Người lớn cũng bị viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ không phải là bệnh của riêng trẻ em mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong những ngày hè nắng nóng, nhiều người bệnh là người lớn đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu vì viêm màng não mủ, đa số các ca bệnh nhập viện với những biến chứng phức tạp…
Ảnh minh họa: Internet
Những người nghiện rượu, mắc các bệnh lý nền như tổn thương ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc bệnh do dễ bị nhiễm khuẩn, sức đề kháng kém. Đáng lưu ý là do đến viện muộn nên có những người may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng phải gánh chịu nhiều di chứng nặng suốt cuộc đời, mất khả năng lao động, vận động…
Đây là bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng, thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, các biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, chảy nước mũi, ho, một số ít trường hợp có thể không sốt cao, vì thế dễ bị nhầm với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, viêm mũi.
Tuy nhiên, đối với bệnh viêm màng não mủ triệu chứng đau đầu là biểu hiện đặc trưng. Khi đó, người bệnh uống thuốc giảm đau mà bệnh không thuyên giảm.
Video đang HOT
Phòng bệnh
Do nhiều tác nhân gây viêm màng não mủ ở người lớn có điều kiện phát triển trong mùa hè nóng ẩm, đặc biệt là tụ cầu khuẩn. Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở tai khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho não. Vì thế vấn đề vệ sinh thân thể và điều trị triệt để các bệnh lý nền là một biện pháp quan trọng ngăn chặn viêm màng não ở người lớn.
Ngoài ra, người dân nên đi tiêm vaccin Hib phòng bệnh sẽ làm giảm trên 90% nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay, việc phòng bệnh do Hib thông qua tiêm chủng ngày càng trở nên quan trọng khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng.
Khác với các tác nhân virut khi gây bệnh để lại kháng thể nhưng với các loại vi khuẩn thì có thể tái nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù đây là bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nhưng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng là một khó khăn trong cuộc chiến với bệnh lý này.
Theo TPO
Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu tốt nhất
Có thể phòng bệnh não mô cầu một cách chủ động. Ở nơi đang có dịch xảy ra thì cách phòng bệnh tốt nhất là cách ly người bệnh không để tiếp xúc với người lành, đặc biệt là trẻ em.
Ảnh minh họa: Internet
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, ở thể nặng tỷ lệ tử vong còn rất cao. Bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố.
Trong một khoa, buồng bệnh có người bệnh não mô cầu thì cần đeo khẩu trang cho người bệnh, người lành và cả người phục vụ vì vi khuẩn não mô cầu lây qua đường hô hấp.
Môi trường sống ở nơi có người bệnh viêm não mô cầu cần được phun thuốc diệt vi khuẩn. Các dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh cần vệ sinh, tẩy uế thật sạch như ngâm vào nước đang đun sôi hoặc ngâm vào dung dịch cloramin B...
Với các trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu thì cần được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng tùy theo từng loại kháng sinh và tùy theo lứa tuổi. Dùng kháng sinh gì và liều lượng ra sao cần phải có đơn của bác sĩ khám bệnh, tuyệt đối không tự mua thuốc dùng cho bản thân, người thân hoặc con, em mình.
Việc phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng ngừa cho mọi đối tượng chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn não mô cầu hoặc những người chuẩn bị đến các vùng có dịch bệnh não mô cầu.
Cũng cần lưu ý là khi nghi ngờ trẻ bị bệnh viêm não mô cầu cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc do chủ quan hoặc chần chừ hoặc tự chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị.
Phòng bệnh bằng cách tiêm vaccin, dùng các thuốc rifampin, sulfamid, tetracyclin, chlorocid điều trị dự phòng cho thành viên trong gia đình bệnh nhân, nhân viên y tế và những người tiếp xúc với bệnh nhân, các hộ ở xung quanh nhà bệnh nhân.
Vaccin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu không cần thiết phải tiêm cho tất cả trẻ nhỏ bởi vaccin không có hiệu lực cao với trẻ dưới 2 tuổi. Tuy vậy, cha mẹ trẻ nên đưa con đi tiêm nếu trẻ có nguy cơ bị bệnh cao như gần nơi có xảy ra dịch bệnh, tiếp xúc với trẻ bị bệnh...
Cũng có khuyến cáo nên tiêm vaccin đối với những người làm việc trong phòng thí nghiệm - nơi thường tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch não mô cầu xảy ra.
Tiêm chủng nhắc lại có thể được chỉ định cho những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao (ví dụ người hiện đang sống trong vùng có vụ dịch xảy ra), đặc biệt là những trẻ khi được tiêm liều vaccin thứ nhất lúc dưới 4 tuổi. Những trẻ này nên được tiêm nhắc lại sau 2-3 năm nếu chúng vẫn có nguy cơ bị bệnh cao.
Theo TPO
Viêm màng não mô cầu lây như thế nào? Đường lây bệnh chủ yếu theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi và cũng có thể lây qua dụng cụ, quần áo, đồ dùng sinh hoạt bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Ảnh minh họa: Internet Viêm não do vi khuẩn não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm...