Người gốc Việt tại Campuchia chấp hành thông báo di dời nhà bè nổi trên sông ở Phnom Penh
Thực hiện và chấp hành thông báo của chính quyền Đô thành Phnom Penh từ ngày 2/6/2021 về việc giải tỏa và di dời một số nhà nổi và bè cá trên sông Tonle thuộc 6 quận (Prek Pnov, Russey Keo, Daun Penh, Chroy Changvar, Chbar Ampov, Mean Chey), tính đến ngày 12/6, gần 1.000 hộ gia đình gốc Việt đã tuân thủ và tháo dỡ một số nhà bè để chờ tái định cư.
Với đặc thù nhiều tài sản của bà con là các lồng bè cá (trong đó nhiều lồng cá chưa tới thời điểm thu hoạch) nên việc di chuyển hoặc tiêu thụ là không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang rất phức tạp tại Campuchia.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN tại Campuchia, trong các ngày 11 và 12/6, bà con người gốc Việt đã hối hả thực hiện việc tháo dỡ và di dời ở các điểm như địa phận phường Prek Thmey (quận Chbar Ampov) hay bến sông thuộc quận Prek Pnov.
Đa số người gốc Việt tại đây mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, nuôi cá lồng bè hoặc làm thuê trên bờ, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn khi nhận được thông báo di dời trong vòng 7 ngày (kể từ ngày 2/6). Với đặc thù nhiều tài sản của bà con là các lồng bè cá (trong đó nhiều lồng cá chưa tới thời điểm thu hoạch), việc di chuyển hoặc tiêu thụ là không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang rất phức tạp tại Campuchia.
Trả lời phóng viên TTXVN tại Campuchia, Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam, ông Sim Chy cho biết, với tinh thần tương thân tương ái, hội đã thông báo cho các chi hội thuộc 6 quận để nắm danh sách ghe bè nuôi các của bà con, liên hệ và thương lượng với chính quyền Đô thành Phnom Penh cũng như các quận để có thêm thời gian thực hiện di dời, giúp bảo quản tài sản trong khi chờ đợi chính quyền nước sở tại có phương án hỗ trợ nơi tái định cư trên bờ, ổn định cuộc sống.
Trong buổi sáng 12/6, Hội Khmer-Việt Nam đã nỗ lực thương thảo với chính quyền quận Prek Pnov để một số ghe, thuyền của bà con gốc Việt được tập kết tạm thời tại khu vực bờ sông thuộc xóm Kruos, phường Samrong (Prek Pnov) trong khi chờ đợi sự hỗ trợ nơi tái định cư. Ở những địa điểm khác trên sông Tonle, số bà con còn lại cũng được hội tuyên truyền vận động để bà con chấp hành tốt quy định của chính quyền và không bỏ đi về Việt Nam lúc này vì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Chia sẻ những khó khăn hiện nay với phóng viên TTXVN tại Campuchia, ông Đồng Văn Cần, 55 tuổi, người gốc Việt thuộc nhà nổi ở Prek Pnov cho biết số bà con người gốc Việt chấp hành quy định của địa phương nhưng cần có thêm thời gian để xử lý một số bè cá, cũng như tìm phương án thuê nhà tạm thời trên đất liền.
Trước đó, ngày 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết vào ngày 7/6 vừa qua, tại cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị Campuchia tiếp tục quan tâm, giải quyết vấn đề địa vị pháp lý cho người gốc Việt tại Campuchia; đề nghị các cơ quan chức năng của Campuchia trong quá trình triển khai các chính sách, biện pháp về kinh tế – xã hội cần lưu ý có lộ trình hợp lý, bảo đảm quyền lợi và an sinh của người gốc Việt, tạo điều kiện cho những người bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, duy trì hoặc chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp và tiếp cận đầy đủ các dịch vụ thiết yếu.
Video đang HOT
Vào các ngày 4/6 và 10/6, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh cũng đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên bà con gốc Việt tại khu vực bị di dời; gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Kandal (giáp Phnom Penh) tìm phương án hỗ trợ cho người gốc Việt gặp khó khăn.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã trao đổi với phía Campuchia, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi, có các biện pháp hỗ trợ thiết thực cho bà con tái định cư, đảm bảo tính nhân đạo và quyền lợi chính đáng của người dân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết thêm, phía Campuchia đã ghi nhận các ý kiến của Việt Nam, khẳng định Chính phủ Campuchia sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, doanh nghiệp Việt Nam học tập, làm ăn và người gốc Việt sinh sống ổn định tại Campuchia.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới áp sát mốc 150 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 28/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 149.638.261 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.153.236 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 127.221.699 người.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tạm thời ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 587.440 ca tử vong trong tổng số 32.929.126 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 202.023 ca tử vong trong số 18.147.200 ca bệnh. Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao kỷ lục với 360.000 ca nhiễm mới và 3.293 ca tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể mới tại Ấn Độ đã lây lan sang 17 quốc gia trên thế giới và cũng được cho là có khả năng lây lan chóng mặt. Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, cộng đồng quốc tế hiện đang tăng cường viện trợ trang thiết bị, vật tư y tế giúp nước này ứng phó với dịch bệnh. Quốc gia đứng thứ 3 là Brazil với 395.324 ca tử vong trong số 14.446.541 bệnh nhân.
Tại khu vực châu Á, dịch bệnh đang có xu hướng lây lan tại các thành phố lớn, trải suốt từ Bắc tới Nam Lào. Chiều 28/4, Lào đã ghi nhận thêm 93 ca nhiễm mới, tập trung tại 4 tỉnh/thành. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch với 75 ca mắc mới, tiếp đó là tỉnh Champasak (11 người), Luang Prang (4 người) và Savannakhet (3 người). Tính đến ngày 28/4, Lào đã ghi nhận tổng cộng 604 ca nhiễm, trong đó có tới 555 ca được phát hiện trong tháng 4 và phần lớn là các ca lây nhiễm cộng đồng.
Phun khử khuẩn cho người dân trước khi vào tiêm vaccine tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh. Ảnh: Trần Long/PV TTXVN tại Campuchia
Bộ Y tế Campuchia cho biết đã phát hiện 698 ca nhiễm mới COVID-19 và có 994 trường hợp bệnh nhân đã bình phục trong ngày.
Trong số các ca nhiễm mới, có 1 trường hợp là người lao động Campuchia từ Thái Lan nhập cảnh về nước hôm 26/4.
Toàn bộ số 697 bệnh nhân còn lại đều liên quan đến "Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2", gồm người Campuchia, Indonesia, Trung Quốc tại các tỉnh/thành Kampong Speu, Pursat, Takeo, Kandal, Banteay Meanchey, Sihanoukville và Phnom Penh.
Tính đến ngày 28/4, Campuchia xác nhận có tổng số 1.1761 ca lây nhiễm SARS-CoV-2, với 4.198 người đã bình phục và 88 trường hợp tử vong.
Malaysia cũng ghi nhận 3.142 ca mắc mới - mức tăng trong ngày cao nhất trong 2 tháng qua, nâng tổng số ca bệnh lên 401.593 ca. Theo báo cáo của Bộ Y tế Malaysia, tổng số bệnh nhân không qua khỏi ở nước này đã lên tới 1.477 ca, sau khi ghi nhận thêm 15 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản tuyên bố sẽ siết chặt kiểm soát biên giới đối với những người đến từ 4 bang Tennessee, Florida, Michigan và Minnesota của Mỹ cũng như Ấn Độ và Peru để đối phó với sự lây lan của các biến thể mới của virus SARS CoV-2 được phát hiện ở đó. Biện pháp mới nêu trên, có hiệu lực vào ngày 1/5, yêu cầu những người đi từ các khu vực đó phải cách ly tại một cơ sở được chỉ định và tiến hành xét nghiệm vào ngày thứ ba sau khi họ đến.
Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới trong những ngày qua đang có chiều hướng tăng mạnh, khiến nhà chức trách hết sức lo ngại. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này có thêm 775 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong 4 ngày qua, trong khi số ca không truy vết được tăng lên mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Hiện tổng số ca bệnh tại Hàn Quốc tăng lên 120.673 ca.
Hàn Quốc cũng thông báo nới lỏng quy định cách ly đối với những người đã tiêm vaccine. Theo đó, trường hợp người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 dù tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính và không có triệu chứng nghi nhiễm sẽ được miễn cách ly tại nhà. Thay vào đó, những người này sẽ được xét nghiệm 2 lần trong vòng 14 ngày. Còn những người đã tiêm phòng đầy đủ trong nước, xuất cảnh rồi nhập cảnh trở lại Hàn Quốc, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính và không có triệu chứng nghi nhiễm cũng sẽ được miễn cách ly tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp nhập cảnh từ các nước đang lây lan mạnh biến thể của virus SARS-CoV-2 như Nam Phi hay Brazil sẽ không nằm trong diện này.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc thông báo cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các địa điểm du lịch trước kỳ nghỉ lễ Ngày Quốc tế lao động, bắt đầu vào ngày 1/5 tới - thời điểm mà Trung Quốc dự báo số người đi lại tăng vọt. Cụ thể, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc kêu gọi các địa điểm du lịch hạn chế số lượng khách tham quan và điều này có thể thực hiện dễ dàng ngay tại quầy bán vé vào cửa, cũng như không gian phục ăn uống, tránh tập trung đông người để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, cơ quan quản lý có trách nhiệm giám sát để đảm bảo du khách tuân thủ và thực hiện các biện pháp phòng dịch khi tham gia giao thông, mua sắm, ăn uống,...
Pakistan lần đầu tiên ghi nhận trên 200 ca tử vong trong ngày vì dịch COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi trên cả nước lên 17.530 người. Pakistan cũng ghi nhận 5.292 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 810.231 ca.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Schwelm, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại khu vực châu Âu, Viện nghiên cứu Robert Koch (RKI) của Đức cho biết nước này ghi nhận 22.231 ca mắc mới và 312 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và tử vong lên lần lượt hơn 3,33 triệu ca và 82.280 ca.
Bỉ đã quyết định tạm thời đóng cửa đối với du khách đến từ Ấn Độ, Brazil và Nam Phi bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, do lo ngại sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở những quốc gia này. Tuy nhiên, Bỉ vẫn cho phép một số hoạt động di chuyển thiết yếu đối với nhân viên vận tải, thủy thủ cũng như các chuyến công tác của các nhà ngoại giao, nhân viên thuộc các tổ chức quốc tế và những người được các tổ chức quốc tế mời mà sự hiện diện của họ là cần thiết cho hoạt động của tổ chức hoặc trong việc thực hiện các chức năng khác.
Những du khách nước ngoài khi nhập cảnh vào Bỉ phải có giấy chứng nhận do người sử dụng lao động cấp, giấy chứng nhận do cơ quan ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Bỉ cấp để chứng minh rằng chuyến đi là cần thiết. Những người trở về từ các nước trên buộc phải thực hiện các quy tắc kiểm tra và kiểm dịch nghiêm ngặt hơn. Những người có quốc tịch Bỉ cũng như những người thường trú ở Bỉ, có thể trở về nước từ Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
Trong khi đó, Ba Lan thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới. Cụ thể, các trung tâm mua sắm sẽ mở cửa trở lại từ ngày 4/5, trong khi các khách sạn và nhà hàng sẽ khôi phục hoạt động từ ngày 8/5. Từ tuần tới, trẻ em tiểu học lớp 1, 2, và 3 của nước này sẽ được đến trường. Đến nay, Ba Lan ghi nhận 2,77 triệu ca nhiễm, bao gồm 66.533 người không qua khỏi.
Tại châu Mỹ, Canada đã phải điều động lực lượng vũ trang hỗ trợ chống dịch. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết lực lượng vũ trang đang được điều động đến Nova Scotia và Ontario để giúp hai tỉnh này ứng phó với tình trạng gia tăng các ca nhiễm mới. Tương tự, tỉnh Alberta cũng sẽ nhận được sự trợ giúp của quân đội nước này. Đến nay, tổng số ca nhiễm tại Canada đã vượt 1,1 triệu ca, trong đó hơn 24.000 người đã tử vong.
Về việc phát triển vaccine ngừa COVID-19, nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) và hãng dược phẩm Bharat Biotech chỉ ra rằng những người đã được tiêm vaccine Covaxin nội địa của Ấn Độ có khả năng bảo vệ trước biến thể đột biến kép B.1.617 được phát hiện đầu tiên ở quốc gia Nam Á này. Một nghiên cứu trước đó cũng phát hiện Covaxin có khả năng vô hiệu hóa biến thể B.1.1.7 được tìm thấy đầu tiên ở Anh. Nhà đồng sáng lập công ty dược phẩm BioNTech của Đức, ông Ugur Sahin cũng bày tỏ tin tưởng rằng vaccine do hãng này phối hợp với công ty Pfizer (Mỹ) sản xuất có hiệu quả với biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Nghiên cứu của Cơ quan Y tế công cộng vùng England (PHE) của Anh cho thấy nếu một người mắc COVID-19 được tiêm một liều vaccine của Pfizer hoặc AstraZeneca, nguy cơ lây nhiễm từ người đó sang các thành viên khác trong gia đình có thể giảm tới 50%.
Campuchia ghi nhận 698 ca mắc mới COVID-19 Tối 28/4, thông cáo báo chí Bộ Y tế Campuchia cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện 698 ca mắc mới COVID-19 và có 994 trường hợp bệnh nhân đã bình phục trong ngày. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong số các ca nhiễm mới, có...