Người đàn ông suýt trả giá đắt vì xương cá đâm thủng ruột non
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội ở thượng vị và hạ sườn 2 bên, kèm sốt nhẹ nhưng không biết mình mắc bệnh gì.
Sáng 4-4, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (TP Cần Thơ) cho biết vừa tiếp nhận trường hợp mắc xương cá phải phẫu thuật cấp cứu. Bệnh nhân là ông T.V.U (SN 1973; ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Bệnh nhân nhập viện vào khoa cấp cứu vào ban đêm, trong tình trạng đau bụng dữ dội ở thượng vị và hạ sườn 2 bên, kèm sốt nhẹ nhưng không biết mình mắc bệnh gì.
Video đang HOT
Ruột non của bệnh nhân bị tổn thương do xương cá đâm thủng
Qua thăm khám, bác sĩ nghi ngờ bụng ngoại khoa. Sau khi hội chẩn cùng các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hóa, bệnh nhân được cho chụp MSCT bụng. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị thủng ruột non vị trí bụng dưới lệch trái do dị vật cản quang kích thước # 2 x 28 mm, nghi xương cá.
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận ổ bụng của bệnh nhân U. có dị vật xương cá đâm thủng ruột non, viêm túi thừa ruột non nên đưa ra hướng xử trí là lấy xương cá, khâu lỗ thủng ruột non, cắt túi thừa ruột non. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân dần hồi phục và đã xuất viện.
Theo BS.CKI Lê Chí Điền – Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân – dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến, thường là hóc đồ ăn, hóc xương cá hoặc mắc phải các loại dị vật khác như tăm, tre, đinh… vào đường tiêu hóa trên, thường là thực quản.
Mắc dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay nếu không sẽ để lại một số biến chứng nặng nề như xuất huyết, tạo ổ áp- xe, thủng trung thất hoặc đâm vào và làm tổn thương những động mạch có kích thước lớn xung quanh thực quản. Khi gặp phải các trường hợp nêu trên, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cụ ông sốc phản vệ suýt chết sau khi uống sữa hộp
Tối 30-3, tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của bệnh viện vừa điều trị thành công một ca sốc phản vệ do dị ứng sữa. Bệnh nhân là ông N.T.Q (68 tuổi; ngụ tỉnh Bến Tre).
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành đã được đặt 2 stent, nhưng vẫn còn hẹp nhánh động mạch vành phải.
Khi vào viện, bệnh nhân được ê-kíp tim mạch can thiệp thành công nhánh mạch vành còn lại và chuyển lên khoa điều trị. Khi chuyển khoa được vài tiếng, bệnh nhân có uống sữa hộp, khoảng 5-10 phút sau thì đột ngột khó thở, tím tái, huyết áp không đo được, mạch không bắt được.
Cụ ông bị sốc phản vệ sau khi uống sữa đang dần hồi phục
Khoa phòng lập tức báo "code blue" (cấp cứu ngưng tim, ngưng thở) toàn viện. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản cấp cứu và xử trí theo phác đồ, sau đó chuyển về Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tiếp.
Sau 2 giờ theo dõi, sinh hiệu ổn, bệnh nhân tỉnh, thở êm, không gắng sức nên được rút ống nội khí quản. Nhận định đây là một trường hợp phản vệ nặng do dị ứng sữa. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ổn định sinh hiệu, không còn khó thở, ăn uống khá và được chuyển lên khoa phòng điều trị tiếp.
Theo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong đột ngột trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Các triệu chứng của phản vệ gồm: khó thở, nổi mề đay, ngứa, tụt huyết áp... Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sốc phản vệ (thuốc, thức ăn, hóa chất, nọc côn trùng,...)
Bệnh nhân dị ứng sữa thì cần phải tránh xa sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa. Cần lưu ý là có rất nhiều thực phẩm chứa sữa, nếu bệnh nhân không chú ý thì rất dễ bị dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm này.
Điều trị thành công bệnh nhân 6 tháng không đi lại được, do hoại tử chỏm xương đùi Chiều 26/3, các bác sĩ của bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thay khớp háng toàn phần cho một bệnh nhân 64 tuổi sau hơn 6 tháng không đi lại được do hoại tử chỏm xương đùi. Bệnh nhân là ông N.V.T, 64 tuổi, quê ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, bệnh nhân nhập viện do đột...