Người giữ hồn tuổi thơ qua chiếc bánh
Về Cồn Sơn gặp người phụ nữ lưu giữ hương vị xưa qua hơn 50 loại bánh dân gian của người Nam Bộ
Bà Bảy Muôn khéo léo tạo hình chiếc bánh ú. Ảnh Lê An
Tại một cồn nhỏ nằm trên dòng sông Hậu, Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được du khách từ các nơi tìm về chỉ để một lần trải nghiệm phương thức sinh hoạt dân dã từ khu sinh thái cộng đồng và hơn hết là được nếm thử những món bánh dân dã từ người phụ nữ nắm trong tay công thức thực hiện của hơn 50 loại bánh dân gian Nam bộ.
Về Cồn Sơn thưởng thức bánh dân gian
Người phụ nữ này tên là Phan Kim Ngân, người dân nơi đây quen gọi bà bằng cái tên thân mật Bảy Muôn (53 tuổi). Bà được nhiều người biết đến không chỉ bởi sự gần gũi, dễ mến, chân chất của người phụ nữ Nam Bộ mà còn nhờ vào “kho tàng” công thức làm bánh dân gian với hương vị đặc trưng của miền quê Nam Bộ do bà đang nắm giữ.
Qua bến đò Cồ Bắc, cuốc bộ hơn 10 phút, bà Bảy Muôn xua tan đi cái mệt mỏi, gay gắt của nắng hè cho khách du lịch bằng một ly nước mát từ cây sake do chính tay bà nấu.
Đãi thực khách phương xa, bà nhanh tay chuẩn bị “tiệc Buffe” bánh. Gọi là “tiệc Buffe” nhưng thực chất chỉ có một xề (nia tre) bánh, nhưng trên đó bày biện nhiều loại bao gồm bánh bò, bánh bò bông, bánh da lợn, bánh đút, bánh chuối,…được bày trí khéo léo theo cách dân giả.
Chọn một miếng bánh đúc quệt thêm chút nước chấm làm từ nước đường nấu cùng mè, cái vị giòn giòn của bánh, ngòn ngọt pha chút beo béo của nước chấm kèm theo mùi lá dứa thoang thoảng quanh khoang mũi như đưa con người ta trở về một thời trẻ nhỏ. Thời ấy, trẻ con khó được thưởng thức những món bánh đắt tiền như ngày nay. Thi thoảng, được bà, được mẹ, đãi những món bánh làm từ những nguyên liệu có sẵn tại gia. Đôi khi là chiếc bánh chuối, bánh đút, có khi lại là ly bánh lọt. Nhưng ngày nay, những thức dân dã, gần gũi này dù bày bán rất nhiều nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng được thưởng thức theo đúng hương vị của quê nhà.
Video đang HOT
Bà Bảy Muôn vốn là một người nông dân sinh sống tại Cồn Sơn, nhờ ham học hỏi và có “hoa tay” trong việc chế biến các món bánh. Nên thời gian gần đây, khi Cồn Sơn bắt đầu làm du lịch, bà cũng tham gia với mong muốn đưa món bánh dân gian Nam Bộ với hương vị ngày xưa đến với nhiều du khách phương xa.
Theo bà Bảy Muôn cho biết, mỗi tháng bà tiếp khoảng 1.000 lượt khách đến không chỉ để thưởng thức mà còn trải nghiệm phương thức làm bánh tại nhà.
“Tiệc Buffe” bánh bà Bảy Muôn đãi thực khách phương xa. Ảnh Lê An
Người nắm giữ kho tàng bánh dân gian Nam Bộ
Sở dĩ những món bánh của bà Bảy Muôn vẫn giữ vững được hương vị ngày xưa là nhờ vào phương thức chế biến hoàn toàn bằng thủ công. Thêm nữa nguyên liệu làm bánh cũng hoàn toàn từ tự nhiên và luôn có sẵn tại nhà.
Tỉ mỉ trong khâu lựa chọn gạo làm bột, đến khâu bảo quản, người phụ nữ này đều sử dụng theo những cách thức dân gian và hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Trong vườn bà luôn có sẵn, chuối, lá mơ, lá dứa, hoa đậu biết, lá gian rừng, củ mì,… để làm các món bánh. Mỗi món tương ứng với mỗi nguyên liệu khác nhau. Đó là chưa kể đến những dụng cù làm bánh từ cối đá xay bột cho đến khuôn đều là những vật được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có chiếc khuôn đã có tuổi đời trên cả 100.
Để có được như ngày hôm nay phải kể công đến bà và mẹ của bà Bảy Muôn, những người đã truyền lại cho bà công thức cũng như bí quyết chế biến của nhiều loại bánh dân gian. Bà kể “hồi nhỏ, những khi bà nội và mẹ làm bánh, tôi thường lân la đến gần để xem, có khi cùng làm phụ, từ đó, tôi biết làm hồi nào không hay. Đến sau này khi lớn lên dù đã có gia đình riêng, nhưng tôi vẫn duy trì thoái quen làm bánh cho gia đình khi rãnh rỗi”.
Chia sẽ bí quyết giữ được hương vị ngày xưa của bánh bà Bảy Muôn cho biết “Điều quan trọng nhất trong việc làm bánh đó là khâu chọn bột. Phải chọn gạo sao cho không được khô quá, không được dẻo quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm bánh. Và nhất là gạo này phải được xây từ cối đá mới lưu giữ được độ ngon, mịn của bột”.
Đến nay, với hàng chục năm kinh nghiệm bà Bảy Muôn có thể làm được trên 50 loại bánh đặc trưng của dân gian Nam Bộ, từ những loại bạnh có độ tỉ mĩ cao như bánh kẹp cuốn, bánh tết, bánh ít, bánh ú, mứt mãng cầu cho đến những thức đơn giản như như bánh lọt, bánh lá, bánh bèo, xôi vị.
Được biết, trong thời gian tới bà Bảy Muôn và một số người dân Cồn Sơn đang dự định lên kế hoạch mở chợ phiên bánh dân gian Nam bộ cho mọi người có cơ hội được trở về với cội nguồn của những chiếc bánh qua đó thấy được phần nào những nét văn hóa về người và ẩm thực dân gian của vùng đất Nam Bộ.
Theo Giaothong
Nhớ hoài mẹt bánh "quê"
Trong cuộc sống hiện đại, dường như những tiếng rao lảnh lót của một thời "Ai bánh bò, bánh chuối, bánh lá hông,..." đã không còn nữa.
Song, những loại bánh dân gian vẫn còn đó một giá trị, một chỗ đứng riêng trong văn hóa ẩm thực Việt để rồi mỗi khi đi ngang một góc chợ hay một ngõ phố ta không khỏi bị níu chân bởi những hương vị quen thuộc từ mâm bánh mới ra lò.
Chị bạn làm chung bảo mỗi lần về thăm quê là nhất định phải tạt vào chợ mua bánh cam, bánh bò, bánh chuối của dì đó, ngay chỗ đó mới ngon.
Tôi hiểu những mập mờ trong diễn tả của chị. Có những thứ vốn dĩ rất đỗi bình thường nhưng khi đã "quen tiếng, quen hơi, quen mùi, quen vị" thì khó có gì thay thế được.
Thế nên, miếng bánh cam, bánh chuối, bánh bò,... dù dung dị (đối với chị và đối với những ai lớn lên cùng làn hương quen thuộc nơi chái bếp) thì giữa cuộc sống hiện đại ta không thể quên hay tìm một thứ khác thay thế được.
Từng miếng bánh trắng phau, vàng vàng, đen đen ẩn mình trong gói lá chuối xanh, hay được xếp ngay ngắn, chồng đều trên những chiếc mẹt tre gợi ta nhớ những ngày thơ dại ngồi tựa cửa chờ mẹ đi chợ về để được ăn những món bánh trái mang đậm phong vị quê nhà.
Một mẹt bánh "quê", lúc nào cũng phong phú. Nào là bánh bò, bánh chuối, bánh lá, bánh bèo, bánh da lợn, bánh khoai mì, bánh ít trần, bánh đậu xanh,...
Ai thích ăn gì thì tha hồ chọn nấy. Mỗi một loại có một cách làm khác nhau nên cho ra mùi vị cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều mộc mạc, đơn sơ bắt nguồn từ những nguyên liệu tự nhiên, từ hạt lúa, củ khoai,... từ đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ nên ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
Giá những thứ bánh này cũng rất... bình dân. Một gói 3- 4 loại chỉ tầm 5- 7 ngàn đảm bảo đủ no và đã thèm. Nhẩn nha miếng bánh bò mềm, mịn, rồi đến miếng bánh ngọt từ chuối dẻo từ bột sau đó quệt cho áo thật nhiều nước cốt vào miếng bánh lá làn lạt, thơm thơm thì ôi thôi chỉ còn lại một chữ tuyệt!
Cuộc sống hối hả, người người ngán ngẫm với thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ thì gói xôi, miếng bánh bò, bánh chuối, bánh cam,... cũng sẽ đủ no lòng. Gần đây, khi đi dự một số tiệc tôi còn được dùng món bánh mặn là món khai vị, bánh bò ăn với thịt heo quay,...
Mừng là những loại bánh chân quê ấy được những con người "nặng nợ, nặng tình" tìm ra hướng đi mới. Tôi tin những sề bánh "quê" không hề bị lãng quên mà sẽ được khoác lên mình chiếc áo mới lộng lẫy, cầu kỳ nhưng cái chất gần gũi, thân quen vẫn như dư vị khó quên của một thời, một đời.
Trong khi chờ những loại bánh "quê" oai vệ lên phố thì bây giờ phải ghé ngay góc chợ quen thuộc mua ít bánh bò, bánh chuối của dì Năm để lót dạ thôi! Tôi dông xe đi tìm để giữ cho mình tình yêu với chiếc bánh dân gian!
Theo Vinhlong
Bánh bò nước cốt dừa món ngon dân dã của người Việt Bánh bò - món bánh dân dã đặc trưng của miền Nam. Có rất nhiều cách làm bánh bò và ít nhiều cũng làm thay đổi mùi vị của chúng. Bánh bò vốn được gọi là bánh vú bò vì được hấp trong những chén nhỏ rồi nở phồng lên giống vú con bò. Nhưng sau này dần dà cái tên được rút...