Người đàn ông 17 năm làm Trưởng Phòng GD&ĐT
Sau 17 năm làm Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), ông Tâm tiếp tục được tái bổ nhiệm chức vụ này thêm một nhiệm kỳ.
Tuần qua, dư luận cả nước quan tâm đến chuyện 225 học sinh của trường tiểu học và THCS Tân Thuận 1 (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang) không được khen thưởng, dù có thành tích rèn luyện và học tập trong năm học 2016-2017. Để đảm bảo quyền lợi cho các em, ngành chức năng của huyện Vĩnh Thuận đang tất bật “khắc phục hậu quả”.
Trong quá trình tìm hiểu về những nguyên nhân xảy ra sự cố hy hữu ở vùng đất lúa – tôm của miền Tây, Zing.vn nhận được nhiều ý kiến bức xúc từ giáo viên liên quan đến ngành giáo dục Vĩnh Thuận. Trong đó có việc ông Huỳnh Minh Tâm làm Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) suốt 17 năm.
Ông Huỳnh Minh Tâm làm Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận. Ảnh: Vinhthuan.edu.vn.
Trao đổi với Zing.vn chiều 2/6, ông Mai Hoàng Khởi – Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thuận – xác nhận chuyện ông Tâm làm lãnh đạo Phòng GD&ĐT liên tục 3 nhiệm kỳ. Mới đây, ông Tâm được lấy phiếu tín nhiệm và tiếp tục làm thêm một nhiệm kỳ nữa.
Theo Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thuận, ông Tâm làm Trưởng Phòng GD&ĐT quá hai nhiệm kỳ là chuyện bình thường, bởi thầy giáo này có nhiều kinh nghiệm, luôn hoàn thành công việc được giao.
“Cán bộ lãnh đạo hết nhiệm kỳ mình lấy phiếu tín nhiệm lại theo quy trình. Việc bổ nhiệm là do công tác sắp xếp, điều động theo nhu cầu của địa phương. Sở GD&ĐT cũng đánh giá cao về trách nhiệm của anh Tâm”, ông Khởi chia sẻ.
Trao đổi với Zing.vn qua điện thoại, ông Huỳnh Minh Tâm cho biết cá nhân đã 56 tuổi, muốn cống hiến tiếp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương cho đến tuổi nghỉ hưu. Vị này nói rằng chuyện làm Trưởng Phòng GD&ĐT suốt 17 năm là bình thường và địa phương có xin ý kiến của Sở GD&ĐT khi tái bổ nhiệm cho ông.
Video đang HOT
“Tôi muốn làm trọn vẹn để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Theo quy định không khống chế thời gian làm trưởng phòng, tôi mới được làm. Sự nghiệp giáo dục địa phương có phát triển thì tôi được giữ lại, không có sẽ bị điều động làm việc khác”, ông Tâm nói.
Theo ông Tâm, thành tích mới nhất ngành giáo dục huyện Vĩnh Thuận đạt được là có nhiều trường được tái công nhân đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn trong toàn huyện lên 21/33 trường.
Liên hệ ông Nguyễn Hoàng Sơn – Trưởng Phòng Nội vụ huyện Vĩnh Thuận, vị này cho biết theo quy định, lãnh đạo chủ chốt giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nếu vì nhiệm vụ chuyên môn mà cần thiết phải bổ nhiệm lại quá hai nhiệm kỳ là do Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định nhưng phải có sự đồng ý của ngành dọc cấp trên.
Luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cho hay theo quy định, cán bộ lãnh đạo làm việc ở một cơ quan không quá hai nhiệm kỳ, nếu vì lý do đặc biệt nào đó phải giữ lại nhưng cũng không làm thêm quá một nhiệm kỳ nữa.
Nếu vị Trưởng Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận làm lãnh đạo thêm nhiệm kỳ thứ tư thì địa phương đã vận dụng không đúng hướng dẫn số 15, ngày 5/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX và kết luận 24 năm 2012 của Bộ Chính trị khóa XI.
Theo hướng dẫn trên thì “Đối với cán bộ đảm nhiệm chức danh có quy định một người không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, cần xem xét đưa vào quy hoạch chức vụ khác, hoặc bố trí giữ chức vụ đó ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác”.
“Việc bố trí cán bộ làm trưởng phòng giáo dục làm quá hai nhiệm kỳ như vừa nêu sẽ tạo tiền lệ xấu vì ‘quy định một đường, thực hiện một nẻo’. Từ đó, cán bộ công chức sẽ xem thường các quy định của cấp trên”, luật sư Thành nói.
Một tuần trước, chuyện hy hữu xảy ra ở Vĩnh Thuận khi trường tiểu học và THCS Tân Thuận 1 có 225 học sinh không được khen thưởng dù có thành tích trong rèn luyện và học tập.
Theo bà Vũ Thị Niêm, tháng 8/2011, nữ giáo viên này được Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận bổ nhiệm là hiệu trưởng trường tiểu học và Trung học sơ sở Tân Thuận 1, thời hạn 5 năm. Theo quyết định này, đầu năm 2016-2017, bà Niêm không còn là hiệu trưởng nhưng không được phòng GD&ĐT bổ nhiệm lại.
“Trên giấy tờ, tôi không còn là hiệu trưởng nên không thể ký giấy khen cho 225 học sinh và 4 giáo viên có thành tích trong học tập, giảng dạy”, bà Niêm nói.
Theo Zing
Yêu cầu báo cáo vụ hơn 225 học sinh không có giấy khen
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) yêu cầu trường tiểu học không có hiệu trưởng báo cáo vụ hàng trăm học sinh không được khen thưởng cuối năm.
Ngày 31/5, trường Tiểu học và Trung học sơ sở Tân Thuận 1 (xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang) nhận được công văn của phòng giáo dục huyện này với nội dung yêu cầu báo cáo tình hình tổ chức lễ tổng kết năm học 2016-2017.
Theo công văn, trong buổi lễ tổng kết trường Tiểu học và Trung học sơ sở Tân Thuận 1, học sinh đạt thành tích trong rèn luyện và học tập không được trao giấy khen và phát phần thưởng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
"Sự việc được báo chí đăng tải, gây bức xúc trong dư luận, phụ huynh học sinh của trường và cả nước", công văn của Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận nêu.
Từ vụ việc trên, phòng giáo dục yêu cầu trường Tiểu học và Trung học sơ sở Tân Thuận 1 phải báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức lễ tổng kết, diễn biến của buổi lễ và nguyên nhân không trao giấy khen và phần thưởng cho học sinh đạt thành tích rèn luyện, học tập.
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thuận yêu cầu trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Thuận 1 báo cáo vụ việc chậm nhất ngày 1/6. Ảnh: Việt Tường.
Theo bà Vũ Thị Niêm, tháng 8/2011, nữ giáo viên này được Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận bổ nhiệm là hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học sơ sở Tân Thuận 1, thời hạn 5 năm. Đầu năm học 2016-2017, bà Niêm không còn là hiệu trưởng nhưng không được phòng GD&ĐT bổ nhiệm lại.
"Trên giấy tờ, tôi không còn là hiệu trưởng nên không thể ký giấy khen cho 225 học sinh và 4 giáo viên có thành tích trong học tập, giảng dạy. Đây là cú sốc lớn đối với trường, hàng trăm phụ huynh và các đại biểu dự lễ tổng kết. 34 năm cống hiến cho ngành giáo dục, đây là nỗi ám ảnh nhất cuộc đời tôi", bà Niêm nói.
Theo nữ hiệu trưởng này, bà không được tái bổ nhiệm xuất phát từ việc UBND huyện Vĩnh Thuận thành lập đoàn thanh tra về tài chính tại trường vào tháng 2/2016. Nhà chức trách sau đó kết luận 4 giáo viên liên quan thu, chi tài chính không hợp lý nên bị buộc nộp trả cho ngân sách Nhà nước trên 16 triệu đồng.
"Với vai trò quản lý, tôi bị kỷ luật khiển trách nửa năm trước nhưng ngày 30/3, UBND huyện đã hủy quyết định kỷ luật này", bà Niêm nói.
Trao đổi với Zing.vn hai ngày trước, ông Nguyễn Đông Thành, Phó phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), cho biết ngành đang rà soát việc chậm trễ trong quá trình thanh tra tài chính tại trường Tiểu học và Trung học sơ sở Tân Thuận 1 để xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.
Đối với việc chưa bổ nhiệm lại cô Vũ Thị Niêm là hiệu trưởng suốt một năm qua nên không có người ký các giấy tờ, ông Thành cho hay sẽ làm quy trình và tái bổ nhiệm nữ giáo viên này trong một tháng.
"Việc bổ nhiệm lại chậm do cô Niêm khiếu nại kết quả thanh tra và phải làm lại. Chúng tôi đã lấy phiếu tại trường để bổ nhiệm cô Niêm nhưng chưa đạt nên tiếp tục lấy phiếu lần nữa. Việc các em không được nhận giấy khen, trường sẽ trao vào đầu năm học 2017-2018", lãnh đạo Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận nói.
Theo Zing
Người phụ nữ chống tiêu cực được phục hồi chức hiệu trưởng Hơn một tháng được UBND tỉnh Kiên Giang khôi phục quyền lợi, người phụ nữ chống tiêu cực ở huyện Vĩnh Thuận được quay lại trường tiểu học làm hiệu trưởng. Sáng 24/4, ông Huỳnh Xuân Luật, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cùng lãnh đạo ngành giáo dục địa phương này đến trường Tiểu học Thị trấn 1 ở...