Người dân ở TP.HCM có được tự về quê?
TP.HCM 2 lần nâng cấp mức độ chống dịch, kéo dài áp dụng chỉ thị 16 và hạn chế tối đa người dân ra đường sau 18h.
Nhiều lao động mất việc, không thể cầm cự đã khăn gói về quê bằng xe máy, họ đi như vậy có được không?
Người dân tự ý về quê bị lực lượng chức năng tại chốt đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức yêu cầu quay đầu xe chiều 30-7 – Ảnh: TRƯỜNG VŨ
Người dân muốn về quê phải liên hệ địa phương đăng ký
Ngày 30-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , thượng tá Nguyễn Văn Bình – phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ – đường sắt (PC08) Công an TP.HCM – cho biết theo tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng và chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM, cũng như chỉ đạo của UBND TP.HCM tại công văn 2468, 2522, người dân không được ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết, trừ những trường hợp mua lương thực, thực phẩm, cấp cứu, trong đó người đi mua lương thực phải có phiếu “đi chợ” do địa phương cấp theo khung giờ, ngày.
Cho nên việc người dân tự ý đi ra khỏi nhà, phòng trọ để về quê là vi phạm trong trường hợp ra đường không cần thiết. Nếu bị lực lượng chức năng tại các chốt, trạm, tuần tra, kiểm soát lưu động phát hiện sẽ xử lý theo quy định hoặc nhắc nhở quay đầu xe.
Theo thượng tá Bình, người dân muốn về quê thì phải liên hệ chính quyền địa phương nơi thường trú, tạm trú để lập danh sách theo từng địa phương. Sau đó, địa phương ở TP.HCM sẽ gửi danh sách đăng ký của người dân cho các tỉnh, thành còn nhận người từ TP về.
Địa phương tại TP sẽ phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức sắp xếp nơi tập trung cho người dân, đón bằng phương tiện do địa phương bố trí nhưng phải có lực lượng chức năng dẫn đường.
Ngoài xe chuyên dụng do CSGT dẫn đoàn, trong đoàn xe còn có các lực lượng CSGT đi trong đoàn, cuối đoàn còn được bố trí xe chuyên dụng khóa đuôi.
Người dân tự đi xe máy về quê đứng nán lại dưới cầu vượt Linh Xuân sau khi bị lực lượng yêu cầu quay đầu xe – Ảnh: CHÂU TUẤN
Nhiều người đi xe máy về quê phải quay đầu khi đến chốt kiểm dịch
Sáng 30-7, trên quốc lộ 1K đoạn chân cầu vượt Linh Xuân (TP Thủ Đức), nhiều người dân đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ “thông hành”, chứng minh được lý do chính đáng khi ra đường nên đều được qua chốt.
Tuy nhiên, một số trường hợp đi xe cá nhân về quê bị yêu cầu quay đầu mặc dù có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Khoảng 9h30, một nhóm người dân đi 8 xe gắn máy từ hướng quận 12 đi Suối Tiên, khi đến chốt cầu vượt Linh Xuân thì bị yêu cầu quay đầu.
Một người dân cho biết: “Vì dịch bệnh nên chúng tôi đã thất nghiệp hơn 2 tháng rồi. Hôm nay đi cùng bạn bè chạy xe máy về quê ở Lâm Đồng, nhưng đến chốt kiểm dịch thì bị yêu cầu quay đầu, mặc dù chúng tôi đã có giấy xét nghiệm âm tính”.
“Chiến sĩ trực chốt nói với chúng tôi là không được tự ý rời khỏi TP để về quê, mọi người cần phải liên hệ với chính quyền địa phương để được tiếp nhận và hướng dẫn về quê bằng các chuyến xe được tổ chức sẵn để đảm bảo an toàn chống dịch” – người này nói.
Tương tự, những ngày qua tại các chốt giao thông qua cửa ngõ phía tây TP.HCM, nhiều người chạy xe máy để về quê được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu xe.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Hải Dương (quê Bến Tre) cho biết từng liên hệ với hội đồng hương để đăng ký xe về quê nhưng không được vì số lượng có hạn.
Tài chính ngày càng cạn kiệt nên anh “đánh liều” thử chạy xe máy về quê, nhưng đến chốt kiểm soát giáp ranh với tỉnh Long An thì bị yêu cầu quay đầu. “Bây giờ ở cũng không được, mà về cũng chẳng xong”, anh Dương chia sẻ.
Ngày 29-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát đi văn bản hỏa tốc tạm dừng tiếp nhận người dân trở về từ tỉnh, thành phố đang có dịch từ ngày 1-8 bởi quá tải trong cách ly, yếu về tài chính, y tế.
Tối 28-7, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản từ 12h ngày 29-7 tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các huyện, thành phố thuộc địa phương tuyệt đối không tiếp nhận đối với các trường hợp tự ý về địa phương bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện khác (không liên hệ, đăng ký với chính quyền địa phương để tổ chức đón theo quy định) để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Chùm ảnh: Người dân đeo khẩu trang phòng dịch, xúng xính váy áo xuống phố dạo chơi chiều mùng 2 Tết
Chiều mùng 2 Tết, Hà Nội bỗng trở nên ngọt ngào hơn hẳn với cái nắng êm ru trải đều khắp phố phường. Cũng bởi vậy mà nhiều người dân đã tranh thủ xúng xính váy áo thật đẹp, hoà mình vào bầu không khí đặc biệt trong những ngày đầu xuân năm mới.
Trái ngược với trận mưa tầm tã vào dịp Tết năm ngoái, mùng 2 Tết năm nay như được bừng sáng hơn nhờ cái nắng dịu dàng như rót mật, lại đan xen thêm một chút se lạnh của tiết trời xuân khiến ai nấy đều muốn diện ngay quần áo đẹp và xuống phố dạo chơi.
Theo ghi nhận, có khá nhiều người dân ghé tới các địa điểm phổ biến như bờ Hồ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hồ Tây,... để lưu lại khoảnh khắc đẹp trong dịp Tết Tân Sửu 2021.
Nhiều gia đình ghé tới hồ Hoàn Kiếm du xuân trong chiều mùng 2 Tết. Đa số người dân đều đeo khẩu trang phòng dịch ngay cả khi chụp ảnh
Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ cũng tấp nập người đi chơi Tết. Tuy nhiên, do nơi này quá đông đúc nên BQL trật tự đô thị phải liên tục nhắc nhở người dân đeo khẩu trang phòng dịch ngay sau khi chụp hình xong
Các em nhỏ nở nụ cười giòn tan trước khung cảnh đầy mơ mộng của ngày Tết
Đền Ngọc Sơn chật cứng du khách vào tham quan trong dịp đầu xuân năm mới.
Nhiều bạn trẻ xúng xính khoe tà áo dài dưới ánh nắng ngọt ngào, thậm chí còn mang cả thú cưng đi chơi Tết nhằm lưu lại khoảnh khắc đáng yêu nhất trong ngày đầu năm.
Các bãi gửi xe không còn chỗ trống do lượng người đổ về khu vực phố cổ quá đông.
Nhiều người đã lựa chọn xe buýt hai tầng để dạo quanh phố phường, ngắm nhìn khung cảnh nhộn nhịp của Hà Nội
Ngoài khu vực hồ Gươm, phố bích họa Phùng Hưng cũng là một địa điểm thu hút nhiều người dân Hà Nội đến du xuân và chụp hình đầu năm. Tại đây có những bức bích họa ấn tượng, dễ cho ra đời những tấm ảnh đẹp nên rất được các gia đình và giới trẻ đặc biệt ưa thích
Các gia đình mặc áo dài rực rỡ sắc màu, cùng nhau tạo dáng bên những tấm bích họa ấn tượng
Nhiều em nhỏ được bố mẹ cho diện quần áo đẹp và hướng dẫn cách tạo dáng chụp hình
Các thiếu nữ xinh xắn đang tạo dáng, thay phiên nhau chụp hình để cho ra đời những tấm hình xuất sắc tại phố bích họa.
Do lượng người đi du xuân quá lớn nên các hàng quán trên phố luôn trong tình trạng chật kín người. Thậm chí, nếu muốn mua nước uống hoặc món ăn yêu thích thì các vị khách buộc phải xếp hàng chờ tới lượt gọi đồ.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều bạn trẻ lựa chọn điểm dừng chân ở những tiệm cà phê xinh xắn với góc nhìn thật rộng để tán gẫu đôi ba câu chuyện vặt và ngắm nhìn một Hà Nội rất khác mà có lẽ ngày thường sẽ chẳng thể thấy được.
Có những tiệm đông khách khiến người dân phải xếp hàng chờ tới lượt mua đồ.
Những người yêu thích sự yên tĩnh, không quá xô bồ thường lựa chọn các quán cà phê nhỏ để ngồi tán gẫu cùng bạn bè và gia đình.
Đầu năm mới, người dân thường đi lễ chùa với mong muốn tìm sự bình an, rũ bỏ mọi muộn phiền năm cũ và cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên tại các khu vực đền chùa đã không còn tình trạng chen lấn làm lễ, cúng bái như mọi năm.
Đồng thời, đội ngũ y tế, nước sát khuẩn, các biển báo yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cũng được chuẩn bị đầy đủ.
Tại chùa Trấn Quốc, không còn tình trạng chen lấn vào lễ bái như mọi năm. Các biện pháp phòng dịch cũng được tăng cường triệt để.
Người dân nghiêm túc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và đeo khẩu trang đầy đủ khi đi lễ đầu năm.
Hà Nội dừng toàn bộ hoạt động khai hội, không đón khách tham quan lễ hội Chùa Hương Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết đã có văn bản, thông báo dừng toàn bộ khai hội, không đón khách về tham quan, không tổ chức dịch vụ thuyền đò tại lễ hội Chùa Hương. Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội chiều 13/2, đại diện UBND huyện Mỹ Đức cho biết đã thường xuyên tuyên truyền, vận...