Người đàn ông tìm thấy một cái bình sắt trên cánh đồng: Sau khi mở nó ra, giới khảo cổ học chấn động!
Khác với những cổ vật trước đây, kho báu mà người này tìm thấy được giới khảo cổ học đánh giá là lớn và quý hiếm nhất.
Đó chính là kho báu Viking lớn nhất của Anh Quốc được tìm thấy tại Scotland do Derek McLennan tìm thấy trên khu vực Dumfries và Galloway. Vào thời điểm đó, anh chàng Derek đang thử tìm kiếm vận may bằng chiếc máy dò kim loại của mình trên một cánh đồng.
Thấy máy dò phát ra âm thanh, Derek McLennan lập tức cắm xẻng đào bới, khi đào tới độ sâu 2m, anh ta đã tìm thấy một cái bình kim loại cổ. Vốn là một tay thợ săn kho báu đã có kinh nghiệm, Derek không vội mở cái bình mà gửi nó tới cơ quan quản lý để nhờ kiểm định.
Bất ngờ là trong chiếc bình kim loại đó, có tới hơn 100 món đồ cổ thuộc thời Viking. Chúng bao gồm vòng đeo tay, nhẫn, thỏi bạc, trâm cài đầu, cây tháng giá và ghim cài bằng vàng hình chim hồng hạc… Niên đại của chúng lên tới hơn 1000 năm tuổi, tức là thuộc thế kỷ 10.
Những món cổ vật từ thế kỷ 10 mà Derek McLennan đã tìm thấy. (Ảnh: Kknews).
Theo nhà khảo cổ học địa phương Andrew Nicholson, ngoài những món đồ trang sức bằng vàng và bạc, Derek McLennan còn tìm thấy một số vải lụa có xuất xứ từ Istanbul, các sản phẩm từ pha lê, cốc mạ bạc, chuỗi hạt cườm… thuộc về Đế quốc Đông La Mã Byzantine.
Ông cũng cho biết, kho báu này được định giá tới 2 triệu bảng Anh (khoảng 60 tỷ VND) và nó được đánh giá là quý và hiếm nhất từ trước tới nay. Kho báu này có ý nghĩa khảo cổ rất lớn đối với giới khảo cổ của Vương quốc Anh.
Theo luật quy định của Scotland, người tìm thấy cổ vật sẽ được quyền sở hữu chúng, tuy nhiên, ở những vùng miền khác ở Vương quốc Anh thì người tìm thấy và chủ sở hữu khu đất có cổ vật sẽ chia đôi giá trị của món đồ đó.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia khảo cổ, kho báu này trị giá 2 triệu bảng Anh (khoảng 60 tỷ VND).
Sau khi kiểm định kỹ càng, Ủy ban quản lý hàng hóa và tài sản vô chủ đã quyết định rằng nếu có bảo tàng nào muốn trưng bày số cổ vật mà Derek McLennan tìm thấy thì anh sẽ nhận được toàn bộ số tiền bán chúng.
Cuối cùng, bảo tàng Quốc gia Scotland đã ngỏ ý mua lại kho báu của Derek McLennan. Vậy là, số tiền 2 triệu bảng Anh đã thuộc về anh.
Bà Fiona Hyslop, Bộ trưởng bộ Văn hóa của Scotland chia sẻ về sự kiện này cho hay “Thời đại Viking từng nổi tiếng với các hoạt động cướp bóc trên biển.
Chúng tôi đánh giá cao về kho báu mà họ đã để lại. Việc tìm thấy kho báu này không chỉ giúp giới khảo cổ học mà còn giúp chúng ta hiểu được cuộc sống của người Scotland vào đầu thời kỳ Trung cổ”.
Ngôi mộ 'hai hài cốt' được tìm thấy ở Cáp Nhĩ Tân: Chuyên gia pháp y khám nghiệm thì tìm thấy chi tiết 'đau lòng'
Có nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn trong ngôi mộ này.
Trung Quốc vào năm 1115, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả thống nhất bộ lạc Nữ Chân, xây dựng thành công vương triều Đại Kim. Tuy nhiên, chế độ chỉ tồn tại được 119 năm và đã bị đội quân Mông Cổ xóa sổ vào năm 1234. Thời gian tồn tại ngắn ngủi, triều đại không kịp để lại nhiều dấu ấn đến hiện tại ngoại trừ phong tục mai táng đơn giản được các nhà khảo cố học khám phá.
Cuộc khai quật thành công nhất từ trước đến nay về triều Đại Kim phải kế đến ngôi mộ đôi vợ chồng nằm ở phía đông bắc, ngoại ô vùng Cáp Nhĩ Tân.
Tộc Nữ Chân - triều Đại Kim. (Ảnh: Sohu).
Năm 1980, sau khi nghe được tin báo phát hiện một ngôi mộ cổ triều Kim, các chuyên gia đã nhanh chóng đến hiện trường tiến hành khai quật, các bí ẩn về vương triều dần dần được hé lộ.
Chủ nhân ngôi mộ là một cặp vợ chồng, mặc trên mình trang phục đặc trưng dân tộc Nữ Chân. Mặc dù ngôi mộ đã bị hư hỏng nhưng những hoa văn chạm khắc tinh xảo vẫn còn giữ được nét đặc trưng nổi bật. Đôi vợ chồng đeo rất nhiều đồ trang sức bằng vàng có giá trị lớn. Các chuyên gia cho rằng họ đều thuộc tầng lớp quý tộc ở triều đại này.
Hình ảnh khai quật ngôi mộ. (Ảnh: Sohu).
Người thân cụ ông cầm mũ cối đánh công an ở Hà Nội lên tiếng, mong được cảm thông: 'Ông cũng từng là một quân nhân rất nghiêm khắc'
Chi tiết đặc biệt khiến các nhà khảo cổ chú ý chính là chiếc khăn lụa vàng được phủ lên khuôn mặt nữ chủ mộ. Mặc dù lớp bên trong khăn đã mục nát nhưng chiếc khăn vẫn giữ được độ chắc chắn nhờ lớp tơ bao phủ bên ngoài.
Các chuyên gia cầm chiếc khăn lên trong sự ngỡ ngàng, tất cả đều không tin vào mắt mình. Họ tự hỏi rằng, tại sao loại tơ lụa này đã có tuổi thọ hơn 1000 năm nhưng vẫn giữ được độ kết dính đàn hồi đến vậy. Khám phá này như mở một trang sách mới, hé lộ nhiều chi tiết quan trọng về nghề thủ công dưới triều Đại Kim.
Đồ tùy táng hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn qua 1000 năm. (Ảnh: Sohu).
Đội khảo cổ tìm thấy tấm bia đá khắc dòng chữ "Thái Úy Nghi cùng Tam Ti Sự Tề quốc vương - 1162", từ đó mà danh tính chủ mổ được xác định. Đây chính là hoàng đế Đại Kim cùng người thiếp của ông.
Dưới suy đoán lịch sử, các chuyên gia cho rằng, nữ tử này chính là Triệu Kim Cô - công chúa triều đại Bắc Tống.
Sự kiện Tĩnh Khang. (Ảnh: Sohu).
Sau sự kiện Tĩnh Khang, hoàng đế thứ 8 triều đại Bắc Tống cùng cô con gái 7 tuổi của mình bị đưa về Đại Kim lưu đầy. Do không chịu được sự tra tấn, hoàng đế qua đời còn công chúa mới 7 tuổi bị ép trở thành thiếp quốc vương Kim. Điều này khiến các chuyên gia pháp y cảm thấy xót xa, đau lòng thay cho cô công chúa nhỏ.
Đội khảo cổ hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều ngôi mộ dưới triều Kim được tìm thấy hơn nữa. Chỉ khi làm được điều đó, sự thật mới hoàn toàn sáng tỏ.
Xác ướp 7.000 năm được đưa vào danh sách Di sản Thế giới Xuất hiện trước xác ướp Ai Cập tới 2.000 năm, các xác ướp cổ đại tại Chile vừa được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới. Xác ướp Chinchorro của Chile - xác ướp nhân tạo người cổ nhất trên thế giới, đã được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO hôm 27/7. Các xác ướp này được...