Người gieo ước mơ từ tri thức
Đôi chân dị tật không phải là vật cản trong cuộc sống, trái lại chính những khiếm khuyết từ bản thân là động lực để người thầy Nguyễn Đức Trường sống và cống hiến vì sự nghiệp “trồng người”.
Thầy Nguyễn Đức Trường trong một tiết học Toán. Ảnh NVCC
Cuộc hẹn gặp với thầy Nguyễn Đức Trường sau buổi vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú 2020 đã tiếp lửa cho tôi về nghị lực sống vượt lên nghịch cảnh. Sinh ra không có đôi chân lành lặn, nhưng ước mơ được đến trường vẫn luôn cháy bỏng trong lòng cậu học trò nhỏ. Ngày ấy, con đường từ nhà đến trường chỉ độ 1km nhưng cậu bé Trường phải cuốc bộ cả tiếng đồng hồ. Gieo ước mơ con chữ qua từng bước chân nặng nhọc và vượt qua bao ngày nắng, mưa, cậu học trò ham học cuối cùng đã gặt được trái ngọt.
Cầm giấy thông báo đỗ hai trường Đại học là trường ĐH Nông nghiệp và ĐH Sư phạm Hà Nội, anh Trường hồ hởi khoe với cả gia đình. Từ định hướng của bố anh cũng từng là giáo viên dạy Toán, anh Trường đã lựa chọn nghề sư phạm.
Tốt nghiệp sinh viên loại giỏi, là trưởng nhóm thực tập môn Toán, con đường nghề thênh thang. Nhưng anh Trường đã chọn trở về quê hương tại ngôi trường THCS Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) giảng dạy với ước mơ gieo mầm những “hạt giống” Toán học cho các thế hệ. 28 năm đứng trên bục giảng, những kiến thức môn Toán truyền thụ tới học trò đã in dấu từng bước chân của ý chí, nỗ lực. Đã có nhiều “hạt giống” nảy mầm từ các giải thưởng Toán học như: tại giải Toán cấp quốc gia có 1 em đạt Huy chương Đồng; 1 em đạt giải Khuyến khích; Tại giải cấp TP có 130 em đạt giải (2 em đạt giải Nhất; 29 em đạt giải Nhì; 40 em đạt giải Ba; 59 em đạt giải Khuyến khích). Cuộc thi Toán học Hà Nội mở rộng có 17 em đạt giải. Kể từ sau khi thầy Trường về giảng dạy tại trường THCS Đa Tốn, từ ngôi trường có số lượng học sinh thi giỏi môn Toán cấp huyện rất ít thì đến nay trường trở thành “điểm sáng” toàn huyện.
Ngoài công tác giảng dạy chuyên môn, thầy Trường còn đam mê viết sách, nghiên cứu khoa học. Thầy Trường từng là tác giả của các đầu sách có số lượng tái bản, phát hành lớn là Bài tập tài liệu môn Toán lớp 7, lớp 8 tập 1 (NXB Giáo dục Việt Nam, phát hành tháng 10 – 2016). Ôn luyện cuối tuần môn Toán, lớp 8 (NXB Giáo dục Việt Nam, phát hành tháng 11 – 2016), Phát triển tư duy sáng tạo giải Toán hình học, đại số lớp 8 (NXB Đại học Quốc gia TP HCM phát hành tháng 2 – 2017). Cuối tháng 6 – 2018 xuất bản tiếp 2 cuốn sách Phát triển tư duy sáng tạo giải Toán hình học, đại số lớp 7…
Tận tâm với nghề, hình ảnh thầy Nguyễn Đức Trường trong thế hệ học sinh trường THCS Đa Tốn còn là tấm gương “sống đẹp”. Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được thầy Trường giúp đỡ, nhận đỡ đầu, dạy học Toán miễn phí. Các em học sinh ngày ấy nay đã trưởng thành, có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc. Trên hành trình chở con đò tri thức đối với thầy Nguyễn Đức Trường, gieo hạt mầm yêu thương sẽ gặt hái quả ngọt yêu thương.
Cô giáo Giang dạy Toán thông qua những câu chuyện tuổi thơ
Bằng phương pháp giảng dạy độc đáo, ấn tượng, cô giáo Phạm Hà Giang (Hải Phòng) đã chuyển tải những khái niệm Toán học thành những câu chuyện, bài thơ hay câu vè.
32 năm gắn bó với mái trường
Cô giáo Phạm Hà Giang (sinh năm 1976), Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, Trường Trung học cơ sở Lương Khánh Thiện (quận Kiến An, Hải Phòng) là một trong những giáo viên thời gian công tác dài nhất tại nhà trường.
Video đang HOT
Theo cô Giang, cô xuất thân từ gia đình có truyền thống theo nghề giáo, bản thân mẹ cô cũng là giáo viên môn Văn của nhà trường nên từ nhỏ cô đã có duyên với sự nghiệp trồng người.
Cô giáo Phạm Hà Giang, Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, Trường Trung học cơ sở Lương Khánh Thiện luôn dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người (Ảnh: Phạm Linh)
"Thời gian học tập cấp 1 và cấp 2 tại trường, tôi may mắn nhận được sự dìu dắt của thầy giáo Minh.
Thầy có phương pháp trình bày bộ môn Toán hết sức tuyệt vời, chắc chắn và khoa học, tạo cho tôi cũng như các bạn đồng trang lứa một nền tảng Toán học vững vàng.
Nền tảng vững vàng cùng sự ủng hộ của gia đình đã giúp tôi kiên trì theo nghề giáo và đạt được những thành tựu của ngày hôm nay.
Thấm thoắt đã hơn 30 năm, từ những buổi học vỡ lòng đầu tiên cho đến khi tôi trưởng thành, bắt đầu sự nghiệp trồng người đều gắn bó với mái trường Lương Khánh Thiện.
Những kỷ niệm được đong đầy từng gốc cây, từng lớp học hay từng hộc bàn nơi đây đều rất quý giá với tôi", cô giáo Giang nói.
Nhớ lại những ngày đầu tiên trở lại trường với cương vị một giáo viên, cô Giang bồi hồi chia sẻ: "Sau khi hoàn thành khóa học sư phạm, năm 1995, tôi được chuyển về công tác tại trường Trung học cơ sở Lương Khánh Thiện.
Cảm giác khi tôi quay trở lại trường không đơn thuần là tới đơn vị công tác mà như đứa con được trở về nhà vậy.
Quá trình công tác tại trường, tôi đã có cơ hội được dìu dắt nhiều thế hệ học sinh, từ những em học sinh cá biệt cho đến những bạn xuất sắc.
Đến năm 2000, tôi được nhà trường đề cử tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Các con trong đội tuyển rất thông minh, chuyên tâm nên bản thân tôi cũng phải học cùng các con, luôn trau dồi, tìm hiểu thêm kiến thức.
Cái thời công nghệ chưa phát triển, các tài liệu hay đề bài mẫu rất khan hiếm nên việc tìm học liệu cho học sinh rất khó khăn.
Tôi phải giành nhiều thời gian để đọc tất cả các sách, chép tay từng đề nhỏ sau đó soạn đề lại theo chuyên đề. Tôi luôn đảm bảo đề đa dạng, giữa các câu có sự khác biệt về độ khó, cách giải để tránh học sinh nhàm chán".
Với bàn tay dìu dắt của cô Phạm Hà Giang, nhiều lứa học sinh đã đạt được các giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, thành phố và quốc gia.
Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2018-2019, cô Giang có 1 học sinh đạt huy chương Bạc môn Toán tuổi thơ cấp quốc gia, 41 học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Toán cấp quận, 38 học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp thành phố.
Dạy Toán thông qua những câu chuyện, câu thơ
Không chỉ là một "gốc cây đại thụ" với năng lực chuyên môn cao được đồng nghiệp tin yêu, cô Phạm Hà Giang còn giành một ví trí đặc biệt trong lòng học sinh với phương pháp giảng dạy môn Toán độc đáo, ấn tượng.
Theo cô Giang, môn Toán vốn là môn học khô khan và mang tính trừu tượng cao nên việc truyền đạt cần nhiều sự đổi mới, tạo hứng thú cho học sinh.
Nhận thấy việc tiếp thu môn Toán đối với học sinh, đặc biệt các em có khả năng khái quát kém còn gặp nhiều khó khăn, cô Giang đã chuyển những khái niệm Toán học thành những câu chuyện, bài thơ hay câu vè.
Cô giáo Phạm Hà Giang luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh dễ tiếp thu bài học (Ảnh: Phạm Linh)
Cô Giang chia sẻ: "Những câu thơ mềm mại với những con số khô khan khi kết hợp lại tạo nên sự kết hợp đáng ngờ.
Học sinh vừa có không gian phát triển tư duy vừa yêu thích, không còn sợ tiết học toán nữa.
Muốn học sinh yêu thích môn học mình phải cố gắng đưa môn học gần gũi với cuộc sống, hướng dẫn học sinh nắm được tri thức, kĩ năng dựa trên việc quan sát, liên hệ trực tiếp với các sự vật và sự việc cụ thể trong cuộc sống.
Có những bài toán học sinh rất khó hiểu nhưng khi mình chuyển thành những câu chuyện thực tế, bài toán thực tế thì học sinh sẽ hiểu ra, không nhầm lẫn.
Điển hình như khi học sinh lúng túng trong việc so sánh ba con số, tôi đưa câu hỏi vào thực tế việc so sánh chiều cao của ba bạn học sinh trong lớp. Qua đó, các con dễ dàng áp dụng vào bài tập và nhớ kiến thức lâu hơn.
Phương pháp này cũng giúp học sinh luôn trong trạng thái sáng tạo, phát triển tư duy và hệ thống kiến thức.
Khi học sinh biến kiến thức được học trở thành của bản thân thì nền tảng toán học với vững chắc".
Luôn tích cực nghiên cứu, học hỏi để nâng cao chất lượng giờ dạy, cô Phạm Hà Giang luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp đánh giá cao, học sinh và phụ huynh ghi nhận và tin tưởng.
Cô Giang nhiều năm liền đạt được danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở". Không chỉ vậy, các tiết dạy thao giảng, hội giảng, chuyên đề của cô Giang luôn được các đồng nghiệp xếp loại tốt, xuất sắc.
Đặc biệt, năm học 2011-2012, cô giáo Giang có chuyên đề: Nâng cao kết quả học tập, tạo sự hứng thú cho học sinh thông qua việc sử dụng phần mềm GEOMETER'S SKETCHPAD trong dạy học Toán 8 được xếp loại A cấp quận.
Năm học 2012-2013, cô có chuyên đề: "Đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên góp phần nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh" được xếp loại A cấp quận.
Dạy thêm - học thêm có xấu không? Dạy thêm - học thêm là những từ khóa khá nhạy cảm khiến dư luận không ít lần bức xúc, phẫn nộ, đòi xóa bỏ triệt để tình trạng học sinh học ngày ở trường, học tối ở các trung tâm đến mệt nhoài và mất hết tuổi thơ. Một lớp dạy thêm ở Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG Dưới quan điểm...