Người đàn ông nhận hai bằng cử nhân dù mắc bệnh Down
Nhận bằng cử nhân Tâm lý học giáo dục và Tâm lý học nghệ thuật, Pablo Pineda (45 tuổi, người Tây Ban Nha) muốn xóa bỏ định kiến về người bệnh Down.
Pablo Pineda sinh ngày 5/8/1974 tại Tây Ban Nha, là con trai út trong gia đình bốn anh chị em. Mẹ ông, Maria Theresa, làm nội trợ và bố là giám đốc nhà hát. Do bận rộn chăm sóc ba người con lớn, bà Maria không chú ý đến việc con trai út có những biểu hiện khác thường so với mọi người.
Sau khi Pablo sinh được ba tháng, cha anh mới phát hiện con trai mắc bệnh Down, căn bệnh vẫn còn xa lạ với người dân châu Âu thời đó. Thế giới khi ấy chưa đủ kiến thức và chương trình chăm sóc dành riêng cho những người mắc bệnh Down. Cuộc đời của Pablo Pineda có thể đã phải dừng lại ở đó, nhưng nhờ sự nỗ lực của cha mẹ anh, mọi chuyện đã thay đổi.
Sau ba ngày tuyệt vọng, Maria tự nhủ rằng thực tế Pablo có gen khác với mọi người, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến cuộc sống của con trai bà. Hai vợ chồng vẫn đối xử với Pablo như với những người con còn lại. Họ không chăm sóc con từng chút một, không giúp Pablo mặc quần áo hay tìm kiếm bạn bè và hỗ trợ con theo cách riêng của mình.
Người cha mỗi ngày đọc sách cho con trai, dạy con ngoại ngữ, gồm cả tiếng Latin. Maria chia sẻ với con về xã hội đương thời, cập nhật tin tức thời sự.
Pablo Pineda. Ảnh: Diario Humano.
Chia sẻ tại diễn đàn dành cho người lao động khuyết tật tháng 4/2018, Pablo kể: “Cha mẹ tôi không bị ảnh hưởng bởi cái nhìn từ mọi người xung quanh hay từ định kiến xã hội. Ngay cả các anh tôi cũng vậy, họ đều là giáo viên của tôi”.
Nhờ đó, năm 5 tuổi, Pablo có thể đi học tiểu học và làm giáo viên ngạc nhiên với lượng kiến thức nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa và tư duy nhạy bén. Tiếp xúc với bạn bè, Pablo dần nhận ra sự khác biệt của bản thân. Năm 7 tuổi, giáo viên nói với Pablo rằng anh mắc bệnh Down. Khi đó, cậu bé hỏi lại giáo viên “Điều đó có nghĩa là em ngu ngốc không ạ?”. Nhận được câu trả lời là “không”, Pablo quyết định không quan tâm đến vấn đề này nữa và chú tâm học hành.
Down là hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, sự khác biệt này phá vỡ cấu trúc sinh lý bình thường và ảnh hưởng đến vấn đề thể chất, trí tuệ của trẻ khi sinh ra. Những ảnh hưởng về ngoại hình bao gồm lưỡi dài, mắt xếch, tầm vóc ngắn, ngón tay dài nhưng Pablo đã biến tất cả đặc điểm này thành lợi thế.
Lưỡi dài giúp Pablo luyện phát âm tốt hơn, ngón tay dài giúp cậu bé dễ dàng viết và làm bài tập về nhà. Vì gặp khó khăn trong học tập, Pablo thường dành 6 đến 7 tiếng mỗi ngày để tìm hiểu kiến thức mới. Khi học, cậu bé thường bật nhạc to để rèn luyện khả năng tập trung.
Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, Pablo trở thành sinh viên Đại học Malaga (Tây Ban Nha). Anh thừa nhận đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn trong môi trường đại học. Các sinh viên khác phớt lờ sự tồn tại của Pablo trong khi giáo sư bày tỏ sự hoài nghi về năng lực của anh. Trong suốt năm nhất, không ai muốn nói chuyện và tỏ ra sợ hãi nếu vô tình đụng vào người anh.
Cảm thấy bất lực, Pablo từng có ý định từ bỏ việc học đại học nhưng nhanh chóng lấy lại tinh thần để tiếp tục cố gắng. “Những người khác sẽ không bao giờ làm ảnh hưởng đến quyết định của mình”, Pablo tự nhủ.
Dần dần, anh chiếm được lòng tin của các giáo sư, bạn bè xung quanh cũng nhìn anh bằng con mắt khác. Miguel López Melero, giảng viên cố vấn học tập đã khuyến khích Pablo theo đuổi ngành Giáo dục đặc biệt và trở thành giáo viên. Bằng việc học tập chăm chỉ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Pablo đã trở thành người mắc hội chứng Down đầu tiên tại châu Âu tốt nghiệp đại học với hai bằng cử nhân, Tâm lý học giáo dục và Tâm lý học nghệ thuật.
Với mong muốn nâng cao nhận thức về người mắc bệnh Down, sau khi tốt nghiệp, Pablo làm việc tại phòng An sinh xã hội (thuộc Hội đồng thành phố Malaga). Tuy nhiên, anh quyết định nghỉ việc không lâu sau đó vì chỉ được giao chân chạy việc, không thể phát huy khả năng.
Năm 2009, Pablo cuối cùng cũng thực hiện được hoài bão khi trở thành nhân vật chính trong bộ phim “Me, Too”, kể về cuộc đời của người đàn ông mắc bệnh Down, nhân vật được lấy cảm hứng từ chính con người anh.
Pablo Pineda nhận giải Vỏ sò bạc dành cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế San Sebastián. Ảnh: Gorka Estrada.
Sau khi bộ phim phát hành, không ít khán giả và nhà phê bình bày tỏ sự xúc động trước khả năng diễn xuất và câu chuyện mà Pablo mang lại. “Me, Too” đã giúp Pablo giành được giải Vỏ sò bạc dành cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế San Sebastián (Tây Ban Nha).
Sau thành công trong vai trò diễn xuất, Pablo trở thành diễn giả nổi tiếng thế giới. Anh chia sẻ trước công chúng về căn bệnh Down từ kinh nghiệm của bản thân và kêu gọi xóa bỏ định kiến, nâng cao nhận thức về sự khác biệt. Năm 2010, Pablo hợp tác với Quỹ Adecco giúp đỡ người khuyết tật tìm kiếm việc làm, lấy lại sự tự tin vào bản thân.
Video đang HOT
“Người khuyết tật cũng là con người nên không có lý do gì để bị loại trừ khỏi xã hội. Tôi muốn trở thành một ví dụ chứng minh rằng người mắc bệnh Down hoàn toàn có năng lực làm việc như những người bình thường khác”, Pablo chia sẻ tại buổi nói chuyện TEDxTalk năm 2013.
Tú Anh
Theo Brightside, Ub Edu/VNE
Những thần đồng sở hữu tài năng phi thường nhất thế giới
Đầu tháng 11-2019, Laurent Simons, một thần đồng đến từ Bỉ đang chuẩn bị lấy bằng cử nhân ở tuổi lên 9. Cậu bé sẽ trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học.
Bên cạnh Laurent Simons, Jacob Barnett, Aelite Andre hay Dafne Almazan... là những thần đồng, sinh ra đã sở hữu những tài năng thiên bẩm và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với những tài năng đó.
Đầu tháng 11-2019, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học
Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật tại thành phố Amsterdam, Hà Lan
8 tuổi, Laurent tốt nghiệp THPT, trở thành tân sinh viên Đại học Công nghệ Eindhoven từ tháng 3-2019. Laurent có chỉ số IQ 145, có thể thành thạo các môn học trong vài ngày trong khi người bình thường mất ít nhất 10 tuần. Thần đồng 9 tuổi rất đam mê toán học. Cậu bé hi vọng trở thành bác sĩ chuyên khoa tim mạch
Jacob Barnett (1998) từng là cậu bé thông minh được biết đến có chỉ số IQ cao hơn cả nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein khi Barnett mới chỉ 8 tuổi. Ở độ tuổi đó, cậu đã theo học Đại học Indiana và được nhiều giáo sư hàng đầu đánh giá cao
Bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ năm 2 tuổi, nhưng Barnett đã chứng minh cho mọi người thấy tự kỷ không liên quan gì đến trí tuệ thông minh siêu việt của mình
Năm 3 tuổi, Barnett bắt đầu bộc lộ tài năng toán học xuất chúng của mình khi giải câu đố ghép hình 5 nghìn mảnh khiến nhiều người lớn đau đầu. Barnett còn có thể ghi nhớ tới 200 chữ số đằng sau dấu phẩy của con số Pi. Tại trường Đại học Indinana, Barnett theo học các lớp học vật lý thiên văn cao cấp và nghiên cứu phát triển lý thuyết tương đối của Einstein
Sinh ngày 9-1-2007 tại Australia, cô bé Aelita Andre là một nghệ sĩ trừu tượng nổi tiếng nhờ phong cách vẽ tranh theo trường phái siêu thực
Nghệ sĩ nhí này đã có tranh được treo ở một triển lãm nổi tiếng khi chỉ mới 2 tuổi. Andre bắt đầu vẽ lúc mới chín tháng tuổi. Triển lãm đầu tiên của thần đồng hội họa mở cửa ở thành phố New York vào tháng 6-2011 mang tên "Thần đồng của sắc màu" tại phòng trưng bày Agora Gallery ở New York, Mỹ, với các họa phẩm trừu tượng do chính tay em sáng tạo nên
Kỹ thuật vẽ của cô bé Andre được so sánh với họa sĩ Jackson Pollock - một thiên tài hội họa, nổi tiếng với phong cách vẽ tranh biểu tượng trừu tượng theo cảm hứng, sáng tạo tự nhiên. Chứng kiến tận mắt khi cô bé sáng tạo nên các tác phẩm của mình cũng giống như được xem một buổi biểu diễn đầy kinh ngạc
Ở tuổi 13, Dafne Almazan, nữ sinh gốc Mexico đã trở thành nhà tâm lý học trẻ nhất thế giới. 17 tuổi, một lần nữa cô "làm nên lịch sử" cho thành tích học tập của mình với việc theo đuổi bằng thạc sĩ về giáo dục toán học và dự kiến sẽ hoàn thành việc học tại Harvard chỉ sau một năm
Hành trình đến Harvard của Almazan bắt đầu từ khi cô còn rất trẻ. Năm 6 tuổi, cô đã biết đọc và viết. Năm 10 tuổi, Almazan đã học xong trung học. Sau 3 năm tại Học viện Công nghệ và Giáo dục Đại học (ITESM), cô có bằng tâm lý học
Tuy nhiên, trường học không phải là điều duy nhất trong tâm trí cô. Khi rảnh rỗi, Almazan thường chơi piano, dạy tiếng phổ thông cho những đứa trẻ khác và thậm chí tập luyện taekwondo
Akrit Jaswal sinh ngày 23-4-1993 tại Nurpur, Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khác với những đứa trẻ cùng trang lứa, Akrit Jaswal đã bắt đầu biết đi và biết nói từ 10 tháng tuổi. Akrit biết đọc và biết viết khi mới lên 2. Khi lên 5 tuổi, cậu bé đã đọc các tác phẩm của Shakespeare
Akrit có chỉ số IQ 146 - mức chỉ số IQ cao nhất với so với các bé đồng trang lứa ở Ấn Độ. Akrit cũng được coi là 1 trong 7 đứa trẻ thông minh nhất thế giới
Mới chỉ 7 tuổi, Akrit Jaswal đã thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên của mình. Một người bạn của anh không may bị bỏng tay nặng. Vì cha mẹ cô bé đó không đủ tiền phẫu thuật nên đã quyết định để Akrit giúp đỡ. Ca phẫu thuật cực kỳ thành công và sau này, cô bé vẫn có thể cử động bàn tay đó bình thường
Priyanshi Somani là thần đồng tính nhẩm người Ấn Độ. Somani bắt đầu tính nhẩm từ năm lên 6 tuổi và năm 11 tuổi, cô là thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia cuộc thi tính nhẩm ở World Cup 2010. Somani đã đánh bại 36 thí sinh từ 16 quốc gia khác nhau
Cô đã giành vị trí quán quân trong việc tính nhẩm căn bậc hai của 10 số có 6 chữ số trong kỉ lục 6 phút 51 giây. Điều đặc biệt là Somani nhẩm chính xác 100% những con số đó
Tháng 1-2012, Somani đã lập một kỉ lục mới khi tính nhẩm căn bậc hai của 10 số có 6 chữ số trong 2 phút 34 giây. Tên của cô xuất hiện trong sách kỷ lục danh tiếng như Limca, Guinness
Khả năng ngôn ngữ vượt trội giúp Angelina Bella Devyatkina (ở Moscow, Nga) nhanh chóng nổi tiếng sau vòng thử giọng trong Amazing People (Những người tuyệt vời) - chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng của nước Nga
Trong phần thi của mình, Belle khiến ban tổ chức cùng khán giả truyền hình ngạc nhiên trước khả năng nói trôi chảy nhiều thứ tiếng như: Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ả Rập. Cô bé được hỏi bằng các ngôn ngữ khác nhau và trả lời bằng đúng thứ tiếng đó
Mẹ Bella giải thích, bé tiếp xúc 7 ngôn ngữ từ khi ra đời. Ngoài ra, Bella được các bảo mẫu đến từ nhiều quốc gia trông nom. Họ không chỉ dạy em từ vựng, cụm từ mà còn cùng bé trao đổi về các vấn đề thế giới, lịch sử tự nhiên hay chủ đề lấy từ bách khoa toàn thư dành cho trẻ em
Đỗ Nhật Nam sinh năm 2001, là một thần đồng nổi tiếng của Việt Nam. Đỗ Nhật Nam sinh ra tại Nhật Bản, đến năm 4 tuổi, Nam trở về Việt Nam cùng bố mẹ
Ban đầu, Đỗ Nhật Nam được biết đến với khả năng về tiếng Anh. 7 tuổi, cậu trở thành dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam, 11 tuổi là người viết truyện nhỏ tuổi nhất được xuất bản. Nam có trên 10 đầu sách viết và dịch thuật đã được xuất bản
Đỗ Nhật Nam đạt 8.0 Ielts và toefl IBT là 107/120 điểm. Cậu còn là người hùng biện xuất sắc đã vượt qua 4 sinh viên và giành giải quán quân của cuộc thi hùng biện tiếng Anh Wordstorm. Chính những khả năng vượt trội đó đã giúp Nhật Nam trở thành thần đồng nhiều lĩnh vực, được mọi người trong và ngoài nước khâm phục và ngưỡng mộ
Năm 2013, Phạm Tuấn Minh (2008) đến từ Từ Sơn, Bắc Ninh từng được mọi người biết đến với khả năng ghi nhớ tuyệt vời. Năm 2 tuổi, Tuấn Minh đã thuộc lòng tất cả quốc kỳ trên thế giới. 3 tuổi, cậu bé đã có thể đọc sách báo rành mạch rõ ràng. Lên 4 tuổi thì khả năng của Tuấn Minh vượt trội hơn cả khi thuộc lòng lịch vạn niên, thậm chí có thể đọc vanh vách can, chi của từng năm
Với khả năng đặc biệt này, Tuấn Minh được các chuyên gia khẳng định, trên thế giới mới ghi nhận một trường hợp có khả năng đặc biệt như thế ở Ấn Độ. Tuấn Minh có bộ óc như máy tính, nghìn người mới có một
Sau 4 năm được khán giả biết đến với biệt danh thần đồng "triệu người có một", năm 2017, Tuấn Minh đã có màn tái xuất đầy ấn tượng tại chương trình Little Big Shots Việt Nam - Mặt trời bé con. Không chỉ ghi nhớ hết tất cả triều đại và tên các vị vua, cậu bé còn khiến khán giả thán phục khi kể vanh vách từng sự kiện lịch sử
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Nhiều ý kiến ủng hộ, lắm góp ý băn khoăn Dự thảo Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Theo đó, Bộ GD&ĐT dự kiến trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo,...