Người gieo chữ trên đỉnh Trường Sơn

Theo dõi VGT trên

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, người con gái Vân Kiều Nguyễn Thị Yến sớm ấp ủ hoài bão lớn lên sẽ làm cô giáo dạy chữ cho con em dân tộc mình.

Với suy nghĩ đó, khi học hết bậc phổ thông, Yến quyết tâm theo học tại Trường Đại học Sư phạm Huế. Năm 2015, Yến tốt nghiệp ra trường rồi về giảng dạy tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Tiểu học xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ước mơ của người con gái Vân Kiều đã sớm trở thành hiện thực.

Người gieo chữ trên đỉnh Trường Sơn - Hình 1

Cô giáo Yến cùng học trò thư giãn sau giờ học. Ảnh: Đức Trí

Mỗi khi nghĩ lại câu chuyện hơn 5 năm gieo chữ cho đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, trong lòng cô giáo Nguyễn Thị Yến lại trào dâng những cảm xúc khó tả… Chia sẻ với chúng tôi, Yến nói: “Ngày mình trở về đây dạy học cho các em nhỏ Vân Kiều, gia đình ai cũng vui mừng và hạnh phúc, mình cũng rất vui vì đã quyết định đến với tr.ẻ e.m đồng bào nơi đây trong những ngày gian khó nhất”.

Sau những trận lũ lịch sử hơn một tháng qua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thì bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh được xem là địa bàn ngập sâu và sạt lở nặng nề nhất. Nhưng nhờ có BĐBP và chính quyền địa phương tổ chức di dời toàn bộ 34 hộ dân, trong đó có điểm trường do cô Yến phụ trách, giờ đây, lớp học tại bản Sắt chỉ mới được dựng nhà tạm để cho các em lên lớp trong những ngày mưa bão.

Con đường đến điểm trường tại bản Sắt những ngày này vẫn còn đọng hàng tấc bùn bởi sự tàn phá của bão lũ. Cô Yến phải dậy thật sớm, mất nhiều giờ đi bộ quãng đường dài 8km, qua nhiều ghềnh thác, hiểm trở mới đến địa điểm dạy học. Ngày Yến lên đây, bà con dân bản Sắt còn nhiều bỡ ngỡ, những lúc như vậy, Yến vừa là người đứng lớp, vừa là người phiên dịch, học trò vừa là người học chữ, vừa là người dịch chữ.

Đồng bào Vân Kiều ở đây sống biệt lập trong vùng trũng heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn, cách xa trung tâm xã hàng chục km đường rừng, trình độ dân trí thấp, nên để đem cái chữ đến với tr.ẻ e.m nghèo quả là điều không đơn giản.

Video đang HOT

Mỗi lần cùng BĐBP đến nhà vận động con em đi học là họ lại nói: “Ở nhà rồi vào rừng hái bắp chuối, bắt con hươu, con nai còn có cái mà ăn, chứ đi học chữ thì lấy cái chi mà ăn?”. Những lần như vậy, Yến phải kiên trì cùng cán bộ Biên phòng cắm bản phân tích, giải thích để họ hiểu được sự quan trọng của việc học cái chữ, cho đến khi cái đầu người Vân Kiều gật gù ra vẻ hiểu rồi thì cô mới đứng dậy ra về.

Trung tá Trần Văn Sành, cán bộ Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình được phân công cắm chốt tại bản Sắt tâm sự: “Với đồng bào nơi đây thì chúng tôi phải phối hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức và không phải một ngày, hai ngày là được mà phải kiên trì từ ngày này sang ngày khác và cuối cùng chúng tôi cũng thành công”.

Lớp học ở bản Sắt có 15 học sinh độ tuổ.i từ 6 đến 8 tuổ.i. Những buổi dạy học trên lớp, thấy em nào học còn yếu, chưa thông thạo cái chữ thì tối đến cô giáo Yến lại tình nguyện ở lại, đến nhà luyện thêm cho các em. “Học ở nhà không có bảng, cô trò phải trải chiếu ngồi tạm ở nền nhà để học. Dưới ánh đèn thắp sáng từ ngọn đèn dầu, nghe thấy tiếng học sinh đọc chữ lòng tôi dâng lên niềm hạnh phúc nghẹn ngào, nó xóa tan mọi mệt mỏi, nhọc nhằn trong tôi” – Cô giáo Yến tâm sự.

Những thiếu thốn, khổ cực về vật chất, cô Yến đều có thể chịu đựng được, nhưng mỗi lần đứng lớp, nhìn thấy các em học sinh lấm lem bùn đất, người thâm tím vì lạnh giá làm Yến không cam lòng. Những lúc như vậy, cô chỉ biết đốt một đống lửa thật to để sưởi ấm những đôi chân tím tái vì lạnh, xua đi cơn lạnh giá khi gió mùa đông bắc thổi thốc từng hồi.

Cứ như vậy, ròng rã hàng tháng qua, cùng ăn, cùng ở, cùng gieo mầm chữ cho những học sinh ở bản Sắt mùa mưa lũ, đã có lúc, cô giáo Yến cũng thấy chạnh lòng vì hoàn cảnh gia đình mình quá khó khăn. Yến lấy chồng và đã có hai con trai, cháu bé đang học mẫu giáo, chồng Yến cũng là người Vân Kiều và là giáo viên dạy học ngay tại xã Trường Sơn.

Người gieo chữ trên đỉnh Trường Sơn - Hình 2

Cô giáo Yến dạy học cho các em nhỏ ở bản Sắt, xã Trường Sơn. Ảnh: Đức Trí

Khi cơn bão 13 đổ bộ, gia đình Yến phải mượn 1 phòng của nhà trường để ở tạm ít ngày, chờ cơn bão đi qua. Dù cuộc sống còn vất vả, khó khăn, nhưng Yến luôn tự nghĩ, tình yêu mình dành cho các em học sinh nơi đây quá đỗi lớn lao, nó luôn giữ chặt trái tim cô với lũ học trò lấm lem nơi mảnh đất này, đến mức không thể rời xa.

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Từ Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Dân tộc bán trú và Tiểu học xã Trường Sơn cho biết: “Cô giáo Yến là giáo viên trẻ nhưng rất năng động và tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đến các bản làng xa xôi, gian khó để dạy học. Sau trận lũ lịch sử vừa qua, chính cô Yến là một trong những người đầu tiên kêu gọi các nhà hảo tâm cứu trợ khó khăn cho người dân bản Sắt”. Còn ông Hồ Song, ở bản Sắt, xã Trường Sơn không giấu được xúc động nói: “Cô Yến rất tốt bụng, lại tận tình dạy dỗ học sinh không kể ngày đêm nên bà con dân bản thương cô Yến lắm”.

Nhìn lại các thế hệ học sinh của đồng bào Vân Kiều ngày càng trưởng thành, nhiều học sinh đạt thành tích cao trong học tập, là học sinh giỏi, trong lòng cô giáo Yến lại dâng lên niềm hạnh phúc vô bờ. Cô bảo, đó chính là món quà quý giá nhất cho những năm tháng đáng nhớ trong cuộc đời dạy học của mình nơi vùng cao biên giới.

Lớp học giữa "đồi Gió Hú"

Vì chạy lở núi, 15 học sinh bản Sắt (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) được bộ đội biên phòng dựng lều bạt để học giữa "đồi Gió Hú". Các em được cô giáo gieo chữ giữa mây trời gió lạnh, trong một lớp học đặc biệt giữa vùng đồi núi sau thiên tai lũ lụt.

Lớp học giữa đồi Gió Hú - Hình 1

15 học sinh được cô giáo gieo chữ giữa mây trời gió lạnh

Quyết không để các em bỏ học

Cô giáo Nguyễn Thị Yến (nhà ở bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn) phụ trách 15 học sinh bản Sắt. Đây là điểm trường cách xa trung tâm xã, nằm trên núi cao. Đến thượng tuần tháng 11, khi đồng bằng lũ rút thì bản Sắt vẫn chìm trong lũ lớn và sạt lở núi. Lũ chỉ mới rút cách đây mấy ngày.

Dù khó khăn, nhưng cô giáo Yến vẫn một lòng mang con chữ đến với con em đồng bào Vân Kiều. Trong lớp học được phủ tạm những tấm bạt, cô Yến bắt nhịp từng chữ cho các trò. Những mái đầu hồn nhiên giữa bốn bề gió lùa cùng nhau đán.h vần từng con chữ, đọc từng con số để vượt lên nghịch cảnh.

Cô giáo Yến nói: "Khi chưa phải di dời vì sạt lở, tôi phụ trách 15 cháu ở 3 lớp trong một phòng học, từ lớp 1 đến lớp 3. Điểm trường cũ được kiên cố hóa, ở đó 3 bức tường được treo 3 cái bảng cho 3 lớp nên thuận tiện dạy ghép. Nay di dời vì núi Sắt nứt rất dài, sạt lở rất nhiều thì phải dựng bạt, nên chỉ có 1 cái bảng. Trên cái bảng ấy, tôi chia 3 phần dạy các cháu. Dạy lớp 1 đán.h vần thì lớp 2 học câu, lớp 3 học cao hơn". Cái khó là 3 lớp khác nhau, lứa tuổ.i không đồng đều nên dạy được lớp này thì lớp kia lại quay sang nói chuyện. Cô giáo phải tìm cách khắc phục là sắp các dãy bàn ghế sát nhau và cùng hướng về một phía để học trò chú tâm.

Ở bản Sắt, để học sinh không bỏ học buổi chiều khi về ăn trưa, cô Yến phải tự bỏ tiề.n lương gùi gạo cùng mắm muối, thức ăn vào nấu cho các em ăn ở trường. "Tôi tận dụng lương thực của gia đình. Nếu các em về nhà ăn trưa thì buổi chiều tự động bỏ học, rất mất thì giờ đi vận động, nên tôi chọn cách nấu ăn trưa cho các cháu nhằm không để mất chương trình, mất chữ. Ở đây, khi các cháu lên lớp 4 thì được ra điểm trường trung tâm hơn 8 cây số đường rừng đi bộ học nội trú, cuối tuần về thăm nhà", cô giáo Yến nói.

Lội bùn tìm con chữ

Sâu trong xóm Đá Búa, bản Cây Sú có 5 học trò phải lội bùn non sau lũ rút để đến điểm trường trung tâm xã Trường Sơn. Đấy là 2 anh em Nguyễn Văn Lộc (học lớp 3A), Nguyễn Thị Mỹ Lệ (lớp 2A); 2 chị em Nguyễn Thị Quỳnh Như (lớp 2A), Nguyễn Văn Trí (lớp 1A) cùng em Nguyễn Văn Thương (lớp 2A). 5 học sinh này sau khi lũ thượng nguồn sông Long Đại rút, lớp bùn non có đoạn lên ngang bụng đã phải lội phù sa đến trường bên vách núi cheo leo. Tất cả đều nghe sự chỉ bảo của người anh Nguyễn Văn Lộc. phóng viên Báo SGGP đã theo các em về nhà trên con đường đầy phù sa, có đoạn bùn non nhão nhẹt.

Em Nguyễn Văn Lộc kể: "Chúng con thích con chữ, thích thầy cô, muốn học để sau này không phải thất học, nên bùn ngang bụng cũng lội đi". Cả 5 cô cậu học trò này quần áo mang trên người đều từ đồ cũ của các đoàn thiện nguyện tặng. Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng đã í ới gọi nhau lội bùn đến trường hơn 1km. Chiều lại, lúc ánh nắng tắt dần, các em dắt bộ nhau vượt rừng về nhà.

Ấn tượng như một chú lính chì là Nguyễn Văn Trí, lớp 1A Trường Tiểu học Trường Sơn. Vừa xong bậc mầm non, Trí mê con chữ, từ đầu năm đến nay, chưa bỏ bữa nào. Trời mưa hay nắng Trí vẫn đều đặn cùng các anh chị đến trường. Theo dấu chân của Trí đi trên lớp phù sa sền sệt, thấy cậu bé ít nói cứ tung tăng nhí nhảnh, hỏi ngày mai có đi học nữa không, Trí nói có. Chị gái của Trí là Quỳnh Như bẽn lẽn: "Em cháu biết đán.h vần. Thích gặp cô để học".

Cô giáo Từ Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường Sơn, kể: "5 học sinh ở xóm Đá Búa rất ngoan và chăm. Trong đó, Lộc học rất trội, ý chí phấn đấu rất cao. Nhìn các em lội bộ đường rừng đến trường hàng ngày mà thương". Bây giờ, lối đi từ nhà đến trường của các em giữa bãi phù sa đã thành lối mòn. Những ngày sau khi lũ rút, các em phải lội bùn ngập đến bụng nên Lộc và các em mỗi người bỏ thêm 1 cái quần đùi trong ba lô, khi đến trường, các em rửa sạch bùn, thay quần khô vào lớp; quần thấm bùn các cô giặt phơi phóng để chiều các em mang về.

Cô hiệu trưởng cho biết, trường có 306 học sinh, trong đó có 238 em người Vân Kiều, 68 em người Kinh, 34 cán bộ giáo viên phụ trách 8 điểm trường với những cái tên nghe rất lạ như: điểm trường Hôi Rấy, Nước Đắng, Ploang Rìn Rìn, Sắt, Cổ Tràng, Khe Cát, Trường Sơn. Sau mưa lũ, cô trò nơi đây đều vượt lên tất cả để cùng nhau dạy và học, vì một tương lai tốt đẹp đến với các em.

Hiện vẫn còn vô vàn khó khăn, nhưng cô hiệu trưởng nói, sau ngày 20-11 các thầy cô lại chở khoảng 20 cháu về dưới xuôi thi bơi lội. "Ở đây bà con khó khăn, nhưng các em vẫn tham gia thi học sinh giỏi, thể thao, bơi lội với miền xuôi. Nhiều năm nay, con em bà con Vân Kiều nơi đây học ngang ngửa với học sinh miền xuôi".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz
16:46:10 05/10/2024
Team Quang Linh lại có biến, 1 thành viên tỏ thái độ, bằng mặt không bằng lòng?
17:31:55 05/10/2024
Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?
17:12:20 05/10/2024
Clip Hoa hậu Quế Anh ngập ngừng vì bị ông Nawat chất vấn trực tiếp
17:33:51 05/10/2024
Mailisa từ chối mua kim cương bà Hằng, chi gấp đôi đối phương để từ thiện bão lũ
17:01:00 05/10/2024
Xôn xao ảnh ngôi mộ chú cún mang họ Nguyễn, 7 triệu người tràn vào tranh luận
18:22:09 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024: H'Hen Niê đọ sắc với Miss Universe, 1 nàng hậu sắp lên xe hoa lộ diện

Sao việt

22:48:44 05/10/2024
Thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024 còn chứng kiến màn đổ bộ của loạt người đẹp khác như Khánh Vân, Lệ Hằng, Thảo Nhi Lê, Bảo Ngọc, Thủy Tiên,...

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

Thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?

Sao châu á

21:31:55 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh mới giành ngôi Thị hậu Phi Thiên cách đây không lâu nhờ vai Hứa Bán Hạ trong phim truyền hình chính kịch Gió thổi bán hạ . Đây là sự công nhận rất lớn dành cho sự kính nghiệp, cũng như những nỗ lực của cô trong việc chuyển...

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Phim điện ảnh mới chưa thể ra rạp, Thúy Diễm nói gì?

Hậu trường phim

20:55:21 05/10/2024
Trước thông tin tác phẩm điện ảnh Bà già đi bụi chưa thể công chiếu rộng rãi, Thúy Diễm nói cô có chút tiếc nuối và mong có một phép màu cho phim.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!