Người dân Đông Nam Á đón Tết âm lịch thích nghi với tình hình dịch COVID-19
Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ đoàn viên đặc biệt đối với người dân nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhưng dịch COVID-19 đã phần nào tác động đến ngày lễ này.
Trang trí Tết âm lịch tại một địa điểm ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters
Người dân tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã chia sẻ diễn biến mới trong kế hoạch đón năm Tân Sửu của họ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc).
Singapore
Các biện pháp giãn cách xã hội được tăng cường tại Singapore từ 26/1 với hạn chế mỗi gia đình chỉ đón 8 khách tới thăm mỗi ngày. Chính phủ khuyến khích người dân Singapore chỉ đến tối đa 2 nhà khác/ngày trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Nhiều người dân Singapore đã có biện pháp thích ứng với yêu cầu mới qua việc chia các thành viên trong gia đình thành nhóm 8 người để đến thăm trong những ngày khác nhau.
Việt Nam
Nguyen Anh Van đã 4 năm không ăn Tết cùng gia đình tại Quảng Ninh. Năm nay cô dự kiến tiếp tục ăn Tết xa nhà. Cô gái 26 tuổi hiện là biên tập viên một tạp chí tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, bất kể khi nào có thời gian rảnh rỗi, Van sẽ cập nhật tình hình người thân trong gia đình bởi dịch COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp.
Vân chia sẻ cô háo hức được xem “Táo quân” và hồi tưởng lại kỷ niệm trước đây vào mỗi dịp cuối năm đều cùng bà theo dõi chương trình này.
Thái Lan
Cứ đến Tết Nguyên Đán, đảo Phuket của Thái Lan lại nêm chặt khách du lịch, chủ yếu là người Trung Quốc. Hòn đảo này là điểm đến đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán với người Thái Lan và du khách nước ngoài bởi cộng đồng gốc Hoa Peranakan ở đây thường tổ chức mừng dịp lễ đầu năm âm lịch này.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Thái Lan gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, Phuket đón 14,5 triệu du khách, đến năm 2020 chỉ có 4 triệu du khách đến hòn đảo này.
Video đang HOT
Để quảng bá du lịch dịp Tết âm lịch, chính quyền Phuket trong tháng 1đã bãi bỏ quy định cách ly bắt buộc 2 tuần đối với du khách từ các tỉnh thành khác của Thái Lan. Tuy nhiên, yêu cầu không tổ chức các lễ kỷ niệm trong khoảng thời gian từ 19-21/2 khiến việc mừng Tết âm lịch sẽ bị giảm quy mô.
Malaysia
Gần đây Malaysia đã nới lỏng một số hạn chế trong dịp Tết Nguyên Đán, tạo điều kiện để người dân dự tiệc mừng năm mới với tối đa 15 người. Tuy nhiên, khách mời phải ở trong phạm vi 10 km quanh nhà người tổ chức.
Indonesia
Với số ca mắc COVID-19 đã vượt quá 1 triệu trường hợp, chính phủ Indonesia quyết định kéo dài hạn chế di chuyển tránh lây lan dịch cho đến 22/2. Theo quy định mới nhất, những cơ sở kinh doanh bán lẻ có thể mở cửa đến 9 giờ tối.
Bà Marina Basuki (62 tuổi) hiện sống tại Jakarta chia sẻ rằng vào ngày đầu năm mới bà dự định dậy sớm và đến chùa để cầu nguyện bởi có quy định hạn chế số lượng người đến những địa điểm này. Bà nói: “Tôi sẽ cầu nguyện và quay trở về nhà. Năm nay, ngày đầu năm mới sẽ như mọi ngày khác”.
Hơn 106 triệu ca nCoV toàn cầu, nhiều nước lục đục về vaccine
Ca nhiễm nCoV toàn cầu vượt 106 triệu, hơn 2,3 triệu người chết, chiến lược vaccine của châu Âu hứng chỉ trích trong khi Canada bị tố tranh của nước nghèo.
Toàn cầu ghi nhận 106.304.188 ca nhiễm và 2.318.147 người chết do Covid-19. 78.041.581 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers. Nhiều nước đang lục đục về vấn đề vaccine trong bối cảnh các quốc gia đều cố gắng đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để đối phó đại dịch.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đang bị chỉ trích vì triển khai chậm chạp chương trình tiêm chủng của EU. Các nước EU tới nay mới chỉ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên cho chưa đầy 4% dân số, thấp hơn tỷ lệ 11% ở Mỹ và gần 17% ở Anh, theo thống kê của Our World in Data hôm 5/2.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz hôm 6/2 cho biết "rất tức giận" khi nhiều vaccine Covid-19 không được đặt hàng vào năm 2020 do quyết định của Ủy ban châu Âu.
Khi được hỏi về trách nhiệm của von der Leyen với tình trạng chậm triển khai vaccine Covid-19, Bộ trưởng Scholz nói "bất cứ ai cũng cần phải được một bài học và điều này đúng với châu Âu, tôi nghĩ EU rất mạnh".
Trong khi đó Canada hôm 6/2 cũng bị chỉ trích khi là thành viên G7 duy nhất nhận vaccine trong đợt đầu tiên theo Chương trình Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (COVAX), vốn ưu tiên phân phối vaccine cho các nước nghèo.
Các quốc gia phát triển khác tham gia COVAX như New Zealand cũng sẽ nhận vaccine theo chương trình, song vào các đợt sau. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Canada Karina Gould đã bảo vệ quyết định nhận vaccine ngay đợt đầu và cho biết nước này đã góp 440 triệu USD cho COVAX, trong đó dành 220 triệu USD dành để mua vaccine cho dân Canada và số còn lại phân bổ cho các nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại Toronto, Canada, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 95.339 ca nhiễm và 2.386 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 27.508.101 và 473.184 người chết. Theo số liệu từ New York Times hôm 5/2, ca nhiễm mới hàng ngày ở Mỹ đang có xu hướng giảm trên toàn quốc.
Trung bình ca nhiễm hàng ngày ở Mỹ đã đạt đỉnh hôm 8/1 với gần 260.000 ca nhiễm mới. Đến ngày 3/2, con số này là 136.422 ca nhiễm, giảm 47% so với mức đỉnh.
Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) hôm 5/2 dự đoán Mỹ sẽ ghi nhận 631.000 người chết vì Covid-19 tới 1/6, dù chiến dịch tiêm chủng đang được chính quyền Tổng thống Joe Biden triển khai nhanh chóng. Nhóm nghiên cứu của IHME thuộc Đại học Washington cho biết ca tử vong do nCoV ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào chiến dịch tiêm chủng và tốc độ lây lan của các chủng nCoV tại nước này. Với kịch bản tệ nhất, Mỹ có thể phải chứng kiến số ca tử vong vì Covid-19 lên tới 703.000 người đến ngày 1/6.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 11.948 ca nhiễm và 72 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.827.170 và 155.028.
Chính phủ Ấn Độ hôm 6/2 đã thúc giục các bang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 sau khi kết quả từ một cuộc đánh giá cho thấy nước này có "cơ hội" đáng kể để đẩy nhanh chương trình này.
Ấn Độ đã tiêm vaccine cho khoảng 3 triệu nhân viên y tế trong hai tuần đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, nhưng cần phải tăng tốc để đạt mục tiêu trong mùa hè. Chính phủ nước này yêu cầu các bang lên lịch cho tất cả các nhân viên y tế tiêm chủng trước ngày 20/2 và tất cả nhân viên tuyến đầu trước ngày 6 tháng 3.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 885 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 231.012. Số người nhiễm nCoV tăng 48.707 ca trong 24 giờ qua, lên 9.497.795.
Brazil hôm 6/2 đã nhận một lô hàng gồm 88 lít hoạt chất đầu tiên để sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca được vận chuyển từ Trung Quốc, trong bối cảnh chương trình tiêm chủng ở nước này đang gặp khó khăn.
Với số hoạt chất trên, trung tâm y sinh Fiocruz của Brazil có thể hoàn thành 2,8 triệu liều vaccine. Trung tâm này dự kiến nhận thêm nhiều lô hàng khác trong tháng này để tạo ra tổng cộng khoảng 15 triệu liều vaccine.
Hiện tại, chỉ những mũi tiêm do AstraZeneca và công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển mới được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Brazil.
Anh ghi nhận thêm 828 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên 112.092, trong khi số ca nhiễm tăng 18.262 ca so với hôm trước, lên 3.929.835.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết chính phủ đang nỗ lực tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 3.500 người nhập viện mỗi ngày.
Anh đặt mục tiêu tiêm mũi đầu tiên cho tất cả những người trên 70 tuổi, những người dễ bị tổn thương, các nhân viên y tế tuyến đầu vào giữa tháng hai. Tốc độ tiêm chủng đang ở mức 400.000 mũi mỗi ngày, khiến Anh chỉ đứng sau Israel và UAE về số liều tiêm trên 100 người.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 20.586 ca nhiễm và 191 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.317.333 và 78.794.
Tình hình dịch bệnh ở Pháp làm dấy lên lo ngại về đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron bác khả năng này, khẳng định lệnh giới nghiêm hiện nay sẽ đủ để kiềm chế virus lây lan, trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến chủng mới được cho là dễ lây nhiễm hơn.
Tính đến ngày 3/2, Pháp đã tiêm vaccine cho 1,83 triệu người. Chính phủ Pháp đã đưa ra lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt vào ban đêm sau khi đợt phong tỏa lần thứ hai kết thúc hồi tháng 12 năm ngoái.
Iran , vùng dịch nghiêm trọng nhất ở Trung Đông, ghi nhận thêm 6.983 ca nhiễm và 76 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.459.370 và 58.412. Các con số có xu hướng giảm trong những tuần gần đây.
Iran đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga để sử dụng trong nước, đồng thời đang nỗ lực mua vaccine từ AstraZeneca và các công ty khác. Quốc gia này hôm 4/2 đã nhận được những lô vaccine đầu tiên, gồm cả vaccine Sputnik V của Nga và vaccine AstraZeneca thông qua chương trình phân phối vaccine Covax.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.147.010 ca nhiễm, tăng 12.156, trong đó 31.393 người chết, tăng 191. Giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Gunadi Sadikin cho biết sẽ có những cải tiến trong công tác chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ hướng dẫn y tế. Chính phủ đã khởi động chương trình tiêm chủng hàng loạt từ đầu tháng, siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển, trong bối cảnh hệ thống bệnh viện chịu áp lực ngày càng lớn.
Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, báo cáo 535.521 ca nhiễm và 11.110 ca tử vong, tăng lần lượt 1.941 và 52 ca. Tình hình càng gây lo ngại khi các lô vaccine Covid-19 dự kiến tới nửa sau của năm mới bắt đầu đến nơi.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte cuối tháng qua quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Singapore ngày 3/2 trở thành nước đầu tiên ở châu Á phê duyệt vaccine Moderna. Quốc đảo này dự kiến nhận được lô hàng Moderna đầu tiên vào khoảng tháng ba, bổ sung vào kho vaccine Pfizer-BioNTech, đã được phê duyệt vào tháng 12. Vaccine của Moderna dễ bảo quản và vận chuyển hơn loại của Pfizer-BioNTech. Singapore hiện ghi nhận 59.675 và 29 ca tử vong do nCoV.
Hơn 105 triệu ca nCoV toàn cầu, Tổng thống Pháp cảnh báo vaccine Trung Quốc Toàn cầu ghi nhận hơn 105 triệu ca nCoV, gần 2,3 triệu người chết, Tổng thống Pháp cảnh báo rủi ro từ vaccine Trung Quốc do thiếu thông tin vaccine. Thế giới ghi nhận 105.365.771 ca nhiễm và 2.291.596 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 511.855 và 15.928 ca trong 24 giờ qua. 77.031.780 người đã bình phục, theo trang cập nhật...