Người giàu chi bộn tiền cho việc giãn cách xã hội
Theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, những người kiếm được 230.000 USD/năm có khả năng đáp ứng các biện pháp phòng, chống dịch cao hơn số còn lại.
Theo New York Post , giới nhà giàu đang có nhu cầu sống giãn cách xã hội cao hơn so với các hộ gia đình thu nhập thấp.
Mức thu nhập cao cùng với công việc ổn định mang lại cho họ điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn và có cuộc sống thoải mái trong những ngôi nhà khang trang, rộng lớn.
Theo công bố trên tạp chí Population Economics của các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), những người kiếm được 230.000 USD/năm có khả năng đáp ứng các biện pháp phòng, chống dịch cao hơn số còn lại tới 54%, chẳng hạn đeo khẩu trang hoặc giữ khoảng cách an toàn.
Nhiều chuyên gia cho rằng số liệu này có thể giúp các nhà dịch tễ học dự đoán sự lây lan và đưa ra những chính sách hợp lý trong đại dịch.
Trong cuộc khảo sát với hơn 1.000 người đến từ Texas, Florida, California và New York, gần như tất cả câu trả lời đều phản ánh sinh hoạt hàng ngày, thói quen của họ bị thay đổi đáng kể từ khi dịch Covid-19 hoành hành, đặc biệt là lúc Mỹ ghi nhận 1 triệu ca nhiễm.
Giới nhà giàu có nhu cầu sống giãn cách xã hội cao hơn so với các hộ gia đình thu nhập thấp. Ảnh: Getty.
Đa số đều quan tâm đến sự an toàn của bản thân, 32% có xu hướng cách ly xã hội, 30% tuân thủ rửa tay và đeo khẩu trang thường xuyên. Từ số liệu thống kê được, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người “cổ cồn trắng” (nhân viên văn phòng, đội ngũ lao động tri thức) chọn làm việc tại nhà để tránh tiếp xúc với dịch bệnh.
Bất kỳ ai thuộc nhóm đối tượng này đều đưa ra câu trả lời quyết đoán hơn đối với các câu hỏi liên quan đến sự giãn cách. Mặt khác, phần lớn người có thu nhập thấp bị mất việc làm hoặc cắt giảm lương khi tình hình kinh tế tụt dốc.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng việc tiếp cận với thiên nhiên tương đối không phổ biến ở các hộ gia đình bình dân. Những ai có sẵn sân vườn hoặc công viên gần nhà có khả năng duy trì khoảng cách an toàn cao hơn 20% so với số còn lại.
Ngoài ra, sự khác biệt về giới tính trong việc phòng, chống dịch cũng được thể hiện thông qua khảo sát. Theo đó, phụ nữ có xu hướng giữ khoảng cách nhiều hơn nam giới 23%.
Những người khá giả chi nhiều tiền cho biện pháp chống dịch. Ảnh: The Guardian.
Các chuyên gia tại Johns Hopkins tin rằng những thông tin trên có thể ngăn chặn đại dịch Covid-19 kéo dài. Tất cả dữ liệu được công bố dần dần vào tháng 3/2020, ít lâu sau khi loại virus này được phát hiện.
Từ đó đến nay, hơn 23 triệu người Mỹ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, gần 390.000 ca tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
“Nếu tôi là một nhà hoạch định chính sách, tôi sẽ nghĩ đến việc mở các công viên thành phố tại khu dân cư đông đúc trong thời kỳ đại dịch. Có lẽ đó là thứ đáng để mạo hiểm. Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi muốn tìm hiểu những chi tiết này để giúp chính phủ ban hành các chính sách, biện pháp đúng đắn”, Nick Papageorge, phó giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins, nhấn mạnh.
Papageorge cho biết số liệu của họ có thể là cơ sở để các chính quyền địa phương đưa ra quyết định thông minh về nhóm thu nhập nào cần được quan tâm nhiều hơn và cách triển khai kế hoạch phù hợp.
Thú chơi golf bùng nổ ở Mỹ thời đại dịch
Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động trở nên phổ biến một cách bất ngờ. Nhiều người trở lại với trò chơi giải ô chữ hay nướng bánh mì. Và nhờ giãn cách xã hội, môn golf đã chứng kiến cuộc lên ngôi mới trong làng thể thao thế giới.
Biển đề nghị thực hành giãn cách xã hội tại Câu lạc bộ Golf Prospect ở Illinois. Ảnh: Reuters
Theo CNN, vào đầu năm 2020, các sân golf vẫn chứng kiến hoạt động bình thường. Theo dữ liệu từ GolfDataTech, không có sự gia tăng đáng kể nào trên phạm vi toàn quốc về số vòng chơi golf (round). Cũng không có chỉ số nào cho thấy đây sẽ là một năm tưng bừng nhất của môn thể thao "quý tộc" này. Nhưng khi mọi thứ đi vào bế tắc vì đại dịch, thì tình hình với golf đã thay đổi.
Bùng nổ số vòng đấu golf
Khi các bang ở Mỹ bắt đầu mở cửa lại vào cuối tháng 4 và tháng 5, những sân golf mênh mông là một trong những không gian "an toàn" đầu tiên có thể quay trở lại hoạt động. Và môn thể thao này lập tức thu hút người chơi vốn đang mệt mỏi sau những ngày dài thu mình trong nhà.
Vào tháng 5, con số các vòng chơi golf tại Mỹ đã bật tăng, từ mức giảm 42,2% trong thời kỳ phong tỏa, lên tăng 6,2% so với năm trước. Sau đó, con số này tiếp tục tăng mạnh nữa. Theo Quỹ Golf Quốc gia Mỹ (NGF), kể từ tháng 6, có tới trên 50 triệu vòng chơi,
Mức tăng niên hoá trong tháng 10/2020 đã đạt cao nhất trong lịch sử, khi tăng thêm trên 11 triệu vòng đấu so với cùng kỳ năm 2019.
Trên thực tế, NGF báo cáo rằng chỉ có một năm duy nhất chứng kiến mức tăng lớn hơn với môn thể thao này, đó là năm 1997 khi Tiger Woods trở thành một hiện tượng.
Sân golf là nơi lý tưởng để vừa chơi thể thao vừa đảm bảo giãn cách xã hội. Ảnh: Getty Images
Doanh số bán thiết bị tăng mạnh
Nhưng số vòng golf không phải là chỉ số duy nhất cho thấy sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp này. Doanh số bán thiết bị cũng tăng đột biến. Theo Golf Datatech, ngành công nghiệp này đã đạt mức doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Mỹ là 388,6 triệu USD vào tháng 7.
"Thật đáng kinh ngạc khi thấy sự tăng trưởng của golf ngay cả khi đối mặt với đại dịch toàn cầu. Mọi người có thể chơi một cách an toàn, hoạt động ngoài trời, giãn cách xã hội.... đó chắc chắn là những yếu tố tích cực. Mặc dù ngành bán lẻ đã trải qua cuộc chiến khó khăn trong năm nay, chúng tôi vẫn nhận thấy nhu cầu rất lớn trên các kênh bán hàng trực tuyến của mình", Chủ tịch Jeff Lienhart của Adidas Golf phát biểu với Quỹ Golf Quốc gia.
Mike Jakob, Giám đốc điều hành của Swing King, một công ty công nghệ chuyên tổ chức các cuộc thi hole-in-one tự động tại các sân golf, cho biết công ty của ông chứng kiến doanh số bán hàng tăng từ 20% đến 50% ở một số khu vực và tăng trưởng thị trường tổng thể từ 50% đến 300%.
Tháng 7 và tháng 8 là hai tháng đạt doanh số bán phụ kiện chơi golf tốt nhất kể từ khi Golf Datatech bắt đầu theo dõi dữ liệu vào năm 1997.
Ông John Krzynowek, đối tác của Golf Datatech cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến tốc độ gia tăng như những gì đã xảy ra trong mùa Hè 2020, khi dịch COVID-19 khiến cả thế giới ngừng hoạt động".
"Doanh số kỷ lục trong tháng 8, diễn ra sau tháng kỷ lục mọi thời đại vào tháng 7, là những tin tốt để ngành công nghiệp golf tiến bước. Nó cho thấy ngày nay golf đã phổ biến thế nào, đặc biệt là với tư cách một hoạt động giãn cách xã hội lý tưởng. Những người mới đang đến với môn này, những golf thủ thì chơi nhiều hơn, và những ai đã chơi một lần rồi bỏ thì đang quay trở lại", ông Krzynowek cho biết.
Lượng người xem tốt nhất trong nhiều năm
Ngoài chơi golf trên sân, năm 2020 cũng chứng kiến sự tăng mạnh mẽ lượng người xem. Vào tháng 8/2020, kênh truyền hình thể thao ESPN thông báo tỉ lệ người xem Giải vô địch golf PGA 2020 là tỉ lệ tốt nhất mà họ có được trong 5 năm qua.
Vòng đầu tiên của giải đấu này có trung bình 1.246.000 người xem qua truyền hình, trở thành vòng đầu tiên được xem nhiều nhất kể từ năm 2015 và là vòng khai mạc tốt thứ hai trong 10 năm qua. Ngày thứ hai phát sóng, lượng người xem tăng thêm 42%.
Nếu phải xác định chính xác thời điểm mà thời kỳ "phục hưng" của môn golf hiện tại thực sự bắt đầu, thì có thể tính từ đầu tháng 5, khi các tay golf vĩ đại Tiger Woods và Phil Mickelson hợp tác với các cao thủ golf Peyton Manning và Tom Brady trong sự kiện "The Match II", một cuộc đấu golf từ thiện đặc biệt sự kiện tại ân Shadow Creek ở Las Vegas.
Đối với nhiều người, đó là sự kiện thể thao trực tiếp đầu tiên mà họ xem trong nhiều tháng. "The Match II" trở thành chủ đề thảo luận lớn trên mạng và trong các phòng khách trên khắp nước Mỹ.
Tính chung, "The Match" đã thu hút trung bình 5,8 triệu khán giả truyền hình và là sự kiện golf được xem nhiều nhất từ trước đến nay.
Peru ngăn ngừa nguy cơ bùng phát ổ dịch COVID-19 tại các bờ biển Tướng Jorge Angulo - người đứng đầu cảnh sát vùng Lima ngày 26/12 thông báo giới chức Peru đã ban hành quy định hạn chế người dân nước này tới các bãi biển nhằm ngăn ngừa nguy cơ bùng phát ổ dịch tại đây. Nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Lima, Peru, ngày 11/6/2020. Ảnh minh...