi cho nó ăn. Đứa trẻ lớn lên giữa bầy sói, tất phải trở thành một con sói.
Ví dụ mà Giáo sư Ngô Bảo Châu đưa ra là một minh họa thấy rõ người lớn cư xử thế nào, một nền giáo dục cư xử với trẻ em thế nào thì đấy tất là tấm gương cho trẻ soi vào mà hình thành lên nhân cách đứa trẻ trong tương lai.
Trở lại với câu chuyện đánh giá xếp loại trẻ em, phát giấy khen hay không phát giấy khen đang được dư luận quan tâm. Một đứa trẻ không được phát giấy khen giữa tất cả những đứa trẻ được khen sẽ có cảm xúc và tâm trạng thế nào? Chắc chắn đó là một ký ức đầy tổn thương, một mặc cảm tự ti sẽ hình thành đối với đứa trẻ.
Video đang HOT
Tất nhiên, cũng có ý kiến cho rằng có lẽ người lớn làm lớn chuyện, chứ bản thân đứa trẻ dù biết chỉ có mình ở lớp không được khen cũng chả cảm thấy làm sao. Việc nghĩ rằng đứa trẻ tổn thương là do chúng ta gán ghép. Mọi ý kiến trên mạng xã hội những ngày qua đều phản ánh sự thật là bản thân những người lớn đang lợi dụng chuyện những đứa trẻ để đưa ra những suy nghĩ chủ quan nhằm phán xét và chê trách. Giáo dục có triết lý và nguyên lý của giáo dục. Một nền giáo dục có triết lý thế nào thì sẽ cho ra các sản phẩm là nguồn lực con người thế ấy.
Một đứa trẻ được phát triển toàn diện không nhất thiết phải cố gắng học chạy theo điểm để lấy giấy khen. Mỗi đứa trẻ có một khả năng và bất cứ một cố gắng nào của trẻ ở các khả năng khác nhau đều đáng được trân trọng như nhau. Cũng như trong một lớp học không phải chỉ có học sinh giỏi toán, giỏi văn mới đáng được đề cao.
Nhưng cũng đừng chỉ trách nhà trường trong việc chạy theo thành tích và cách đánh giá xếp loại học sinh một cách vô cảm. Bởi vì dịp này ở trên mạng, các bố các mẹ khoe giấy khen của con tràn lan. Cả xã hội trọng thành tích, tất có những nhà trường đáp ứng nhu cầu ấy.
Một nền giáo dục hướng tới việc giáo dục con người là không cần thành tích. Giáo dục con người cũng không phải là coi thường học kiến thức để đi học kỹ năng sống. Một con người có đủ năng lực làm người là bao gồm cả kiến thức và cốt cách con người. Mà nhân cách đứa trẻ là do cách người lớn làm gương và đối xử với chúng.
Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng.
Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng" giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. "Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được".
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh - đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
"Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ".
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
"Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác".
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
"Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ - tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet".
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ... được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé...
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng.
Năm 2019, gần 9.000 trẻ em được dạy bơi an toàn "Chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có gần 9.000 trẻ được dạy bơi an toàn và gần 18.000 trẻ em được dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước". Đây là một trong những kết quả tích cực mà Chương trình Phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 đạt được sau gần 2 năm can...