Người giữ “linh hồn” SGK tiếng Khmer

Theo dõi VGT trên

Bộ sách giáo khoa (SGK) tiếng Khmer do Nhà giáo Nhân dân Lâm És chủ biên được tái bản nhiều lần. Ông có nhiều công trình liên quan đến dạy và học tiếng Khmer có tầm ảnh hưởng…

Người giữ linh hồn SGK tiếng Khmer - Hình 1

Hơn 80 tuổi nhưng NGND Lâm És vẫn miệt mài với sự nghiệp giáo dục, nhiệt tâm với công tác khuyến học, khuyến tài.

Nhà giáo Nhân dân của đồng bào Khmer

Nhà giáo Lâm És là giáo viên người dân tộc Khmer đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Đảm nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sóc Trăng, sau khi nghỉ hưu, ông làm Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, vẫn nặng lòng với công tác khuyến học cho đến hôm nay.

Thầy Lâm És sinh năm 1940 trong một gia đình nông dân Khmer ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Thuở nhỏ, cậu bé Lâm És rất ham học, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ban đầu được mẹ gửi lên chùa Đại Tâm học chữ, học kinh kệ Khmer. Khó khăn hơn người, nhưng học trò Lâm És rất chăm chỉ học tập và học giỏi.

Được thầy dạy chữ miễn phí ở chùa Đại Tâm từ kinh kệ, triết lý Phật giáo Nam Tông đến đạo làm người và kiến thức phổ thông khoa giáo. Học hết lớp 5, Lâm És thi đạt học bổng vào trường danh tiếng Trung học đệ nhất cấp Khai Trí ở thị xã Sóc Trăng. Hết lớp 9, lại quay về chùa Đại Tâm, nối bước thầy mình trở thành giáo viên dạy miễn phí cho học sinh nghèo và bắt đầu con đường tự học.

Thầy Lâm És cho biết, việc dạy học vừa củng cố kiến thức đã có vừa đặt ra những yêu cầu mới để mình tự học. Thầy bắt đầu học thêm ngoại ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp và cũng dạy cho học trò. Chùa Đại Tâm thời ấy là ngôi chùa đầu tiên ở Sóc Trăng có các lớp học miễn phí dạy cả tiếng Việt, tiếng Khmer và ngoại ngữ Anh, Pháp. Thầy coi chuyện học ở người giỏi hơn để truyền cho người chưa biết là trách nhiệm và niềm vui lớn nhất trong cuộc sống.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thầy về công tác ở Ty Giáo dục tỉnh Hậu Giang. Vừa làm việc, thầy vừa hoàn thành bậc học phổ thông, rồi học đại học, đồng thời tập hợp tư liệu, kinh nghiệm giảng dạy để hệ thống thành sách hướng dẫn dạy tiếng Khmer cho các cán bộ trẻ. Bắt tay vào soạn thảo bộ sách dạy song ngữ Khmer – Việt cho học sinh phổ thông. Đó chính là ước mơ mà thầy đã ấp ủ bao năm.

Bộ SGK tiếng Khmer do thầy chủ biên được tái bản nhiều lần và trở thành bộ SGK được sử dụng chính thức cho hoạt động dạy và học tiếng Khmer cho đến nay. Ngoài ra, thầy Lâm És còn có nhiều công trình liên quan đến việc dạy và học tiếng Khmer có tầm ảnh hưởng toàn quốc. Đến nay, thầy Lâm És có khoảng 100 đầu sách được xuất bản. Trong đó có 53 đầu sách mang tầm quốc gia, số còn lại là sách phục vụ cho địa phương.

Trong đó có nhiều bộ sách có giá trị như: Bộ sách Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ tiểu học đến THCS; Bộ sách dành cho Trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ từ lớp 10 đến lớp 12; bộ sách Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9; Giáo trình giảng dạy chữ Khmer ở trường trung học sư phạm, cao đẳng sự phạm; Tài liệu dạy tiếng Khmer căn bản nâng cao trình độ cho cán bộ… Đặc biệt, từ năm học 2005 – 2006, bộ sách mới chữ Khmer dành cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số được chính thức đưa vào giảng dạy.

Video đang HOT

Người giữ linh hồn SGK tiếng Khmer - Hình 2

Công trình sách và SGK của NGND Lâm És.

Dành trọn cuộc đời chăm lo giáo dục dân tộc

Công trình nghiên cứu, biên soạn sách giáo khoa của Nhà giáo Nhân dân Lâm És đều hướng đến mục đích giúp người học chữ Khmer dễ đọc, viết đúng. Những bộ sách chữ Khmer do thầy soạn thảo được Bộ GD&T đánh giá cao. ó là những công trình khoa học sáng tạo, hữu ích cho việc bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ Việt – Khmer ở Nam Bộ.

Đánh giá về những bộ sách chữ Khmer do thầy Lâm És soạn thảo, TS Bùi Khánh Thế, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT cho biết: “Đó là những công trình khoa học sáng tạo, hữu ích cho việc bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ Việt – Khmer ở Nam Bộ”. Không chỉ tập trung đầu tư cho biên soạn sách, thầy Lâm És còn thường xuyên tham gia dạy lớp Ngữ văn Khmer cho những nơi có nhu cầu. Mong muốn của thầy là đem kiến thức cho mọi người dân Khmer để bà con nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Nhà giáo Nhân dân Lâm És là người có uy tín trong đồng bào dân tộc, một người thầy hơn 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài với sự nghiệp giáo dục và nhiệt tâm với công tác khuyến học, khuyến tài. Ông cũng là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị. Nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực đã dành gần trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc và sự nghiệp giáo dục.

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, thầy Lâm És vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (1994); Nhà giáo Nhân dân (2002, là Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của khu vực ĐBSCL và duy nhất của người Khmer trên cả nước cho đến nay); Huân chương Lao động hạng Ba (2008); hơn 20 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng…

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Hội đồng cấp tỉnh vừa họp xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (đợt 6) đối với 2 công trình. Đó là công trình “Nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống lúa thơm Sóc Trăng ST24 và ST25, giai đoạn 2008 – 2016″ và “Bộ Sách giáo khoa tiếng Khmer” của Nhà giáo Nhân dân Lâm És.

Theo bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, đối với công trình “Bộ Sách giáo khoa tiếng Khmer” có ý nghĩa quan trọng trong phục vụ giảng dạy, không chỉ cho đồng bào Khmer Sóc Trăng mà cho cả khu vực Nam Bộ. Bên cạnh đó, bộ sách còn được sử dụng để bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh theo Đề án của Tỉnh ủy…

Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết? Bài 2: Chỉ triển khai ở những nơi có nhu cầu

Những ngày qua, trước băn khoăn về việc tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành ngoại ngữ 1, dạy và học bắt buộc trong trường phổ thông, Bộ GDĐT đã đưa ra giải thích cụ thể.

Thêm 2 ngoại ngữ trong nhà trường: Có cần thiết? - Bài 2: Chỉ triển khai ở những nơi có nhu cầu - Hình 1


Học sinh tiểu học tại Hà Nội trong giờ học tiếng Anh.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) cho biết: Đây là quyết định về việc thí điểm tiếng Hàn trở thành một trong những ngoại ngữ 1. Còn chương trình tiếng Hàn - ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GDĐT ban hành trước đây. Việc thí điểm ít nhất cũng phải diễn ra trong vài năm để xem xét, đánh giá tính khả thi, chất lượng của việc dạy học, đào tạo. Sau khi thí điểm mà thấy có nhu cầu và chất lượng thì Bộ sẽ triển khai đưa vào để người học thêm các cơ hội lựa chọn.

Không phải là bắt buộc

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội): Việc dạy Tiếng Đức trong trường học không phải là chuyện hiếm, bởi tại Hà Nội có một số trường dạy tiếng Đức có nhiều học sinh tham gia như THPT chuyên ngữ, THPT Việt Đức. Một số trường THCS cũng triển khai dạy ngoại ngữ 2 tiếng Đức và cả thí điểm Tiếng Hàn. Ở giai đoạn thí điểm của Bộ GDĐT thì phụ huynh cứ yên tâm, không nên hiểu theo nghĩa "bắt buộc", là bắt buộc học ngoại ngữ chứ không phải là bắt buộc phải học môn đó, lựa chọn hay không là do học sinh.

Bộ GDĐT cho biết, vào ngày 9/2/2021, Bộ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Hàn và tiếng Đức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong Chương trình GDPT.

Theo Bộ GDĐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn.

Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả và nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở GDPT và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.

Từ các nhu cầu thực tế nói trên, Bộ GDĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc giúp giảm áp lực cho học sinh. Khi tiếng Đức, tiếng Hàn được giảng dạy như Ngoại ngữ 1, học sinh yêu thích hai thứ tiếng này có thể lựa chọn để học tập trong trường phổ thông, giảm bớt áp lực khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác.

Bộ GDĐT cho biết, việc đưa tiếng Đức, tiếng Hàn vào giảng dạy cũng là nội dung thỏa thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, CHLB Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam. Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và bảo đảm điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GDĐT. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Lý giải cụ thể hơn, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: Từ "bắt buộc", không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm "Ngoại ngữ 1". Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là ngoại ngữ 1. Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn.

Hơn 90% học sinh đang chọn tiếng Anh

Làm một khảo sát nhỏ ngay cổng các trường tiểu học, THCS và THPT tại Hà Nội những ngày qua, chúng tôi ghi nhận được tỉ lệ khoảng trên 95% học sinh đang chọn học tiếng Anh. Thực tế cũng cho thấy, trong Chương trình GDPT mới đã được Bộ GDĐT ban hành năm 2018 và đang bắt đầu thực hiện, tiếng Anh là môn duy nhất đến thời điểm này được ghi trong chương trình môn học là "môn bắt buộc". Những ngoại ngữ còn lại như tiếng Nhật, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc... đều là môn ngoại ngữ tự chọn.

Tìm hiểu được biết, khi xây dựng chương trình môn ngoại ngữ trong chương trình GDPT 2018, Bộ GDĐT đã có khảo sát và cho thấy có tới 99% các trường và học sinh phổ thông vẫn chọn học ngoại ngữ 1 là tiếng Anh. Số trường dạy ngoại ngữ không phải tiếng Anh là ngoại ngữ 1 không nhiều, và cũng tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là chủ yếu.

Đến thời điểm này, ngoài tiếng Anh, chỉ có tiếng Nhật đã được chính thức triển khai thí điểm dạy học như ngoại ngữ 1 từ lớp 3 nhưng phạm vi thực hiện cũng rất hẹp. Như đã đề cập ở kỳ trước, từ năm 2016, việc triển khai thí điểm môn tiếng Nhật cấp tiểu học (bắt đầu từ lớp 3) chỉ được thực hiện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Theo đó có 5 trường tiểu học đã được triển khai thí điểm gồm: 3 trường công lập tại Hà Nội là Nguyễn Du (Q.Hoàn Kiếm), Khương Thượng (Q.Đống Đa), Chu Văn An (Q.Tây Hồ) và 1 trường tư thục; TP Hồ Chí Minh cũng có 1 trường tiểu học tư thục tham gia thí điểm dạy tiếng Nhật. Mỗi trường chỉ thực hiện ở 1 - 2 lớp. Học sinh học tiếng Nhật theo chương trình và SGK thí điểm tiếng Nhật lớp 3, 4, 5 với thời lượng 4 tiết/tuần.

Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia cho biết, sở dĩ tiếng Nhật được thí điểm đầu tiên là ngoại ngữ 1 ở cấp tiểu học vì trước đó hơn chục năm, tiếng Nhật đã được đưa vào trường phổ thông thí điểm ngoại ngữ 1 hệ 7 năm ở Việt Nam từ cấp THCS.

Cũng cần nói rõ là từ năm 2006, văn bản của Bộ GDĐT đã cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung làm ngoại ngữ 1. Đề án Ngoại ngữ 2020 cũng quy định: Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp THPT.

Theo Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT ngày 9/2/2021, hai môn tiếng Hàn và tiếng Đức được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Mục tiêu cơ bản của chương trình GDPT môn tiếng Đức là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ.

Học sinh kết thúc tiểu học (lớp 3, 4, 5) đạt bậc 1 (tương đương A1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ/ CEFR), học sinh kết thúc Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) đạt bậc 2 (tương đương A2 theo CEFR), học sinh kết thúc Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12) đạt bậc 3 (tương đương B1 theo CEFR).

Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản. Mục tiêu là học sinh kết thúc lớp 6 đạt bậc 1; kết thúc THCS (lớp 9) đạt bậc 2; kết thúc THPT (lớp 12) đạt bậc 3.

Tổng thời lượng chương trình môn tiếng Hàn là 1.155 tiết (mỗi tiết 35 phút), bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá. Thời lượng tương đương với bậc 1, bậc 2 và bậc 3 lần lượt là 420, 420 tiết và 315 tiết. Nội dung của chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GDĐT.

(Còn nữa)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Hoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờHoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờ
06:52:12 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng muốn được trả lương 3 triệu/tháng, tôi liền biếu 500 triệu và tiễn bà về quê

Mẹ chồng muốn được trả lương 3 triệu/tháng, tôi liền biếu 500 triệu và tiễn bà về quê

Góc tâm tình

09:34:33 22/12/2024
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn , giá mà các con nói với mẹ ngay từ đầu thì đâu có cảnh tréo ngoe này. Lúc sinh con đầu lòng, tôi muốn được bà ngoại chăm sóc nhưng chồng không đồng ý.
Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Bức ảnh chụp 2 nam thanh niên tên Đức khiến nhiều ông bố bà mẹ đỏ mắt ngưỡng mộ

Netizen

09:30:25 22/12/2024
Khi tham gia Olympia, các thí sinh có thể là những đối thủ quyết liệt trên sân khấu, cùng tranh tài qua từng câu hỏi đầy thử thách.
Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Tin nổi bật

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Khám phá New York mùa Giáng sinh

Khám phá New York mùa Giáng sinh

Du lịch

09:15:40 22/12/2024
New York là một trong những thành phố sầm uất nhất Hoa Kỳ. Đây được coi là thủ đô của thế giới nhờ sức ảnh hưởng sâu rộng trong các lĩnh vực
Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Thế giới

09:11:05 22/12/2024
Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Ẩm thực

09:10:10 22/12/2024
Món gà Tây nướng này sẽ khiến Giáng sinh thêm ý nghĩa và ấm cúng hơn rất nhiều. Hãy tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tv show

08:29:13 22/12/2024
Tóc Tiên tiếp tục là chị đẹp nổi bật nhất công diễn 4 Chị đẹp đạp gió 2024 , cô có chiến thắng cách biệt trước Thiều Bảo Trâm và giành lấy 2.200 điểm hoa sóng.
SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

Hậu trường phim

08:26:46 22/12/2024
Giành hai giải thưởng lớn nhưng thực tế Park Shin Hye lại thua đau trước Jang Nara ở bảng đề cử cho chiếc cúp Daesang danh giá.
Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Sức khỏe

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

07:13:45 22/12/2024
Ở demo gốc, Hào Quang có giai điệu khá... ngang, cùng yêu cầu kết hợp vũ đạo đương đại đã khiến các Anh Trai nhăn mặt .
Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Lạ vui

07:09:27 22/12/2024
Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.