Người dân Niger tiếp tục biểu tình yêu cầu Pháp rút quân
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các cuộc biểu tình phản đối quân đội Pháp hiện diện tại Niger đã bước sang ngày thứ 3 liên tiếp khi ngày 3/9, hàng nghìn người dân nước này tiếp tục xuống đường yêu cầu Pháp rút quân.
Cảnh sát quốc gia Niger gác bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niamey, ngày 28/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc biểu tình phản đối Pháp chủ yếu diễn ra tại thủ đô Niamey của Niger, yêu cầu Pháp rút quân theo đề nghị của chính quyền quân sự lên nắm quyền tại nước này sau cuộc đảo chính ngày 26/7 vừa qua.
Ngày 1/9, chính quyền quân sự Niger ra tuyên bố cho rằng Pháp can thiệp vào công việc nội bộ của nước này thông qua hỗ trợ Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum. Đồng thời, chính quyền quân sự đã ra lệnh trục xuất ngay lập tức Đại sứ Pháp tại nước này Sylvain Itte.
Phản ứng với động thái trên, ngày 3/9, Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định việc duy trì đại sứ nước này tại Niger là chính đáng. Trước đó, bộ này tuyên bố những người liên quan đến cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Niger “không có thẩm quyền” yêu cầu Đại sứ Pháp tại Niamey phải rời khỏi quốc gia Tây Phi này.
Quan hệ giữa Niger với Pháp nhanh chóng xuống dốc sau khi Paris bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum.
Ngày 3/8, chính quyền quân sự Niger tuyên bố hủy bỏ các thỏa thuận quân sự với Pháp, quốc gia có khoảng 1.500 binh sĩ đồn trú tại nước này, và yêu cầu Paris rút quân trong vòng một tháng.
Pháp phản ứng vụ chính quyền quân sự ở Niger trục xuất Đại sứ
Ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố những người liên quan đến cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Niger "không có thẩm quyền" yêu cầu Đại sứ Pháp tại Niamey phải rời khỏi quốc gia Tây Phi này.
Bộ trên nêu rõ: "Chúng tôi liên tục đánh giá sự an toàn và các điều kiện hoạt động của Đại sứ quán của chúng tôi".
Người biểu tình cầm tấm biển lấy từ Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Niamey trong một cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền ở Niger vào ngày 30/7/2023. Ảnh: AFP
Chính quyền quân sự ở Niger công bố Đại sứ Pháp tại Niger Sylvain Itte không còn được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và cảnh sát đã được chỉ thị trục xuất ông này. Hội đồng quân sự Niger cũng đã đình chỉ thỏa thuận về sự hiện diện của quân đội Pháp tại quốc gia Tây Phi này.
Hôm 28/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận các nhà ngoại giao Pháp và phương Tây đã phải đối mặt với những tình huống đặc biệt khó khăn ở một số quốc gia trong những tháng gần đây, từ Sudan cho đến Niger. Ông Marcon cũng lên tiếng bày ủng hộ bất cứ hành động quân sự nào của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ở Niger để khôi phục quyền lực cho Tổng thống Mohambed Bazoum.
Cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm sĩ quan thuộc Lực lượng cận vệ của Tổng thống Niger đã tiến hành đảo chính lật đổ ông Bazoum. Lực lượng đảo chính đã thành lập Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc, đứng đầu là Tướng Abdurahmane Tchiani, để điều hành đất nước. Sau cuộc đảo chính, ECOWAS đã áp đặt trừng phạt Niger và đang xem xét các phương án nhằm "khôi phục trật tự hiến pháp" ở nước này, bao gồm cả khả năng can thiệp quân sự, song vẫn cam kết tìm giải pháp ngoại giao.
Pháp hiện vẫn duy trì 1.500 binh sĩ ở Niger, bất chấp sức ép từ chính quyền quân sự. Chính quyền quân sự Niger đang yêu cầu Paris rút quân trong vòng một tháng.
Tướng lãnh đạo chính quyền quân sự Niger tuyên bố rắn, Mỹ có động thái mới Tiếp tục đối đầu với khối Tây Phi, nhà lãnh đạo mới tự xưng của Niger tuyên bố chính quyền quân sự sẽ không cúi đầu trước áp lực buộc khôi phục Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Niger và tuyên...