Người hay dị ứng có thể không mắc ung thư
Dị ứng da gây khó chịu, nhưng lại là một tin tốt lành, các nhà khoa học tuyên bố. Tình trạng ngứa ngáy này có thể giúp tránh bệnh ung thư.
Thử phản ứng dị ứng trên da với các tác nhân khác nhau. Ảnh: hal-allergy.nl.
Các nhà khoa học Đan Mạch đã tìm thấy rằng những người mẫn cảm với các tác nhân thông thường như nước hoa, niken… thì có nguy cơ mắc 3 loại bệnh ung thư ít hơn hẳn.
Điều này có thể là do phản ứng dị ứng tiếp xúc (khi cơ thể nhầm lẫn rằng nó đang bị tấn công) cũng đồng thời giúp hệ miễn dịch chống trả những mối đe dọa khác.
Video đang HOT
Theo Time, nghiên cứu, do tiến sĩ Kaare Engkilde và cộng sự, từ Bệnh viện Đại học Copenhagen thực hiện, đã tìm hiểu dữ liệu của 17.000 người trưởng thành, từng tham gia test dị ứng với các tác nhân thông thường từ giữa năm 1984 và 2008.
Họ phát hiện thấy chỉ 1/3 trong số họ, khoảng 6.000 người có test dương tính với ít nhất một tác nhân gây dị ứng. Sau đó, họ so sánh kết quả này với dữ liệu từ Cơ quan Ung thư Đan Mạch.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy ở nhóm người bị dị ứng tiếp xúc, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư da không sắc tố là thấp hơn đáng kể, trong cả hai giới. Riêng ở phái nữ, tỷ lệ mắc ung thư não cũng thấp hơn.
Các nghiên cứu trước kia cũng tìm thấy những người bị dị ứng phấn hoa và bụi nhà có thể kháng được căn bệnh nguy hiểm này.
Phát hiện này cũng ủng hộ “giả thuyết giám sát miễn dịch”, theo đó người bị dị ứng ít có nguy cơ mắc ung thư, do hệ miễn dịch hoạt động quá hiệu quả, các tác giả nghiên cứu cho biết.
“Có lẽ có vài cơ chế bảo vệ và vì thế, hệ miễn dịch dường như đủ khả năng chống lại nhiều thứ, trong đó có cả ung thư”, tiến sĩ Clifford Basset từ Trường Y NYU Langone, nhận định.
Cuộc khảo sát cũng ghi nhận nhóm người bị dị ứng tiếp xúc thì có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang cao hơn, có thể là kết quả của việc tích lũy các chất chuyển hóa cao trong máu, nhóm tác giả lập luận.
Tuy nhiên, nhóm cần thêm nghiên cứu sâu hơn để tính tới các tác nhân khác như đẳng cấp xã hội, thuốc lá.
Theo BĐVN
Cẩn thận bị say sắn khi ăn sắn
Sau khi ăn sắn tôi hay bị buồn rã rời chân tay, đầu choáng váng, bụng đau lâm râm. Mọi người nói đó là say sắn do tôi ăn lúc đói. Xin bác sĩ cho biết, chất gì của sắn gây ra triệu chứng trên và tôi có nên ăn nữa không?
Những gì bạn miêu tả đúng là biểu hiện của say sắn. Nguyên nhân là do chất acid cyanhydric- một chất độc mạnh có trong sắn. Chất này có thể gây tử vong nếu ăn quá nhiều và nạn nhân không được cấp cứu kịp thời.
Thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong.
Khi chế biến sắn cần phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt (nguồn ảnh: internet)
Khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: Gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức.
Khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần chú ý: mua sắn tươi vừa mới dỡ về. Khi chế biến sắn cần phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt. Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất.
Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu ngộ độc sẽ khó xử lý kịp.
(Theo Sức khoẻ & Đời sống)
Phòng cước tay, chân khi trời lạnh Mỗi khi trời trở lạnh, ngón chân, tay tôi thường bị cước sưng đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Xin bác sĩ cho biết, để phòng bệnh cần làm gì? Nhung Lương (Hưng Yên) Trời lạnh các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, nếu làm ấm đột ngột sẽ bị sưng đỏ, ngứa, đau các đầu ngón chân, tay. Để...