Người cơ bắp kém khỏe nguy cơ tử vong sớm
Người có lực bóp bàn tay yếu nguy cơ tử vong cao hơn đến 50% so với người có lực bóp bàn tay mạnh.
Lực bóp tay là yếu tố quan trọng để tiên đoán sức khỏe và tuổi thọ một cách tổng quan. Yếu tố này thậm chí còn hiệu quả hơn so với các phương thức đo lường phổ biến khác như khối lượng cơ bắp, Men’s Health dẫn kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Michigan (Mỹ).
Trước đó, nhóm tác giả do bác sĩ Kate Duchowny dẫn đầu đã phân tích lực bóp bàn tay của 8.326 nam và nữ ở độ tuổi từ 65 trở lên. Kết quả cho thấy 46% tình nguyện viện bị xếp vào nhóm yếu, có nghĩa lực bóp bàn tay đạt dưới 39 kg (với nam) và 22 kg (với nữ). So với những người có lực bóp tay mạnh, nguy cơ tử vong của họ cao hơn tới 50%.
Ảnh: MH.
Từ các dữ liệu trên, bác sĩ Kate Duchowny nhận định đội ngũ y tế cần chú ý đến lực bóp bàn tay bởi nó cho phép can thiệp sớm, giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ đồng thời duy trì cuộc sống độc lập. Bà cũng tin rằng kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ cơ bắp yếu đang là mối lo ngại lớn của quốc gia. Một công trình khác từng chỉ ra lực bóp tay là yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng cuộc sống, mỗi cá nhân cần tự chủ động luyện tập và chú ý các bài tập nâng lực bóp bàn tay như đu xà, tập tạ tay.
Phúc Lương
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Những thức ăn "cực độc" khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh tuyệt đối những thức ăn sau bởi chúng có thể khiến con bạn bị bệnh nặng thêm.
Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Vì vậy, cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh để có những phương pháp điều trị đúng cách, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Những thức ăn cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy:
Sữa chua, váng sữa, phô mai các loại
Sữa chua có nhiều tác dụng mà một trong số đó là kích thích tiết dịch tiêu hóa mạnh. Nhưng trong hoàn cảnh bé đang bị đi ngoài sườn sượt đến ướt sũng quần thì sữa chua lại là thực phẩm rất không thích hợp. Kể cả bạn có mất công lựa chọn loại sữa chua lên men từ Pháp, Ý hay Úc, sữa chua từ sữa bò cao cấp, bổ sung hoa quả hay vi sinh thì việc không thích hợp vẫn là không thích hợp.
Với váng sữa, phô mai uống, phô mai que hoặc phô mai ăn liền. Váng sữa vẫn được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể ăn liền giống như sữa chua. Nhưng nếu cho bé đang bị tiêu chảy ăn thì bé sẽ đi ngoài nặng hơn.
Nguyên nhân là vì những thực phẩm này giàu tính axít (với sữa chua), giàu chất béo (váng sữa, phô mai). Những đặc tính này có hiệu ứng kích thích nhu động ruột mạnh làm ruột cử động mạnh hơn. Hậu quả, em bé sẽ bị đau bụng nhiều hơn nếu có đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn nếu phân có nước. Nó kích thích đường ruột tiết ra khá nhiều dịch nên phân lỏng sẽ gần như tóe nước khi bé buồn đi đại tiện.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng các loại
Với các bé khỏe mạnh, nước hoa quả là một loại nước rất tốt. Nhưng với các bé tiêu chảy, chúng tôi khuyên nên cân nhắc loại thực phẩm này. Không phải do các thực phẩm này không tốt. Mà lý do của việc nên cân nhắc là vì các thực phẩm này dễ tiếp nạp thêm vi khuẩn trong quá trình sơ chế.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng có đặc điểm là thơm, nhiều đường. Chúng thu hút các loại côn trùng, nhất là ruồi. Dụng cụ chế biến nước hoa quả hay nước mía như máy xay, máy ép dễ bị bám cặn đường. Dù bạn có che chắn, che đậy thì bạn chỉ che đậy được những côn trùng đại thể như ruồi, muỗi. Bạn không thể che chắn, ngăn cách các vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn. Chúng vẫn bám vào, lên men và đôi khi tiếp nạp thêm ngay bạn chế biến xong.
Nếu làm xong, vì một lý do nào đó, bạn chưa cho bé ăn ngay, chúng đã tiếp nạp thêm các vi khuẩn. Nếu các bé được cho ăn những thực phẩm này thì càng bé dễ bị tiêu chảy nặng thêm. Bạn chỉ cần để đĩa dưa hấu xắt miếng ở ngoài bàn chừng 30 phút là bé đã có thể có nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn thêm rồi.
Cá, tôm và các loại thủy sản
Nếu bé nhỏ bị tiêu chảy, bạn nên loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi danh sách. Bởi lẽ loại thực phẩm này có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, các nhóm thực phẩm này có chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ lọt qua hàng rào đường ruột, lọt vào máu, gây ra phản ứng dị ứng thực phẩm. Hậu quả của phản ứng này là bé bị đau bụng và nôn trớ.
Một em bé đã bị tiêu chảy không kể nguyên nhân, vốn đã bị đau bụng và mất nước qua phân, nay lại bị thêm đau bụng và nôn trớ thì chẳng khác gì "đổ dầu vào lửa", bệnh sẽ nặng hơn, mất nước lại càng mất nước.
Thứ hai, các thực phẩm này có lớp chất nhầy bề mặt, mùi tanh, dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Lỡ dở trong quá trình chế biến, vận chuyển, chứa đựng thức ăn, bạn để dây những vi khuẩn này vào khẩu phần ăn của bé thì coi như bé đã được "tặng" thêm một lượng lớn mầm bệnh vào đường ruột đang yếu ớt. Do đó, những thực phẩm nên đình chỉ, mặc dù nó tốt.
Ngoài ra cần tránh những thực phẩm sau:
Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...
Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...
Theo Eva
Vì sao bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều đạm? Một nghiên cứu trên hơn 2.000 người châu Âu đã xem xét, và so sánh, sức khỏe tim mạch của một người với lượng đạm ăn vào của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn ít protein nhất có khả năng tử vong cao hơn 46% so với những người ăn nhiều nhất. Các chuyên gia tin rằng chế độ...