Người lớn rung lắc khi bế, bé 2 tháng tuổi ’suýt mất mạng’
Trẻ 2 tháng tuổi nguy hiểm tính mạng do người lớn thường đung đưa khi bế. Dù được điều trị tích cực nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao chịu di chứng thần kinh, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển não bộ…
Bệnh nhi được chăm sóc, điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa. Ảnh: BV
Sai lầm khi bế khiến trẻ nguy kịch
Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây tiếp nhận một bệnh nhi 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng li bì, ngừng thở, co giật, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, nguy cơ tử vong cao.
Người nhà cho biết, bé không bị té ngã, chấn thương, chưa co giật lần nào. Trước nhập viện 3 ngày, bé thường xuyên quấy khóc, được gia đình chăm sóc bế đung đưa để dỗ nín. Khi thấy bé bú ít, kém linh hoạt, gia đình đưa bé vào bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, bệnh nhi được chụp cộng hưởng từ sọ não, soi đáy mắt để xác định tổn thương. Kết quả cho thấy, trẻ bị tụ máu não, phù não lan tỏa kèm xuất huyết võng mạc. Bác sĩ nghi ngờ do Hội chứng rung lắc.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi cai được máy thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tuy nhiên vẫn còn di chứng tăng trương lực cơ, giảm ý thức, nguy cơ cao sẽ để lại di chứng thần kinh lâu dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển não bộ, tương tác xã hội của trẻ, cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.
Tuyệt đối không rung lắc mạnh trẻ khi bế
Bác sĩ Ngô Tiến Đông – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hội chứng rung lắc là một chấn thương não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. Hội chứng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 – 4 tháng tuổi, bởi đó là thời điểm trẻ có xu hướng quấy khóc thường xuyên và kéo dài. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là do người lớn khi bế trẻ em thường có thói quen rung lắc, nhằm mục đích dỗ để trẻ bớt quấy khóc. Thói quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ khi ngủ hoặc những động tác làm thay đổi đột ngột tư thế (bế trẻ lên cao, bế thốc dậy, tung cao trẻ…) dù chỉ diễn ra trong 5 giây cũng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.
“Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trọng lượng đầu chiếm khoảng 10 – 15% trọng lượng cơ thể. Ở độ tuổi này, trẻ có cơ cổ rất yếu không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn, não bộ chưa phát triển nhiều, nằm ‘trôi nổi’ trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Rung lắc mạnh, gây ra sự tăng – giảm tốc nhanh chóng của não, tác động va đập vào bề mặt cứng bên trong hộp sọ, làm tổn thương não và các mạch máu não, phù não và tăng áp lực nội sọ”, bác sĩ Ngô Tiến Đông thông tin.
Các biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng và thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Thời gian khởi phát có thể là ngay sau khi rung lắc hoặc sau một khoảng thời gian: trẻ quấy khóc, nôn nhiều, bú kém, nhịp thở bất thường, lì bì, co giật, hoặc hôn mê. Trong một số trường hợp hội chứng rung lắc nhẹ, trẻ có thể không biểu hiện triệu chứng ngay, nhưng một thời gian sau có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến chậm phát triển tinh thần vận động.
Video đang HOT
Từ trường hợp trên, bác sĩ Đông khuyến cáo, người lớn tuyệt đối không thực hiện những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột khi chăm sóc và bế trẻ.
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ tổn thương não do hội chứng rung lắc, phụ huynh cần:
Nhanh chóng gọi xe cứu thương đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời; Hạn chế bế xốc hay rung lắc thêm để gọi trẻ tỉnh lại, không cho trẻ ăn hoặc uống nước trước khi có cấp cứu hỗ trợ.
Nếu trẻ ngừng thở, phụ huynh cần chủ động thực hiện hô hấp nhân tạo. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn trớ, để tránh bị sặc, hãy nhẹ nhàng đặt nghiêng đầu và người trẻ theo một trục đồng nhất (nếu có chấn thương cột sống, phương pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương thêm).
Phình mạch máu não phát hiện bằng cách nào?
Phình mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm, tiến triển thầm lặng. Đây là tình trạng phình ra hay phồng lên ở một đoạn mạch máu não, thường xảy ra khi thành mạch máu bị yếu.
Khi vỡ, gây nên chảy máu dưới nhện là một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề và tỷ lệ tử vong rất cao.
Nguyên nhân phình mạch máu não
Phình động mạch não là hiện tượng phồng lồi mạch máu trong não. Vì thành mạch quá mỏng, nên bất cứ thời điểm nào cũng có thể bị vỡ và máu sẽ tràn vào khoang ở xung quanh não dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Bệnh do một đoạn động mạch trên não bị phình tạo thành túi. Túi phình ngày càng to, thành túi mỏng dần và rất dễ vỡ. Khi chưa vỡ hầu như chúng không có biểu hiện gì và rất khó chẩn đoán vỡ có thể xảy ra khi nào.
Nguyên nhân của phình mạch não có thể do các bất thường bẩm sinh ở mạch máu não. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện phổ biến hơn ở những người vận động quá sức, tác động trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của mạch máu não. Ngoài ra lạm dụng các thức uống có chất kích thích như rượu, bia, thường xuyên hút thuốc lá liên tục... có thể làm gia tăng nguy cơ bị phình mạch máu não.
Túi phình mạch não hình thành còn do tổn thương vi mô thành động mạch (xơ vữa động mạch) hay gặp ở những người bị tăng huyết áp, nghiện ma túy đặc biệt cocain, người bị thiếu hụt estrogen, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh,...
Dấu hiệu phình mạch máu não
Thông thường đa số túi phình mạch não nhỏ thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên một số trường hợp có thể đè ép vào các mô não và thần kinh gây đau ở trên và phía sau mắt, thay đổi thị lực, tê yếu hoặc liệt mặt một bên, sụp mi.
Hình ảnh phình mạch máu não.
Ở một số trường hợp, túi phình không vỡ nhưng bị rò rỉ một lượng máu nhất định ra ngoài, gây nên triệu chứng đau đầu. Nếu các túi phình bị vỡ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột và cực kỳ nghiêm trọng, kèm theo một số triệu chứng như:
Hoa mắt
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Cứng cổ
Nhạy cảm với ánh sáng
Co giật
Mất ý thức
Thậm chí tim ngừng đập...
Nếu sống sót, người bệnh có thể bị di chứng nặng nề như liệt, rối loạn ý thức, sống thực vật,... phải sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, mất khả năng lao động và nhất là kiệt quệ về kinh tế do phải điều trị kéo dài.
Như vậy, nếu thấy có các biểu hiện:
Đau phía trên và sau mắt;
Thị lực bị thay đổi;
Liệt một bên mặt;
Đồng tử giãn;
Sụp mi... hãy nghĩ đến rất có thể bị phình mạch máu não và cần đi khám ngay lập tức.
Nếu các túi phình mạch máu bị vỡ người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột và cực kỳ nghiêm trọng.
Để chẩn đoán phình mạch máu não ngoài việc khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định chụp mạch máu não sẽ phát hiện túi phình, vị trí khích thước và hình dạng của túi phình. Các phương phát chẩn đoán hình ảnh hay được sử dụng hiện nay là:
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA)
Cộng hưởng từ MRA
Chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA là tiêu chuẩn vàng)
Điều trị phình mạch máu não
Theo thống kê, túi phình mạch máu não vỡ có tỉ lệ tử vong trước khi đến bệnh viện là 10-15%. Túi phình mạch não đã vỡ không xử trí trong 24 giờ đầu tử vong là 25%, trong 30 ngày đầu là 50%. Túi phình mạch não vỡ tái phát tỉ lệ tử vong tàn tật lên đến 60% - 80%. Vì vậy, đây là bệnh lý cần phải cấp cứu, can thiệp ngay nhằm phòng vỡ tái phát.
Mục tiêu trong điều trị cho bệnh nhân phình mạch máu não chưa vỡ là ngăn chặn vỡ túi phình. Với những túi phình đã vỡ gây xuất huyết não thì điều trị túi phình nhằm ngăn chặn xuất huyết não lần 2. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp như: phẫu thuật kẹp túi phình, can thiệp nút coil mạch máu não,... để đem lại kết quả cao cho người bệnh.
Đau đầu đột ngột coi chừng phình động mạch não Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, tuổi hay gặp nhất là 40-60 tuổi. Phình động mạch não rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị vỡ hoặc to chèn ép vào các cấu trúc giải phẫu xung quanh. Hậu quả do vỡ phình động mạch não gây ra rất thảm khốc, tỉ lệ tử vong khoảng 34 - 45%,...