Người đàn ông 40 năm tự… giãn cách với toàn bộ xã hội
Người đàn ông 74 tuổi được mệnh danh là Ẩn sĩ vùng Treig khi sống cô lập với xã hội trong khu rừng sâu suốt 4 thập kỷ.
Sâu trong khu rừng ở cao nguyên nước Anh là một căn nhà gỗ đơn sơ với mái lợp gọn gàng, hàng rào vững chắc, các tảng đá lớn nhỏ được sử dụng để tạo ra lối đi. Căn nhà nhỏ cách con đường gần nhất hai giờ băng qua đầm lầy và đồng hoang Lochaber, “nằm ngoài” mạng lưới điện và cách xa nhịp sống của con người trong thị trấn. Đây chính là nơi ở của Ken Smith, người được mệnh danh “Ẩn sĩ vùng Treig” khi sống cô lập với xã hội suốt gần 40 năm bên bờ hồ Loch Treig ở Lochaber, cao nguyên Scotland, Vương quốc Anh.
Ken Smith – người đàn ông sống cách biệt với xã hội suốt 4 thập kỷ
Giờ đây ông Ken Smith đã 74 tuổi. Tuổi tác dường như không phải là vấn đề khi ông vẫn có thể tự mình leo lên những sườn đồi dốc phía trên hồ Loch Treig hái quả mọng kiếm ăn, tự trồng rau trước sân nhà và bắt cá dưới hồ làm thức ăn.
Người đàn ông này tự hào về cuộc sống giãn cách với toàn bộ xã hội của mình, ông còn tò mò về thế giới tự nhiên xung quanh mình nhưng lại tỏ ra không quan tâm đến cuộc sống nhộn nhịp của con người ngoài kia. Những nỗi đau không thể chữa lành và tổn thương sâu sắc phải trải qua thời trẻ chính là thứ khiến ông Smith quyết định sống ẩn dật trong suốt hàng thập kỷ.
Căn nhà gỗ nhỏ trong rừng sâu mà ông Smith sinh sống một mình trong gần 40 năm
Dừng việc học ở quê hương Derbyshire, miền Trung nước Anh năm 15 tuổi, Ken Smith làm công việc lao động phổ thông ở trang trại và công trường xây dựng trạm cứu hỏa. Vào một đêm tháng 10/1974, khi ông 26 tuổi, cuộc sống của người đàn ông này đảo lộn hoàn toàn khi ông bị tấn công dã man bởi một nhóm côn đồ với vô số vết thương nguy hiểm đến tính mạng. Xuất huyết não khiến ông hôn mê trong 23 ngày và cho đến hiện tại Smith vẫn mang 5 vết sẹo sâu trên đầu.
“Họ nói rằng tôi sẽ không bao giờ hồi phục, không thể nói chuyện thậm chí là đi lại nhưng tôi đã làm được. Và đó là lúc tôi quyết định sẽ không bao giờ sống vì ai khác ngoài chính mình”, ông Smith kể lại. Kể từ đó, thay vì quay trở lại cuộc sống của mình, ông bắt đầu đi du lịch và bị cuốn hút bởi ý tưởng về vùng hoang dã.
Những đau buồn thời trẻ khiến ông quyết định tự giãn cách xã hội và sống ở nơi hoang dã
Ken Smith đi qua Yukon, lãnh thổ Canada giáp với Alaska. Ông dành 2 năm để khám phá các vùng đất hoang dã và đi được hơn 35.000 km trước khi đến Thái Bình Dương rồi trở về Anh. Hạ cánh xuống sân bay, ông Smith bàng hoàng khi biết sự thật đau lòng rằng cha mẹ mình đã qua đời và ông không còn nhà để quay về. Bị nhấn chìm trong biển đau buồn, Smith vượt qua bằng cách đứng dậy một lần nữa, bắt đầu đi bộ dọc nước Anh.
“Tôi đã khóc suốt quãng đường đi bộ khi nghĩ về cha mẹ mình. Tôi chợt nghĩ về nơi bị cô lập nhất ở Anh, đi khắp các vịnh và núi. Hàng nghìn dặm hư vô, cuối cùng tôi tìm thấy nơi này – nơi đã giúp tôi quên hết mọi đau buồn và trở lại sống bình thường.”, ông Smith cho biết.
Video đang HOT
Trong hàng chục năm, ông tự đi lượm củi để đun nước trong bồn tắm cũ để vệ sinh cá nhân và giặt quần áo. Ông lấy nhựa cây từ cây bạch dương để làm thức uống giải khát và đã phát minh ra một hệ thống chất thải có thể phân hủy được mà ông gọi là hố không đáy. Kể từ khi định cư ở đây vào năm 1984 ở độ tuổi ngoài 30, mối liên hệ chính của người đàn ông tự giãn cách xã hội 40 năm với thế giới bên ngoài là các đài phát sóng địa phương. Ông không có điện thoại và cũng không muốn có.
Ken Smith tự hái quả mọng, bắt cá dưới hồ và trồng rau làm thức ăn
Mỗi tháng một lần, ông Smith dậy lúc 4 giờ sáng để đi bộ vài tiếng đồng hồ dọc theo đường ray xe lửa đến nhà ga gần nhất tại Corrour. Sau đó thực hiện hành trình một giờ đến Pháo đài William để chất đầy chiếc ba lô của mình với đồ dự trữ và vật tư y tế cho vài tuần. Người đàn ông 74 tuổi ghi lại gần như mọi thứ ông thấy bằng chiếc máy ảnh Zenit cổ, từ mạng nhện đến cảnh mặt trời mọc ngoạn mục, lưu giữ thư từ và tài liệu quý giá trong “hộp ký ức” bằng bìa cứng.
Cuộc sống tách biệt với xã hội nghe có vẻ đáng mơ ước nhưng đôi khi Ken Smith cũng rơi vào những tình huống đe dọa tính mạng, đặc biệt khi người đàn ông này đã ở độ tuổi “gần đất xa trời”. Vào tháng 2/2019, ông Smith bất ngờ đột quỵ khi đang ở ngoài trời tuyết. Ông đã sử dụng một đèn hiệu định vị cá nhân GPS để kích hoạt báo động khẩn cấp, nhờ đó lực lượng tuần duyên Vương quốc Anh phát hiện kịp thời và đưa ông đi cấp cứu bằng trực thăng.
Nhiều lần gặp nguy hiểm nhưng ông Smith vẫn quyết tâm sống hoang dã suốt phần đời còn lại.
Một lần khác vào mùa đông năm 2020, một lần nữa ông ở trong trạng thái nguy hiểm sau khi bị một đống gỗ đổ vào người và bị thương ở đầu và chân. Các chuyên gia và bác sĩ thuyết phục Ken Smith trở về với nền văn minh, cuộc sống hiện đại nhưng ông chỉ muốn quay lại với căn nhà gỗ trong rừng sâu của mình và chấp nhận rủi ro ở nơi hoang dã.
Quyết tâm ở lại nhưng sức khỏe yếu của tuổi già khiến ông Smith chấp nhận sự giúp đỡ nhiều hơn từ những người xung quanh. Hiện tại, người quản lý khu rừng nơi ông Ken Smith sinh sống mang thức ăn trợ cấp cho người đàn ông này vài lần mỗi tuần.
“Ẩn sĩ vùng Treig” cũng đã lên kế hoạch cho đám tang của mình với vài trăm lít rượu bạch dương. Ông mong muốn mọi người sẽ vui vẻ thưởng thức chúng thay vì buồn bã nếu một ngày ông không còn trên đời.
Bộ lạc du mục Qashqa'i chỉ cho phép đàn ông đa thê theo lựa chọn của vợ
Bộ lạc Qashqa'i ở Iran được cho là những người du mục hạnh phúc nhất với phong cách sống lạc quan và tràn đầy năng lượng.
Hôn nhân đa thê bị cấm, ngoại trừ trường hợp người vợ đồng ý và tự lựa chọn cô dâu mới cho chồng.
Du khách tham quan khu chợ lớn Sout Vakil Bazaar tại thành phố Shiraz - nơi quanh đó có nhiều cư dân bộ lạc du mục Qashqa'i thời nay sinh sống.
Bộ lạc Qashqa'i cấm hôn nhân đa thê và coi sống độc thân là tội lỗi
Bộ lạc du mục Qashqa'i là một tập hợp các thị tộc ở Iran, bao gồm chủ yếu là các dân tộc Turkic (người Thổ Nhĩ Kỳ). Họ thường tự hào gọi mình là hậu duệ của người Thổ Nhĩ Kỳ và luôn gìn giữ các phong tục tập quán truyền thống.
Bộ lạc Qashqa'i cùng những người du mục khác của Iran đã sống trên các sa mạc hoặc vùng núi có khí hậu khắc nghiệt suốt hàng trăm năm qua.
Với dân số khoảng 300.000 người, cộng đồng Qashqa'i là bộ lạc du mục đông dân thứ hai ở Iran. Hiện nay họ sinh sống chủ yếu xung quanh 2 thành phố Shiraz và Firuzabad của tỉnh Fars. Cũng như các bộ lạc du mục khác, trước đây phần lớn người Qashqa'i sống bằng nghề chăn thả gia súc.
Hai lần mỗi năm, bộ lạc du mục Qashqa'i lùa đàn gia súc từ các đồng cỏ cao nguyên mùa Hè lên núi cao và di chuyển ngược lại khi mùa Đông tới.
Bên cạnh đó bộ lạc Qashqa'i còn nổi tiếng với nghề làm thảm Ba Tư trải sàn và các sản phẩm len dệt Shiraz mềm, đẹp, có độ sáng cao, màu sắc bắt mắt.
Phụ nữ Qashqa'i rất biết cách làm mình nổi bật ở những đám đông, đặc biệt trong các dịp lễ hội với váy áo truyền thống đa dạng, rực rỡ sắc màu kết hợp cũng khăn trùm duyên dáng.
Đàn gia súc là tài sản có giá trị nhất của người Qashqa'i vì từ đó họ có thịt, sữa, pho mát vừa để ăn vừa đem bán tại các khu chợ tại thành phố.
Về quan hệ hôn nhân và gia đình của bộ lạc du mục Qashqa'i, tục đa thê bị cấm ngặt trừ những trường hợp ngoại lệ có thể do vợ vô sinh hay vì lý do khác, đồng ý để chồng cưới thêm vợ nhưng đối tượng đó phải do người vợ chính thức lựa chọn.
Mặt khác, sống độc thân cũng không được bộ lạc Qashqa'i chấp nhận, thậm chí còn coi đó là tội lỗi.
Trang phục sắc màu đa dạng của phụ nữ bộ lạc Qashqa'i luôn khiến họ nổi bật.
Nghi thức hôn lễ đặc sắc của bộ lạc du mục Qashqa'i
Trong số rất nhiều dịp lễ ăn mừng của bộ lạc du mục Qashqa'i, hôn lễ là một trong những nghi thức quan trọng nhất. Hôn nhân của bộ lạc du mục Qashqa'i thường bị sắp đặt với quan niệm tình cảm sẽ dần phát triển khi vợ chồng chung sống lâu dài.
Cô dâu của bộ lạc Qashqa'i cưỡi ngựa được đưa về lều của chú rể, mang theo của hồi môn cùng một bé trai ngồi sau để bảo đảm cặp đôi sẽ sinh con trai đầu lòng.
Thông thường mẹ và chị gái (nếu có) của chàng trai sẽ lựa chọn cô dâu mới. Sau đó nếu chàng trai cũng ưng thuận thì nhà trai sẽ thương lượng với nhà gái. Rồi nếu nhà gái cũng đồng ý thì cô dâu tương lai mới được thông báo về đám cưới sắp tới.
Nghi thức hôn lễ của bộ lạc du mục này bắt đầu bằng Nikah tức là ký kết hôn thú, diễn ra tại nhà gái. Khách mời mang theo đồ mừng (trước đây là đường, gạo, thịt... nay chủ yếu là tiền mặt) để đóng góp cho đám cưới.
Nhóm phụ nữ bộ lạc Qashqa'i nhảy múa cùng cô dâu trong hôn lễ.
Hôn lễ sau đó diễn ra trong vài ngày trên đồng cỏ để tiện cho việc ăn uống, tổ chức các trò chơi và nhảy múa.
Lễ rước dâu của bộ lạc du mục Qashqai là phần quan trọng nhất của đám cưới. Khi ra đón con dâu mới, mẹ chú rể nhét những đồng tiền xu vào người của cặp đôi để chúc phúc.
Điểm nhấn hấp dẫn nhất trong các điệu nhảy nghi lễ của bộ lạc Qashqa'i là vũ điệu Khăn Tay.
Bộ lạc du mục Qashqai cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch quốc tế, bởi ngoài việc được trải nghiệm cuộc sống du mục, được thưởng thức ẩm thức, được tìm hiểu, biết đến những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của họ. Khách du lịch còn được tiếp đón nồng hậu bởi tính cách cởi mở, lòng mến khách của những người dân bộ lạc du mục Qashqai.
Người đàn ông dành 2 thập kỷ tạo ra ốc đảo xanh giữa sa mạc khô cằn Sau khi nghỉ hưu, người đàn ông này đã dành hơn 1/3 cuộc đời để làm ra một điều có ý nghĩa cho đất nước. Năm 1977, Chính phủ Ấn Độ bắt đầu một chương trình đầy tham vọng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình sa mạc hóa ở các sa mạc nóng và lạnh. Anand Dhawaj Negi (AD...