Người đàn ông 13 lần đi thi đại học gây tranh cãi về áp lực học tập ở Trung Quốc
Câu chuyện về người đàn ông 33 tuổi 13 lần tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học khắc nghiệt để cố gắng vào được trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi về áp lực học tập ở nước này.
Một người đàn ông 33 tuổi quyết tâm thi vào Đại học Thanh Hoa đã 13 lần tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học Trung Quốc kể từ năm 2009. Ảnh: Baidu
Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Tang Shangjun, sống tại khu tự trị dân tộc Choang, tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đã tham dự kỳ thi đại học, được gọi là gaokao tại Trung Quốc, lần thứ 13 năm nay.
Mặc dù điểm thi những năm trước của Tang đã được cải thiện theo thời gian, mang lại cho anh hy vọng anh sắp đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, điểm số năm nay của anh đã giảm đáng kể so với những lần trước. Anh chỉ đủ điểu kiện đỗ Đại học Quảng Tây.
Tang cho biết anh sẽ tạm thời học ở Đại học Quảng Tây và vẫn có kế hoạch thử sức lần nữa để giành suất học tại Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học tốt nhất Trung Quốc vào năm sau.
“Tôi khá căng thẳng. Tôi hy vọng gaokao năm sau là kỳ thi cuối cùng mà tôi tham gia”, anh chia sẻ.
Ngoài Đại học Quảng Tây, Tang từng đỗ hai trường đại học hàng đầu khác, nhưng anh từ chối theo học. Người đàn ông quyết tâm giành suất vào Đại học Thanh Hoa, ngôi trường được xếp thứ 17 thế giới và thứ ba ở châu Á theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS, bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds, Anh.
Ở Trung Quốc, kỳ thi gaokao có ý nghĩa sống còn đối với triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của một học sinh. Trong mắt nhiều người, đây có thể là cuộc thi thay đổi cả cuộc đời vì mang lại cơ hội công bằng duy nhất cho học sinh xuất thân từ những gia đình nghèo khó.
Tang sinh ra trong gia đình thuần nông ở huyện Shangsi, Quảng Tây. Năm 2009, khi tham gia kỳ thi gaokao lần đầu tiên, anh nói rằng mình không thể giải được hầu hết bài toán trong đề thi toán học. Điểm số của Tang quá thấp nên anh chỉ đủ điều kiện vào các trường đại học kém tên tuổi. Người đàn ông quyết định không theo học, thay vào đó anh quay lại trường trung học để luyện thi lại gaokao. Trong 7 năm tiếp theo, anh cứ thi rồi lại thất bại và giữ bí mật này với gia đình vì sợ họ không chấp nhận.
Video đang HOT
Học sinh Trung Quốc thường bị nhà trường, phụ huynh gây áp lực phải vào đại học danh tiếng bằng mọi giá. Ảnh: Baidu
Năm 2016, khi trúng tuyển vào Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, một trường đại học xếp hạng cao, Tang mới dám kể với cha mẹ. Gia đình nói rằng họ không trách anh vì đã giấu giếm câu chuyện, thậm chí cảm thấy tự hào về nỗ lực bền bỉ của anh.
Tuy nhiên, Tang đã bỏ giữa chừng vì mong muốn vào Đại học Thanh Hoa. Giấc mơ này được nhen nhóm sau khi anh nghe tin một trường trung học ở Nam Ninh thưởng 100.000 nhân dân tệ cho những học sinh có điểm cao như Tang nếu họ đến luyện thi ở đó và tham gia kỳ thi năm tiếp theo. Trường trung học cũng trợ cấp hàng tháng 2.000 nhân dân tệ và hứa sẽ thưởng cho Tang 600.000 nhân dân tệ nếu anh đỗ vào Đại học Thanh Hoa hoặc Đại học Bắc Kinh.
Tang luyện thi ở trường này hai năm, thi gaokao hai lần, nhưng vẫn không vào được Đại học Thanh Hoa. Sau đó, anh chuyển đến một trường trung học khác, nơi cung cấp các ưu đãi tương tự. Trong thời gian này, anh làm gia sư khi nghỉ hè và đôi khi giao đồ ăn để kiếm thêm tiền. Anh cũng chơi cổ phiếu và kiếm được hàng chục nghìn nhân dân tệ. Người đàn ông 33 tuổi cho biết anh không hối hận vì thi đại học nhiều năm.
“Nhưng đôi khi tôi nghĩ nếu có thể có một công việc ổn định, gia đình tôi sẽ không nghèo đến mức này. Bây giờ tôi không có gì cả và rất khó để làm bất cứ điều gì”, anh nói.
Tang từ chối lời mời nhập học từ các trường đại học khác, bất chấp sự lo lắng của gia đình. Ảnh: Baidu
Câu chuyện của Tang đã nhận được 190 triệu lượt xem trên Weibo với khoảng 6.000 bình luận trên nền tảng này.
“Định nghĩa về cuộc sống của một người bình thường là gì? Tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng lựa chọn của anh ấy. Chúng ta không có tư cách bình luận xem anh ấy làm vậy có đáng không”, một người viết.
Nhưng một số người không đồng tình. “Anh ấy không biết thời gian và cơ hội đời người là hữu hạn sao?”một người đặt câu hỏi.
“Anh ấy có thể học tại một trường đại học và sau đó đăng ký học cao học ở Đại học Thanh Hoa. Hoặc anh ấy có thể làm việc và trong thời gian ôn thi để chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu vào của Thanh Hoa”, một người khác đề xuất.
Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, hy vọng mọi người sẽ coi trải nghiệm của Tang là một ví dụ tiêu cực.
“Các trường trung học cơ sở thường truyền đạt cho học sinh quan điểm rằng vào các trường đại học danh tiếng đồng nghĩa với thành công trong cuộc sống. Từ đó, học sinh cho rằng sau khi được các trường đại học hàng đầu nhận vào học, các em sẽ không cần phải học tập hay làm việc chăm chỉ nữa”, Xiong nói.
“Chúng ta nên cảnh giác rằng phụ huynh hoặc giáo viên nhà trường sẽ sử dụng câu chuyện của Tang như một tài liệu tham khảo để gây áp lực học tập chăm chỉ hơn cho học sinh trước gaokao”, chuyên gia nói thêm.
Bị thu hồi bằng thạc sĩ vì đạo văn
Luận văn thạc sĩ của Chen Jie ở Đại học Hồ Nam giống hệt công trình của người khác, ngoại trừ một số khác biệt nhỏ trong từ khóa và lời cảm ơn.
Ảnh minh họa
Luận văn của Chen Jie, tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Hồ Nam (HNU) năm 2016, hoàn toàn giống với công trình của một người khác tốt nghiệp từ Học viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT).
Tuyên bố hôm 3/11 của HNU cho biết, Tang Kelong, giáo sư báo chí, người đã hướng dẫn Chen khi đó, bị loại khỏi tư cách giám sát nghiên cứu.
HNU và BIT đều là những đại học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của chính phủ trong khuôn khổ "Dự án 985", một sáng kiến nhằm tạo ra "những trường đại học hạng nhất thế giới".
Vụ việc được Zhang Huaping, người hướng dẫn luận văn của nạn nhân, công khai hồi đầu tuần này với hy vọng nhận được phản hồi chính thức từ HNU. Trong một bài đăng trên Weibo hôm 2/11, Zhang cho hay hồi tháng 7, sinh viên cũ của ông là Zhao Lianwei phát hiện "bản sao 100%" luận văn của mình bị Chen đánh cắp và đưa lên một cơ sở dữ liệu nghiên cứu lớn.
Công trình của Zhao, có tiêu đề Nghiên cứu về các kỹ thuật then chốt của việc đơn giản hóa tin tức trong phương tiện truyền thông mới, xuất bản tháng 1/2016, trong khi bài báo - một phần trong luận văn của Chen - với cùng tiêu đề, xuất bản tháng 11 cùng năm.
Zhang gọi Chen là "một sự sỉ nhục đối với các nhà nghiên cứu" và cho biết đã báo cáo với HNU ngay lập tức. Zhang cho rằng sự việc bị trường phớt lờ và chỉ có một lãnh đạo cấp cao liên lạc lại.
"Để kiểm tra sự thật đơn giản như vậy, họ đã mất hơn ba tháng. Chúng tôi chỉ nhận được một thông báo không chính chức từ lãnh đạo cấp cao này qua email gần đây", ông nói.
HNU đưa ra tuyên bố chính thức trên Weibo hôm 3/11, sau khi chia sẻ của Zhang tạo ra cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội.
Hành vi sai trái trong học tập, bao gồm đạo văn và thuê người viết luận văn, liên tục được đưa tin ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Trường hợp nổi tiếng nhất gần đây liên quan đến nam diễn viên Zhai Tianlin. Zhai nhận bằng tiến sĩ của trường Nghệ thuật Biểu diễn, thuộc Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, nhưng bị thu hồi năm 2019 sau khi hơn 40% bài luận xuất bản năm 2018 của anh này bị phát hiện sao chép từ người khác.
Kết quả là nam diễn viên cũng bị Đại học Bắc Kinh rút khỏi chương trình nghiên cứu kéo dài hai năm.
Để ngăn chặn hành vi sai trái trong học tập ở các trường đại học, Bộ Giáo dục đã ra lệnh cho các sở giáo dục cấp tỉnh kiểm tra lại ít nhất 2% luận án của một trường đại học mỗi năm. Theo các biện pháp mới, những người có bài luận bị phát hiện có bất thường có thể bị thu hồi bằng cấp.
Một số trường ở Trung Quốc tuyển giáo viên với lương 93.000 USD/năm Các trường này tuyển giáo viên với mức lương cao nhằm thu hút sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh. Gần đây, thông báo tuyển dụng giáo viên tại một số trường ở Trung Quốc sự chú ý của dân mạng. Cụ thể, 2 trường THCS và 1 trường tiểu học ở Nội Mông, Trung Quốc...