Người cao tuổi trong dịch COVID-19 cần ăn uống như thế nào?
Dịch COVID-19 đang tác động đến dân số toàn cầu. Trong đó, nhóm người cao tuổi đang phải đối mặt với những mối đe dọa và thách thức nghiêm trọng nhất.
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là vô cùng cần thiết.
Người cao tuổi mắc ít nhất hai bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), thoái hóa khớp, loãng xương…
Vì vậy, nếu người cao tuổi bị nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó chuyển biến nặng thêm khó điều trị, dẫn đến bệnh nặng, bệnh nhân rất dễ tử vong. Do đó, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng bệnh đối với người cao tuổi trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết.
Việc lựa chọn thực phẩm có các thành phần dinh dưỡng phù hợp, tỷ lệ cân đối sẽ tạo được một hệ miễn dịch bền vững giúp nâng cao khả năng chống đỡ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh trong đó có vi-rút, cần linh hoạt khéo léo tổ chức bữa ăn gia đình để đảm bảo đủ dinh dưỡng, ngon miệng, vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống dịch lâu dài.
Ảnh minh họa
Người cao tuổi cần cung cấp chế độ dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu: Năng lượng, chất đạm, vitamin và chất khoáng để duy trì và đảm bảo cho các hoạt động bình thường của cơ thể và hệ thống miễn dịch. Mỗi bữa ăn cần có trên 10 loại thực phẩm để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, các loại thủy hải sản, trứng, sữa, các loại đậu và các sản phẩm chế biến từ đậu. Hàng ngày, nên ăn ít nhất 2 loại thực phẩm trong nhóm này. Trong 1 tuần nên ăn thay đổi các loại thực phẩm nói trên và duy trì ít nhất 3 bữa cá. Nên uống thêm sữa chua các loại có probiotic để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, các loại hạt có dầu (đậu phọng, mè, điều, hạnh nhân, …). Nên ăn dầu thực vật, dầu cá, hạn chế mỡ động vật.
Video đang HOT
Nhóm cung cấp chất bột đường: cơm, bún, phở, hủ tiếu, bánh mì, ngô, khoai,… Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ: các loại rau, củ, quả là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ quan trọng cho cơ thể. Nên chọn rau, củ, quả tươi, theo mùa, không ăn rau quả khô, hoặc bảo quản lâu vì sẽ mất các vitamin. Nên ăn đa dạng, phối hợp các loại rau quả và thay đổi trong tuần.
Những lưu ý
Người cao tuổi cần tránh ăn những loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín như: trứng ốp-la, ăn gỏi cá sống, các món tái, tiết canh. Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: thịt nướng, thịt hun khói, các món quay, rán; các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội, mỳ gói…
Không ăn thịt động vật và gia cầm bị chết do nhiễm bệnh. Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước, trong và sau khi chế biến thức ăn. Với các dụng cụ ăn uống như: Chén, dĩa, đũa, muỗng trước khi ăn cần tráng qua nước sôi.
Người cao tuổi thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể, cần uống đủ nước hàng ngày và thực hiện uống nước đúng cách, nên uống từ 1.2 – 1.8 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, không uống quá nhiều nước một lần, mà nên uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để giữ cổ họng luôn ẩm, hạn chế sự bám dính của vi-rút sẽ xâm nhập vào cơ thể.
Ảnh minh họa
Nhóm người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ và sâu giấc. Tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên, hàng ngày, nên tập các bài thể dục có lợi cho sức khỏe như: dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đứng lên ngồi xuống, tập các bài tập thăng bằng, đi bộ tại chỗ với các dụng cụ hỗ trợ, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Đối với người chưa quen vận động, hãy bắt đầu vận động đơn giản như đi bộ và nâng cao dần lên tùy thuộc vào sức khỏe của mình.
Hãy thực hiện ăn uống lành mạnh đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì lối sống tích cực vì sức khỏe của người cao tuổi trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
9 yếu tố dễ gây thoái hóa khớp
Ngày nay, không khó để bắt gặp những người trung niên có các biểu hiện đau nhức một khớp nào đó, đi lại khó khăn, nghe tiếng lục khục trong khớp... Đi khám thường được chẩn đoán là thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp (THK) (còn gọi là hư khớp) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học gây tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp, trong đó chủ yếu là sụn khớp, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng và cơ quanh khớp, màng hoạt dịch.
Tại sao có người bị THK trong khi người khác thì không hay tại sao trước kia vẫn sinh hoạt, đi lại bình thường hay được coi là khớp bình thường mà nay lại được chẩn đoán bị THK?
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ THK
Tuổi cao: THK ít thấy ở người trẻ nhưng rất hay gặp ở người cao tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi trên 75 thì 90% có tổn thương THK. Do vậy mà trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh này, một tiêu chí đưa ra là tuổi trên 40. Điều này được cho là khi tuổi cao, cơ thể giảm khả năng sửa chữa sụn khớp bị hư hỏng sau thời gian dài sử dụng trong cuộc đời.
Ngoài ra, sự thay đổi lối sinh hoạt hay vóc dáng cơ thể không còn cân đối như hồi còn trẻ khiến sức cơ giảm sút, gây giảm khả năng bảo vệ khớp cùng như tăng gánh nặng lên khớp khiến khớp hư hỏng nhanh hơn.
Nữ giới: Trước 55 tuổi, tỷ lệ THK giữa nam và nữ là như nhau, nhưng sau tuổi này, đặc biệt sau tuổi mãn kinh thì nữ có xu hướng bị THK gấp 2 lần nam giới. Do sau tuổi này, nồng độ hormon sinh dục nữ là oestrogen suy giảm gây tăng các triệu chứng của THK.
Béo phì: Các nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì có khả năng bị THK gấp 3 lần người có cân nặng bình thường. Bởi khi cơ thể thừa cân, các khớp phải gánh số cân nặng ấy liên tục, đặc biệt là khớp gối, khớp háng. Nếu nặng thêm 1kg thì khớp gối phải mang chịu sức nặng thêm 3kg. Ngoài ra, các yếu tố rối loạn chuyển hóa liên quan đến thừa cân hay béo phì cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Thoái hóa khớp thường gây đau nhức, đi lại khó khăn...
Yếu tố gene: THK không phải là bệnh di truyền, nhưng nếu gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh thì khả năng bạn bị bệnh này sẽ cao hơn người không có tiền sử gia đình mắc bệnh, đặc biệt là THK bàn tay và khớp háng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C, D, E: Khi sụn khớp bị tổn thương trong THK, cơ thể sẽ sản sinh các gốc tự do. Các vitamin C, D, E được coi là có khả năng trung hòa các gốc tự do này, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của THK. Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò trong chuyển hóa xương, tăng chuyển hóa vùng đầu xương cạnh khớp giúp hấp thu lực tác động lên khớp. Vitamin D cũng giúp cải tạo sụn khớp và cơ cạnh khớp, từ đó ổn định cấu trúc khớp. Do vậy, người có chế độ dinh dưỡng thiếu các vitamin C, D, E có nguy cơ bị THK cao hơn những người có đủ các vitamin này trong cơ thể.
Chấn thương khớp: Nếu không may bị chấn thương một khớp nào đó, khả năng sẽ bị THK đó nhiều về sau này. Một số nghề nghiệp đặc biệt như cầu thủ đá bóng, cầu thủ bóng bầu dục là những người dễ bị chấn thương khớp thì nguy cơ thoái hóa các khớp chấn thương sẽ cao hơn, cho dù đã được phẫu thuật để sửa chữa tổn thương.
Ảnh minh họa
Nghề nghiệp ảnh hưởng đến sự thoái hóa các khớp liên quan: Một số nghề nghiệp, công việc hay thói quen sử dụng liên tục một vài khớp nào đó lâu dài khiến các khớp này bị quá tải hay vi chấn thương dẫn đến nguy cơ thoái hóa cao hơn.
Ví dụ, những người thường xuyên ngồi xếp bằng hay quỳ gối để tụng kinh có khả năng cao bị THK gối. Những nghề nghiệp cần đứng lâu như giáo viên hay những người thường xuyên nâng vật nặng có nguy cơ THK háng cao. Hay thói quen dùng đũa ăn cơm của người châu Á cũng khiến các khớp liên quan đến động tác cầm đũa thoái hóa sớm hơn và nặng hơn các khớp khác trên bàn tay.
Yếu cơ và dây chằng cạnh khớp: Cơ và dây chằng quanh khớp khỏe sẽ giúp giảm áp lực tác động lên khớp. Nếu bạn ít luyện tập, vận động hay vì các lý do bệnh lý khiến các cơ, dây chằng quanh khớp yếu đi thì khả năng THK đó cao lên. Do vậy, một trong các biện pháp hỗ trợ điều trị THK là luyện tập nhằm tăng sức bền cho cơ quanh khớp.
Hình dáng bất thường của khớp và xương: Những người có hình dạng khớp hay cấu trúc khớp bất thường có thể tăng nguy cơ THK đó do việc phân bố áp lực lên các phần khác nhau của khớp không được đồng đều. Ví dụ, các trẻ sơ sinh bị loạn sản khớp háng, khiến khớp háng không vững, dễ bị trật nếu không phát hiện và điều trị thì nguy cơ THK háng sau này sẽ cao hơn. Hay những người chân không thẳng (dạng chữ O hay chữ X) có khả năng THK gối cao do áp lực cơ thể phân bổ không đều lên bề mặt khớp khiến phần chịu nhiều áp lực nhanh bị hư hỏng hơn phần khác.
Trên đây là các yếu tố nguy cơ thường gặp khiến bạn có thể bị THK cao hơn những người không có các yếu tố nguy cơ này. Có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như tuổi, giới, gene. Để phòng ngừa THK, trước tiên cần điều chỉnh các yếu tố có thể thay đổi được bằng cách thay đổi lối sống, thói quen, công việc để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ vitamin, tăng sức bền hệ thống cơ, dây chằng, phòng tránh chấn thương và sửa chữa các bất thường xương khớp nếu có thể.
Bữa cơm mùa dịch Covid-19 Đang mỗi ngày chỉ lo một bữa tối hoặc cùng lắm là bữa sáng nhanh gọn, giờ phải chuẩn bị 3 bữa ăn chu tất, dinh dưỡng phải cân bằng, hương vị phải phong phú, bữa sáng phải khác bữa trưa... quả thực là khó! Nghỉ dịch, bữa ăn được chú ý và mong đợi nhiều hơn, nên sự đánh giá có phần...