Người gửi tiền xoay phương án do lãi suất huy động giảm
Lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục giảm từ giữa tháng 3 đến nay.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối quý I/2020 ở trạng thái “tốt” đối với cả tiền đồng và ngoại tệ.
Sau kỳ hạn gửi tiết kiệm 13 tháng tại BAC A BANK, bà N.T.L ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ra đổi sổ với tính toán tiếp tục gửi kỳ hạn dài bởi mức lãi suất huy động cao tại đây. Tuy nhiên, khi nhân viên Ngân hàng cho biết lãi suất huy động kỳ hạn tương tự đã hạ xuống mức 7,85%/năm, thay vì 8,2%/năm từ ngày 13/4/2020 như thời gian qua, bà N.T.L đã tính toán lại phương án gửi để chờ lãi suất tăng trở lại.
“Mọi việc dường như đã quay trở lại bình thường sau dịch bệnh nên tôi định gửi kỳ hạn ngắn chờ lãi suất tăng trở lại bắt đầu từ quý II – giai đoạn huy động vốn mạnh cho cuối năm. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng khuyến nghị thận trọng với phương án này bởi lãi suất huy động có thể giảm thêm”, bà N.T. L nói.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh đồng loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất nhằm giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện để các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất.
Đồng thời, kêu gọi các ngân hàng thực hiện giảm lãi vay đối với khách hàng, hỗ trợ người vay bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Nhờ đó, lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục giảm từ giữa tháng 3 đến nay.
Thực tế cho thấy, xu hướng giảm lãi suất sẽ tiếp diễn do tín dụng khó tăng. Dịch Covid-19 bùng phát đã làm đình trệ hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực.
Sự gián đoạn này khiến tăng trưởng tín dụng giảm tốc, với mức tăng toàn ngành ở mức 1,3% vào cuối quý I/2020 – thấp nhất trong 6 năm qua.
Bên cạnh đó, các ngân hàng quan ngại việc nợ xấu tăng trở lại nên càng thận trọng với khoản cho vay mới. Nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2020 chỉ đạt khoảng 11%, thấp hơn mức 13,6% của năm 2019.
Video đang HOT
Một chỉ số khác cũng hỗ trợ cho lãi suất giảm đó là lạm phát. Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm 1,54% so với tháng trước đó và là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do giá xăng dầu giảm mạnh.
Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý II/2020 do Vụ Dự báo – Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cho biết, số TCTD kỳ vọng lãi suất “giảm” trong thời gian tới nhiều hơn số TCTD kỳ vọng lãi suất “tăng”.
Tỷ lệ TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động – cho vay “giảm” trong quý tới và cả năm 2020 tăng gần gấp đôi so với kỳ điều tra trước.
Theo đánh giá của các TCTD, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối quý I/2020 ở trạng thái “tốt” đối với cả tiền đồng và ngoại tệ, dồi dào hơn so với quý IV/2019 do tín dụng tăng thấp, trong khi tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng cao hơn.
Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng (về gửi tiền và vay vốn), huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý II/2020 và tăng 11,5% trong năm 2020, điều chỉnh giảm 1,7% so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra tháng 12/2019.
Đáng chú ý, trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng các phiên từ 27-29/4, lãi suất VND biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn.
Cụ thể, chốt phiên 29/4, lãi suất VND giao dịch quanh mức: Qua đêm là 2,18%/năm ( 0,1%/năm); 1 tuần là 2,32%/năm (-0,06%/năm); 2 tuần là 2,4%/năm (-0,1%/năm); 1 tháng là 2,62%/năm (-0,18%/năm).
Tại thị trường mở, trong 3 phiên từ 27-29/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 3.000 tỷ đồng/phiên trên kênh cầm cố đều với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất chào thầu giữ ở mức 3,5%/năm.
Kết quả là không có khối lượng trúng thầu trên kênh này, trong tuần chỉ có 1 tỷ đồng đáo hạn vào phiên 1/5. Như vậy, khối lượng lưu hành trên kênh này giảm xuống mức 1 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước không chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước trong tuần qua. Trong tuần, có 10.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn vào các phiên nghỉ lễ.
Khối lượng tín phiếu lưu hành giảm xuống mức gần 122.000 tỷ đồng. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 9.999 tỷ đồng ra thị trường thông qua kênh nghiệp vụ thị trường mở trong tuần vừa qua.
TPBank đang khát vốn?
Nhu cầu tín dụng dài hạn tăng lên có thể là nguyên nhân khiến TPBank phải tìm kiếm nguồn vốn dài hạn tương ứng
Quyết định nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn tài chính, chẳng hạn như CAR - chỉ số sẽ tính trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm vào vốn tự có cấp 2.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong vừa có báo cáo kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Theo đó, 297,2 tỷ đồng trái phiếu đợt 5, kỳ hạn 7 năm đã được các nhà đầu tư cá nhân mua hết vào ngày 13/2/2020. Trong cùng ngày, TPBank đã huỷ một đợt phát hành trái phiếu khác có kỳ hạn 10 năm.
Đáng chú ý là lãi suất của cả 2 lô trái phiếu này được đẩy lên rất cao, với lô phát hành là 9,5%/ năm đầu, còn lô không tiến hành là 9,6%/năm đầu.
Ghi nhận cho thấy TPBank tham gia khá tích cực vào thị trường trái phiếu từ cuối tháng 11/2019 đến nay. Tổng cộng có 9 lô trái phiếu trong 5 đợt phát hành, trong đó 4 lô TPBank chủ động huỷ, đều có kỳ hạn 10 năm và lãi suất 9,6%/năm đầu.
Ở 5 lô còn lại, 1 lô duy nhất có kỳ hạn 10 năm với giá trị 34 tỷ đồng được nhà đầu tư tổ chức mua, còn 4 lô có kỳ hạn 7 năm, cùng lãi suất 9,5%/ năm đầu và được nhà đầu tư cá nhân mua trọn.
9 đợt phát hành trái phiếu gần đây của TPBank
Như đã lưu ý trong bài viết gần đây, lãi suất trái phiếu của các ngân hàng có xu hướng tăng mạnh, từ dưới 7%/năm lên trên 8%, như ACB ngày 27/12/2019 và 7/1/2020 phát hành 230 tỷ đồng với lãi suất 8,5%/năm hay BIDV ngày 25/12/2019 phát hành 3.060 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm với lãi suất năm đầu 8,2%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất cao đột biến như trường hợp TPBank là diễn biến thu hút sự chú ý của giới tài chính, đặc biệt trong bối cảnh nhiều ngân hàng quy mô tương tự vẫn huy động được nguồn vốn với chi phí vừa phải, như trường hợp MSB huy động 400 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi cố định 7%/năm vào ngày 25/12/2019, hay Bắc Á Bank cuối năm 2019 phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2-5 năm với lãi suất từ 6,6%-7,2%/năm.
Nên biết rằng cộng với chi phí phát hành, chi phí vốn của gần 700 tỷ đồng trái phiếu mà TPBank thu về trong chưa đầy 2 tháng qua có thể vượt ngoài 10%/năm đầu tiên. Để dễ so sánh, lãi suất huy động khách hàng cá nhân kỳ hạn 36 tháng cao nhất đang được TPBank niêm yết là 7,5%/năm.
Vậy thì vì sao nhà băng này không đẩy mạnh huy động vốn đơn thuần, mà lại phải đi vay bằng trái phiếu với lãi suất "cắt cổ"?
Phân tích thực trạng tài chính của TPBank, cùng đặc điểm của các lô trái phiếu có thể mang tới những hình dung tổng quan hơn.
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán cho biết dư nợ tín dụng của TPBank tăng 24% trong năm 2019, trong khi huy động tăng với tốc độ thấp hơn (21,4%). Kết quả là tỷ lệ tín dụng trên huy động tăng từ 100% lên 102%. Cơ cấu tín dụng cũng là chi tiết cần bàn, khi tỷ lệ cho vay ngắn, trung và dài hạn ở cuối năm 2019 lần lượt là 25%:27%:48%, trong khi đầu năm là 22,5%:31,7%:45,8%.
Nhu cầu tín dụng dài hạn tăng lên có thể là nguyên nhân khiến TPBank phải tìm kiếm nguồn vốn dài hạn tương ứng nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn tài chính, chẳng hạn như CAR - chỉ số sẽ tính trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm vào vốn tự có cấp 2.
Giả thiết này thêm phần cơ sở khi lãi suất các năm sau của trái phiếu TPBank bằng mức tham chiếu cộng biên độ 2,6%, là thấp hơn khá nhiều so với so với mặt bằng chung hiện nay (biên độ từ 3-4%). Có nghĩa rằng TPBank chỉ "khát" vốn dài hạn trong ngắn hạn.
Và khi giải toả được áp lực về tỷ lệ an toàn tài chính, các lô trái phiếu này hoàn toàn có thể được mua lại trước hạn. Quy định mua lại trái phiếu trước hạn cũng được thông báo rõ trong cả 9 lô trái phiếu vừa qua của TPBank.
Theo nhadautu
Gửi tiết kiệm kì hạn 15 tháng ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất? Lãi suất tiền gửi kì hạn 15 tháng cao nhất là 8,1%/năm, áp dụng tại ngân hàng VietBank. Theo đó, mức lãi suất cao nhất ở kì hạn này là 8,1%/năm, áp dụng tại ngân hàng VietBank. Ngoài ra, ba ngân hàng có lãi suất huy động kì hạn 15 tháng cùng ở mức 8%/năm là Kienlongbank, Bac A Bank và Ngân hàng...