Người được ghép mặt toàn diện lần đầu tiên xuất hiện
Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên hôm qua, người đầu tiên ở Mỹ được cấy ghép toàn bộ mặt cho biết đã có thể cảm nhận được mùi vị qua chiếc mũi mới.
Anh Dallas Wiens (26 tuổi) là công nhân từng bị một tai nạn điện giật khủng khiếp 2 năm trước, khiến toàn bộ gương mặt bị phá hủy. Hồi tháng 3, anh đã trải qua một ca phẫu thuật cấy ghép mũi, miệng, da, hệ thần kinh… ,với sự tham gia của đội ngũ 30 bác sĩ tại bệnh viện Brigham and Women ở Boston, Mỹ. Các bác sĩ nói rằng ca phẫu thuật diễn ra thành công và một gương mặt hoàn toàn mới đã được tạo ra cho anh Wiens, từ một người hiến tặng giấu tên.
Gương mặt của anh Dallas Wiens trước và sau khi bị tai nạn.
Trong buổi họp báo ngày hôm qua, anh Wiens đeo kính đen phát biểu: “Tôi cảm thấy gương mặt rất tự nhiên, như thể nó là của chính tôi. Khả năng thở qua mũi diễn ra bình thường và đó là một món quà lớn với tôi. Tôi có thể không bao giờ diễn tả nổi thứ mình vừa nhận được”.
Wiens nói rằng cô con gái 3 tuổi Scarlett thích gương mặt mới của mình và thêm rằng: “Cô bé nói rằng: “Bố ơi, bố đẹp trai lắm”".
Gương mặt mới của anh Wiens sau ca cấy ghép mặt hồi tháng 3.
Video đang HOT
Chi phí phẫu thuật của anh Wiens được Quân đội Mỹ chi trả, nhằm áp dụng kỹ thuật này để giúp các binh sĩ hồi phục sau những chấn thương nghiêm trọng trên khuôn mặt.
Ca cấy ghép mặt thành công đầu tiên trên thế giới được diễn ra ở Pháp năm 2005, sau khi bà Isabelle Dinoire (38 tuổi) bị con chó của mình cắn nát mặt.
Dallas Wiens xuất hiện trong một chương trình phỏng vấn của Kênh ABC News sau ca phẫu thuật mặt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mỹ thực hiện ca ghép mặt toàn diện đầu tiên
Một công nhân xây dựng tại Texas bị biến dạng mặt nghiêm trọng trong một tai nạn điện giật đã trải qua ca phẫu thuật ghép mặt toàn diện đầu tiên tại Mỹ với hi vọng có thể cười trở lại và cảm nhận được nụ hôn từ cô con gái 3 tuổi.
Dallas Wiens trong một bức ảnh chụp năm 2010.
Dallas Wiens, 25 tuổi, đã nhận được mũi, môi, da, cơ và hệ thần kinh mới từ một người hiến tặng giấu tên đã qua đời trong một cuộc phẫu thuật do quân đội Mỹ đài thọ. Quân đội Mỹ muốn sử dụng những gì học được qua cuộc phẫu thuật này để trợ giúp các binh sĩ bị thương nghiêm trọng ở mặt.
Wiens không giống "anh ấy trước kia hay người hiến tặng nhưng sẽ là một điều gì đó ở giữa", Tiến sĩ phẫu thuật Bohdan Pomahac cho biết. "Các mô thực sự phát triển trên người mới".
Tiến sĩ Pomahac đã dẫn đầu một nhóm gồm hơn 30 bác sĩ, y tá và các nhân viên khác tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston trong ca phẫu thuật kéo dài 15 giờ hồi tuần trước. Bệnh nhân được xác định là trong điều kiện tốt tại bệnh viện. Wiens không xuất hiện với các bác sĩ trong cuộc họp báo về ca phẫu thuật hôm qua.
Tiến sĩ Pomahac (trái) và ông của Wiens, Del Peterson trong cuộc họp báo ngày 21/3.
Anh Wiens, ở Fort Worth, bang Texas, đã biến dạng mặt hoàn toàn sau khi chạm phải đường diện trong khi đang sơn một nhà thờ hồi tháng 11/2008.
Các sĩ Pomahac cho hay cuộc phẫu thuật ghép mặt không thể phục hồi được thị lực cho Wiens và một số dây thần kinh đã bị tổn hại nghiêm trọng do tai nạn tới nỗi anh có thể chỉ có cảm giác một phần trên má và trán trái.
" Khi tôi nhìn thấy Wiens lần đầu tiên, tôi đã lo lắng rằng chúng tôi có thể không làm được nhiều điều cho anh ấy", bác sĩ Pomahac nói.
Nhưng sau cuộc phẫu thuật, ông của Wiens, Del Peterson, người tham dự cuộc họp báo cùng đội ngũ bác sĩ hôm qua, cho hay cháu của ông đã có thể nói chuyện với gia đình qua điện thoại. "Ơn Chúa là giờ đây Wiens đã tốt lên", ông Peterson nói.
Wiens trước khi bị tai nạn điện giật.
Trong một video được quay hồi năm ngoái, Wiens đã tâm sự về lý do tại sao anh muốn được ghép mặt, rằng anh muốn cười trở lại và cảm nhận nụ hôn từ con gái Scarlette, sẽ tròn 4 tuổi vào tháng tới. Các ca phẫu thuật mặt mang lại cho những người bị biến dạng nghiêm trọng hi vọng về một giải pháp hơn là "nhìn vào gương và ghét bỏ những gì họ nhìn thấy", Wiens nói.
Wiens cho hay cô con gái bé bỏng và niềm tin vào cuộc sống là những động lực giúp anh lạc quan.
Không thông tin chi tiết nào về người hiến tặng được công bố. Bệnh viện cho hay sự phù hợp giữa 2 người là giới tính, chủng tộc, độ tuổi và nhóm máu.
Ông Peterson cho biết cháu ông hi vọng sẽ trở thành một người vận động cho các hoạt động tài trợ ghép mặt và Wiens rất cảm ơn gia đình người hiến tặng.
Các bác sĩ cho biết ca ghép mặt không thể phục hồi được thị lực cho Wiens.
Khoảng hơn 10 ca phẫu thuật ghép mặt đã diễn ra trên khắp thế giới, tại Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Đây là ca ghép mặt thứ 3 tại Mỹ và thứ 2 tại bệnh viện Boston. Ca phẫu thuật ghép mặt một phần tại bệnh viện Boston trước đó diễn ra hồi tháng 4/2009. Năm 2008, nữ bệnh nhân Connie Culp đã trở thành bệnh nhân được ghép mặt một phần đầu tiên ở Mỹ trong ca phẫu thuật tại bệnh viện Cleveland.
Ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới - một ca ghép mặt một phần - được thực hiện tại Pháp năm 2005 cho một phụ nữ bị biến dạng mặt do bị chó cắn. Các bác sĩ tại Tây Ban Nha đã thực hiện ca ghép mặt toàn diện đầu tiên trên thế giới hồi tháng 3 năm ngoái cho một nông dân không thở và tự ăn được sau khi vô tình bắn vào mặt mình.
Theo Dân Trí
Bệnh nhân ghép toàn mặt ở Mỹ gặp gia đình hiến tặng Người phụ nữ trải qua ca phẫu thuật ghép mặt toàn diện đầu tiên tại Mỹ đã có cuộc gặp gỡ xúc động với gia đình người hiến tặng hồi cuối tuần qua. Bà Culp trước và sau khi được ghép mặt. Danh tính của người hiến tặng cũng đã được gia đình lần đầu tiên công bố. Đó là cô Anna Kasper,...