Người dân xếp hàng dài xin qua chốt kiểm soát cửa ngõ TP.HCM để về quê
Sáng 30.9, rất đông người dân đi xe máy chở đồ đạc lỉnh kỉnh, xếp hàng dài trước bến xe Miền Đông mới, TP.Thủ Đức ( TP.HCM) xin qua chốt kiểm soát về quê.
Người dân chạy xe máy về quê bị chặn lại ở cửa ngõ phía TP.Thủ Đức. Ảnh Q.T
Sáng 30.9, theo ghi của PV Thanh Niên tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trước bến xe Miền Đông mới (TP.Thủ Đức), rất đông người dân đi xe máy chở đồ đạc lỉnh kỉnh, xếp hàng dài xin qua chốt để rời TP.HCM về quê.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi có thông tin nới lỏng giãn cách sau ngày 30.9, nhiều người dân đã tự phát chạy xe máy về quê. Tuy nhiên, tại chốt kiểm soát dịch Covid-19, lực lượng chức năng như công an, cảnh sát cơ động, quân đội đã kịp thời chặn lại.
Người dân chở lỉnh kỉnh đồ đạc xin qua chốt về quê. Ảnh Q.T
Lực lượng chức năng giải thích và yêu cầu người dân quay đầu xe về TP.HCM, không được tự ý rời khỏi TP khi chưa có sự cho phép của chính quyền địa phương, trừ các nhóm đối tượng được TP cho phép di chuyển giữa các tỉnh, thành phố.
Người dân chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng nên đã quay đầu xe trở vào TP.HCM.
Ngày 30.9: Công bố 11.357 ca Covid-19, 25.322 ca khỏi | TP.HCM 7.789 ca
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên , đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08) – Công an TP.HCM xác nhận có sự việc này.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, tình trạng người dân tự ý về quê có nhiều nguyên nhân, có thể do mất việc thời gian dài, cuộc sống không ổn định… Tuy nhiên, việc người dân tự ý về quê khi chưa có sự đồng ý của chính quyền có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
“Những trường hợp này phải vận động, tuyên truyền, dùng biện pháp mềm dẻo để họ có thể yên tâm quay trở về nơi tạm trú. Chờ TP áp dụng chỉ thị mới cho trạng thái bình thường mới để tạo điều kiện giúp họ quay trở lại công việc, ổn định cuộc sống. Hiện nay, người dân muốn về quê phải đăng ký về theo xe đưa rước của địa phương”, vị cán bộ này cho biết.
Cơ quan chức năng nhắc nhở người quay trở lại TP.HCM. Ảnh B.N
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 30.9, UBND TP.HCM tổ chức họp báo, công bố chỉ thị về các phương án nới lỏng giãn cách, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 cho giai đoạn mới, từ 1.10.
Người dân khi tham gia lưu thông trên địa bàn TP.HCM sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-Covid chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Người dân TP.HCM không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác; trường hợp cấp thiết phải đi lại liên tỉnh phải thực hiện theo quy định…
Thợ hồ mắc kẹt ở TP.HCM lên xe cuối cùng về quê tránh dịch Covid-19
Tháo dỡ chốt kiểm soát dịch nội thành TP.HCM
Sáng 30.9, hàng loạt các chốt kiểm soát trên nhiều tuyến đường khu trung tâm TP.HCM bắt đầu được tháo dỡ.
Tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường Bùi Viện, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thái Bình, Cô Bắc, Cô Giang (Q.1)… lực lượng công an, dân quân, bảo vệ dân phố cùng nhiều xe bán tải nhỏ khẩn trương tháo dỡ các chốt kiểm soát.
Các lực lượng công an, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ của các phường Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Bến Thành (Q.1)… được huy động để tiến hành tháo dỡ hàng rào theo từng tuyến trong thời gian nhanh nhất có thể, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng.
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Lý Nhơn Thành, Trưởng ban bảo vệ dân phố P.Nguyễn Thái Bình (Q.1), cho biết sau kế hoạch tháo dỡ chốt kiểm soát từ 0 giờ ngày 1.10, lực lượng bảo vệ dân phố cùng cán bộ công an phường phối hợp lực lượng dân quân tự vệ và trật tự đô thị sẽ có 3 tổ tuần tra.
“3 tổ tuần tra này sẽ kết hợp siết chặt công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhắc nhở người dân không tụ tập, đặc biệt tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân không được ‘ngủ quên’ trong chiến thắng”, ông Thành cho biết thêm.
TP.HCM: Nhiều người đăng ký nhận hỗ trợ Covid-19 từ chối dán tên công khai
Việc công khai danh sách tên người dân được hưởng hỗ trợ Covid-19 tại địa phương được nhiều người đồng tình, tuy nhiên, cũng có nhiều người dân phản ứng, vì cho rằng đó là thông tin cá nhân.
Người dân ký nhận hỗ trợ Covid-19 hồi tháng 7.2021. Ảnh CTV
Những ngày qua, chính quyền phường xã tại TP.HCM đang gấp rút lập danh sách, tổ chức xét duyệt người dân thuộc diện thụ hưởng gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 để gửi về cấp quận thẩm định, phê duyệt kinh phí.
Tạo mã QR để người dân kiểm tra
Ông Trần Quốc Hưng, Chủ tịch UBND P.Linh Trung, TP.Thủ Đức thông tin, tại địa phương, lực lượng tổ dân phố, công an khu vực... có nhiệm vụ rà soát, lập danh sách theo từng hộ gia đình, thống kê lại để gửi về phường xét duyệt, chốt danh sách.
"150 người gồm cán bộ phường cùng tổ trưởng của 78 tổ dân phố đã tổng lực làm, có tổ dân phố phải làm ngày làm đêm để hoàn tất danh sách. Tính đến nay, danh sách xét duyệt của phường có 52.000 hồ sơ người dân được nhận hỗ trợ (chiếm khoảng 76.5% so với khoảng 68.000 dân tại phường), trong đó người dân tạm trú chiếm tới 2/3, đa số là người lao động tại khu chế xuất. Danh sách này sẽ được gửi lên cho TP.Thủ Đức thẩm định, phê duyệt. Khi có kinh phí, chúng tôi sẽ chi hỗ trợ bằng tiền mặt cho dân. Ngoài ra, tại phường có 1.376 trường hợp thuộc 5 nhóm được thụ hưởng gói hỗ trợ đợt 3 nhưng từ chối nhận, nhường cho người khó khăn hơn", ông Hưng thông tin.
Lãnh đạo P.Linh Trung cũng cho biết, khi thống nhất danh sách, phường sẽ niêm yết, công khai bằng cách dán tại bảng thông tin của khu phố, của trụ sở phường; công khai tại trang thông tin điện tử của TP.Thủ Đức. Đồng thời, phường cũng sẽ có mã QR để người dân quét mã, kiểm tra, phản hồi danh sách.
Bản tin Covid-19 ngày 26.9: Cả nước 10.011 ca nhiễm mới | TP.HCM sẽ gỡ bỏ chốt kiểm soát nội đô
Tại P.14, Q.8 ông Lê Khánh Vũ, Bí thư Đảng Ủy phường, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh P.14, Q.8 (TP.HCM) cho biết, do thời gian triển khai cấp bách, phường đã huy động toàn bộ lực lượng. Trong đó, phân công cảnh sát khu vực kịp thời nắm số hộ dân, nhất là số người dân lưu trú nhà trọ, các tổ dân phố lập danh sách từng hộ và chuyển danh sách lên phường. Lực lượng cán bộ phường xuyên suốt nhập liệu danh sách từ tổ dân phố gửi lên, đôi khi phải làm đến khuya để kịp hoàn thiện danh sách.
Theo ông Vũ, hiện tại, danh sách đang chờ rà soát, phê duyệt của phường có hơn 17.000 người sẽ được nhận hỗ trợ (so với 19.120 dân tại phường).
Nhiều người phản ứng vì cho là thông tin cá nhân
Ông Lê Minh Truyền, Chủ tịch UBND P.7, Q.Tân Bình cho biết, tính đến nay, danh sách gửi về để phường xét duyệt có khoảng 10.700 người (khoảng 89% so với hơn 12.000 dân tại phường).
"Để tránh bỏ sót người thụ hưởng trong khi thời gian thực hiện gấp rút, phường cắt cử lực lượng đi từng ngõ, phát loa thông tin từng nhà. Về quy trình, các tổ dân phố, khu phố sẽ tổng hợp, lập danh sách rồi gửi lên phường xét duyệt và trình UBND quận thẩm định", ông Truyền nói và cho biết thêm, hiện khó khăn tại cơ sở chủ yếu là khi các lực lượng vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo công tác an sinh cho người dân. Chưa kể, đa số các tổ trưởng tổ dân phố đều đã lớn tuổi, họ phải kiêm các công việc lập danh sách, hỗ trợ phát nhu yếu phẩm cho dân; đồng thời, phải hỗ trợ nhân viên y tế phát test nhanh Covid-19 cho người dân.
Theo ông Truyền, khi lập danh sách, địa phương cũng chỉ đạo dán danh sách ở các bảng thông tin của từng khu phố, hoặc một số nơi thì đăng trang/nhóm mạng xã hội... Tuy nhiên, việc này cũng còn bất cập.
"Mục đích công khai danh sách là để người dân xem nhưng hiện nay "ai ở đâu, ở yên đấy" nên việc người dân ra xem, tra cứu, rà soát rất khó. Chưa kể, người dân một số khu phố phản ứng, cho rằng là thông tin cá nhân nên không muốn dán lên hoặc đưa lên trang mạng xã hội", ông Truyền cho biết.
Dự kiến, tại địa phương sẽ chi hỗ trợ từ ngày 28.9 đến ngày 5.10, hình thức chi bằng tiền mặt, do cán bộ tại phường đến từng nhà trao trực tiếp.
Ông Truyền cho hay, việc triển khai lần này, chính quyền thành phố sẽ áp dụng công nghệ, có ứng dụng để theo dõi việc phát hỗ trợ. Thay vì ký tên nhận tiền như hai gói trước, sẽ có ứng dụng lưu lại thông tin gồm họ tên, địa chỉ... từ đó, chính quyền sẽ xác định được thông tin của từng trường hợp người dân nhận tiền cũng như nhằm theo dõi, thống kê xem phường đã làm được đến đâu.
Tâm sự nữ điều dưỡng Hà Nội xa con, vào "điểm nóng" Covid-19 ở TP.HCM
HĐND TP.HCM mới đây (ngày 22.9) đã ban hành Nghị quyết 97, chính thức thông qua gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 cho 5 nhóm đối tượng. Trước đó, theo tờ trình tham mưu hướng dẫn phương thức thực hiện của Sở LĐ-TB-XH, thủ tục sẽ qua 3 bước, gồm:
Bước 1, tổ công tác tại phường, xã kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí quy định để xác định, lập danh sách người có hoàn cảnh thật sự khó khăn; tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của người dân, giải đáp thắc mắc cho dân..
Bước 2, hội đồng xét duyệt phường, xã sẽ tổ chức họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tính chính xác của từng đối tượng, chốt danh sách gửi UBND cấp quận.
Bước 3, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức sẽ thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí; chỉ đạo phường, xã, thị trấn công khai danh sách với cộng đồng dân cư, bằng cách niêm yết tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố hay trang thông tin (nếu có).
Ba mẹ mất do dịch Covid-19, em út thành trụ cột bảo bọc anh trai Trong vòng 1 tháng, vợ chồng thầy giáo về hưu đột ngột ra đi vì Covid-19, bỏ lại em Đức Bảo (học sinh lớp 11A4, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức, TP.HCM) một mình vừa học, vừa chăm anh trai bị hội chứng Down. Bảo chăm sóc cho anh trai. ẢNH: VŨ PHƯỢNG Đêm rằm trung thu, trời mưa rả rích, con...