Người ho, sốt không tham gia chế biến, cung cấp thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng chỉ chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh kiểm tra chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng. Đặc biệt, cần bảo đảm ATTP phòng chống dịch bệnh Covid-19, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới.
Với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ông Nguyễn Thanh Phong yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP, tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, không an toàn, không quảng cáo sai về bản chất, tác dụng của sản ph ẩm thực phẩm.
Đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định của cơ quan y tế để đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng lây nhiễm Covid-19. Ảnh M.HIỆP
Ông Phong lưu ý dịp tết ngay tại gia đình, không nên mua nhiều, tích trữ thực phẩm, vì hệ thống phân phối thực phẩm hiện đã cung cấp sát ngày nghỉ tết và mở lại sớm. Đặc biệt, người dân sử dụng rượu bia có kiểm soát vì việc lạm dụng đồ uống có cồn dễ gây ngộ độc cũng như những hậu quả khác cho sức khỏe.
Theo Cục ATTP, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang hoạt động trở lại, vắc xin Covid-19 đã được tiêm bao phủ rộng nhưng mỗi người tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Trong đó, các cơ sở dịch vụ ăn uống cần chú ý thực hiện để phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19, như: người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được làm việc tại cơ sở. Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm.
Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay sạch và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng… Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa.
Những ai phải cách ly phòng Covid-19 khi về quê đón tết?
Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các yêu cầu cần tuân thủ để ngừa lây nhiễm Covid-19 tại các trung tâm thương mại, siêu thị. Theo đó, các cá nhân không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.
Luôn thực hiện thông điệp 5K, trong đó lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định; giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn…
Bộ Y tế lưu ý, cần thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, khó thở, sốt… Đồng thời, người lao động/làm việc, người bán hàng tại các điểm phân phối, cung cấp thực phẩm phải được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Chế độ ăn uống số 1 để tránh bệnh gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn kiêng này đã được các chuyên gia yêu thích vì những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của nó.
Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và những lựa chọn thực phẩm bạn đưa ra có thể giúp ích hoặc cản trở hoạt động của cơ quan quan trọng này.
Bằng chứng mới cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp chống lại một bệnh gan phổ biến: bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ví dụ, chọn thực phẩm có nhiều chất xơ và vitamin C và E có thể giúp giữ cho gan khỏe mạnh, trong khi uống nhiều rượu hoặc ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể gây ra hậu quả thực sự.
Bằng chứng mới cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp chống lại một bệnh gan phổ biến: bệnh gan nhiễm mỡ.
Trong nghiên cứu được công bố tháng 1.2022 trên tạp chí Nutrients, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra một nhóm hơn 1.400 người tham gia từ 65 tuổi trở lên, đánh giá hàm lượng chất béo trong gan và mức độ tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải của họ.
Họ không chỉ phát hiện ra rằng việc tuân thủ chặt chẽ hơn chế độ ăn kiêng này có liên quan đến hàm lượng mỡ gan thấp hơn, mà còn ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn và uống nhiều rượu hơn có liên quan đến hàm lượng mỡ gan cao hơn, theo Eat This, Not That!
Vì vậy, ăn thịt trắng và protein có nguồn gốc thực vật và cắt giảm rượu cũng có thể có tác động tích cực đến gan của bạn.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường là "một căn bệnh thầm lặng, ít hoặc không có triệu chứng", theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK) của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, một bộ phận của Viện Y tế Quốc gia.
Nếu bạn gặp các triệu chứng, bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây đau bụng hoặc mệt mỏi.
Những người bị tình trạng này có nguy cơ cao phát triển bệnh tim, huyết áp cao và bệnh tiểu đường loại 2, trong số các vấn đề sức khỏe khác.
Chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm chế độ ăn kiêng giàu chất dinh dưỡng như đậu, trái cây và rau, các loại hạt, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nó cũng liên quan đến việc tìm nguồn cung cấp chất béo chủ yếu từ dầu ô liu, cũng như ăn sữa, trứng và thịt gia cầm một cách điều độ và ăn rất ít thịt đỏ, nếu có.
Uống nhiều rượu có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao hơn
SHUTTERSTOCK
"Một trong những kết quả phân tích của chúng tôi là, ở nhóm dân số lớn tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi, việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải càng cao thì nguy cơ bị gan nhiễm mỡ càng thấp", tác giả đầu tiên Luisa Lampignano nói với Eat This, Not That!, thay mặt cho tác giả chính Rodolfo Sardone.
"Tuy nhiên, chúng tôi đã chỉ ra rằng, ngay cả khi họ đã tuân thủ tốt chế độ ăn Địa Trung Hải, những đối tượng tiêu thụ nhiều thịt đỏ và rượu có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao hơn", tác giả Lampignano cho biết.
Tác giả Lampignano nói thêm rằng cần có thêm các nghiên cứu dọc (tức là dài hạn) và các thử nghiệm ngẫu nhiên để xác nhận những phát hiện này, theo Eat This, Not That!
Loại trái cây giúp giảm 36% nguy cơ mất thị lực Tiến sĩ Nigel Best, chuyên gia chăm sóc mắt của Phòng khám mắt và thị lực Specsavers (Anh), khuyến nghị 2 loại thực phẩm giàu zeaxanthin và lutein, có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực do thoái hóa điểm vàng. Tiến sĩ Best cho biết, các loại thực phẩm như ớt và kiwi có rất nhiều lợi ích cho sức...