Người đàn ông xây dựng Tử Cấm Thành từ hơn 700.000 miếng Lego
Nghệ sĩ sáng tạo Tử Cấm Thành từ LEGO này đã không sử dụng bất kỳ miếng LEGO làm riêng nào, thay vào đó chỉ dựa vào bộ sưu tập khổng lồ các mảnh tiêu chuẩn cơ bản của mình.
Một người đam mê LEGO Trung Quốc gần đây đã tiết lộ dự án ấn tượng nhất của anh ấy – mô hình quy mô của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được làm từ 700.000 miếng LEGO.
Mô hình Tử Cấm Thành này dài 4m, rộng 2,4m được tạo ra bởi một người hâm mộ LEGO ở Quảng Châu tên là Li Zhining, trong hơn một năm.
Tác phẩm mô phỏng chi tiết khu phức hợp cung điện nổi tiếng thế giới với hơn 70 cung điện và 9.000 ngôi nhà của ba sảnh chính Tử Cấm Thành. Ngoài ra, các công trình từ rào chắn, tháp pháo cũng được lắp ghép tỉ mỉ.
Ấn tượng hơn nữa là nghệ sĩ sáng tạo Tử Cấm Thành từ LEGO này đã không sử dụng bất kỳ miếng LEGO làm riêng nào, thay vào đó chỉ dựa vào bộ sưu tập khổng lồ các mảnh tiêu chuẩn cơ bản của mình.
Mô hình Tử Cấm Thành của Li Zhining được xây dựng từ hơn 700.000 miếng Lego.
Chia sẻ với truyền thông, Li Zhining cho biết anh yêu lắp ghép LEGO từ năm 2008 và theo đuổi nó cho đến nay. Bộ sưu tập của anh có hơn 100 triệu miếng ghép, nặng khoảng 11 tấn. Anh không tiết lộ nơi cất giữ bộ sưu tập, nhưng thừa nhận rằng mình là một “kẻ cuồng LEGO”.
Li đặt tên cho tác phẩm của mình “Tôi là người Trung Quốc” và hy vọng nó sẽ cho thế giới thấy tinh thần của người Trung Quốc cũng như sức mạnh của sự độc đáo của Trung Quốc dù chỉ là mô hình mô phỏng.
“Tôi là người Trung Quốc” chỉ là tác phẩm nghệ thuật mới nhất cho danh mục sáng tạo ấn tượng của người hâm mộ LEGO chuyên dụng này. Trước đây, Li được cho là đã xây dựng các mô hình LEGO của nhà thờ Đức Bà, Cung điện Westminster, Tháp Canton và bối cảnh World of Warcraft mang tính biểu tượng, trong số những mô hình khác.
Tử Cấm Thành là một khu phức hợp cung điện ở quận Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, với tổng diện tích 720.000 mét vuông. Dù là cung điện lớn nhất thế giới, nhưng tại Trung Quốc, vẫn có các công trình hoàng gia khác vượt xa Tử Cấm Thành về quy mô, cụ thể là Trung Nam Hải rộng 6,1 km vuông nằm ngay phía tây Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên rộng 2,9 km vuông ở quận Hải Điến, Bắc Kinh và Tị Thư Sơn Trang rộng 5,6 km vuông ở Thừa Đức, Hà Bắc.
Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Hoàng Thành Bắc Kinh, và Hoàng Thành thì được xây dựng xung quanh khu phức hợp cung điện. Bao bọc Tử Cấm Thành là nhiều khu vườn, đền đài hoàng gia sang trọng, gồm Công viên Trung Sơn rộng 54 mẫu, Đền thờ Tiên đế, Công viên Bắc Hải rộng 171 mẫu và Công viên Cảnh Sơn rộng 57 mẫu.
Nhóm cung nữ kỳ lạ xuất hiện ở Tử Cấm Thành, gần 30 năm vẫn chưa có lời giải đáp
Đến hiện tại, con người vẫn chưa tìm được lời giải thích hợp lý cho hình ảnh cung nữ không mặt mũi xuất hiện ở Tử Cấm Thành năm 1992.
Cố Cung Bắc Kinh, hay còn gọi là Tử Cấm Thành, là hoàng cung của nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Đây là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới.
Từ khi được xây dựng đến hiện nay, hàng chục vị Hoàng đế đã sống tại Tử Cấm Thành, để lại vô số câu chuyện lịch sử vừa thú vị vừa đáng sợ. Đặc biệt nhất là những bí ẩn ma quái xung quanh nơi này. Dù đó chỉ là lời kể truyền miệng, chưa được kiểm chứng cũng không có lời giải đáp, nhưng cũng khiến công chúng vô cùng phấn khích và tò mò.
Theo trang ETToday, vào năm 1992, một đoàn khách du lịch đã đến tham quan Tử Cấm Thành. Không rõ vì sao mà trời bỗng đổ mưa rất to, mọi người đang vội vàng tìm chỗ trú mưa thì một tia sét giáng xuống khiến ai nấy đều hoảng hồn.
Đúng lúc đó, một nhóm cung nữ mặc trang phục cổ trang đột nhiên xuất hiện và đi lại dọc hành lang Tử Cấm Thành. Sau vài giây hoảng loạn, một số người trong đoàn du lịch này đã lấy lại được bình tĩnh và dùng máy ảnh chụp lại cảnh tượng đó.
Sau khi câu chuyện này được lan truyền rộng rãi, không ít người đã đặt ra câu hỏi, tại sao chỉ có một đoàn du khách này thấy được hình ảnh những cung nữ này.
Về sau, một số nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích, có thể nguyên nhân là do các bức tường màu đỏ của Tử Cấm Thành, chúng có chứa sắt oxit (Fe3O4). Chính sắt oxit đã khiến hiện tượng này xảy ra.
Có thể hiểu rằng, trong máy ảnh có chứa thành phần sắt oxit, nhờ thành phần này mà khi có dòng điện chạy qua, máy ảnh mới có thể ghi lại hình ảnh. Các nhà khoa học tin rằng, điện từ sét có thể truyền xuyên qua các bức tường của Tử Cấm Thành, biến nó trở thành một máy ảnh khổng lồ.
Có lẽ, hơn 100 năm trước đây, một nhóm cung nữ cũng đã đi lại ở khu vực hành lang này trong một cơn mưa bão rất lớn. Lúc đó những tia sét và bức tường đỏ đã hoạt động như 1 máy ảnh, ghi lại cảnh tượng nhóm cung nữ di chuyển tại đây.
Và hơn 100 năm sau, tình cờ vào một cơn mưa gió tương tự, "máy ảnh khổng lồ" một lần nữa hoạt động, nhưng lần này thay vì ghi lại hình ảnh, nó lại phát ra hình ảnh.
Tuy nhiên, một số kiến trúc sư đã kịch liệt phản đối suy đoán này của các nhà khoa học. Bởi các bức tường của Tử Cấm Thành đã được sơn sửa rất nhiều lần, nếu có sắt oxit thì chúng đã bị che lấp đi từ rất lâu, khó có thể tạo ra chiếc "máy ảnh khổng lồ" kia.
Xét cho cùng thì đến hiện tại, sự kiện kỳ lạ năm 1992 ở Tử Cấm Thành vẫn còn là một bí ẩn khiến nhiều người tò mò.
Sự thật lý do giếng nước trong Tử Cấm Thành không dùng ăn uống Tử Cấm Thành là hoàng cung của vua chúa nhà Minh và Thanh. Bên trong công trình có hàng chục chiếc giếng. Tuy nhiên, cung nữ, thái giám thời phong kiến không lấy nước trong giếng để ăn uống. Lý do thực sự bất ngờ! Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành là nơi sống và làm việc của các hoàng đế nhà...