Người bố mà cứ duy trì 5 thói quen này thì sẽ làm tổn thương con trẻ vô cùng
Trẻ nhỏ thường quấn mẹ nhiều hơn nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua vai trò của người bố. Tính cách, thói quen sinh hoạt của bố nếu không phù hợp sẽ rất dễ làm tổn thương con cái.
Bố bị nghiện điện thoại
Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện ích, đặc biệt các thiết bị công nghệ ngày càng “gắn bó” với con người. Tuy nhiên, nếu người lớn sử dụng không hợp lý và dành quá nhiều thời gian cho những món đồ vô tri này không những ảnh hưởng tình cảm gia đình, mà quan trọng hơn chính là tạo nên tâm lý tiêu cực cho trẻ.
Ngày nay không ít các ông bố đi làm về là chỉ biết chăm chú vào chiếc điện thoại, ngoài ra còn có máy vi tính, tivi v.v… Thói quen này khiến bố không còn dành thời gian cho con cái, mất đi sợi dây liên kết tình cảm bố con, đồng thời còn khiến trẻ mất cơ hội học được nhiều giá trị bổ ích khi gần gũi với bố.
Không chỉ vậy, khi các mối quan hệ gia đình không được vun đắp, trọn vẹn thì trẻ càng dễ sinh tâm lý đối kháng, đây là một cách trẻ thể hiện sự phản đối của mình khi không được quan tâm, chú ý. Nếu bố nghiện điện thoại, trẻ cũng dễ bị nhiễm thói quen này, gây ảnh hưởng thị lực, dễ hình thành xu hướng khép kín, cô độc.
Bố ít khi về nhà
Nếu vì vấn đề làm việc, đi công tác mà bố vắng nhà dài ngày vẫn còn thông cảm được. Vì sau đó, bạn có thể bù lại cho trẻ những thời gian rảnh rỗi khác. Ở đây chúng ta nói đến thói quen sau giờ làm việc, nhiều người đàn ông trụ cột lại không thích về nhà mà la cà quán xá.
Vấn đề này dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa vợ chồng, và các cuộc tranh cãi của bố mẹ sẽ tác động xấu đến tâm hồn non nớt của trẻ. Lâu ngày, trẻ dễ trở nên nhút nhát, sợ sệt và cũng dễ hình thành tính cách bạo lực khi lớn lên.
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu như người mẹ có ảnh hưởng đến thói quen trong tương lai của con cái thì hình tượng người bố lại trực tiếp tác động đến tính cách sau này của trẻ. Vì vậy, những ông bố không thể hiện trách nhiệm yêu thương và chăm lo cho gia đình sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Khi trưởng thành, trẻ dễ trở thành người vô trách nhiệm và không giữ lời hứa.
Bố không chơi đùa với con
Có thể do bận rộn nhưng cũng có thể do tư tưởng “nam tử hán” thì không nên chơi đùa với trẻ con mà không ít ông bố tự tạo khoảng cách giữa hai bố con. Thậm chí khi trẻ lại gần và mong muốn có bố chơi cùng, bạn lại tỏ ra tức giận, quát mắng. Đây là hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm gia đình và tâm lý con trẻ.
Video đang HOT
Khi được ở cùng bố, trẻ dễ dàng học được những phẩm chất quý giá cho cuộc sống như độc lập, kiên cường, chủ động, lạc quan v.v… Nhưng khi bố từ chối thời gian được tiếp xúc và tương tác với con, trẻ dễ trở thành xa cách, sợ sệt bố và hình thành tâm lý phản kháng hoặc yếu đuối khi trưởng thành.
Bố “phó thác” chuyện nuôi dạy con cái cho người bạn đời
Tuy xã hội hiện đại và tư tưởng nam nữ bình quyền càng được ủng hộ nhưng vẫn còn không ít người đàn ông cho rằng việc nhà và chuyện nuôi dạy con là của phụ nữ. Quan niệm và thái độ này của người bố sẽ trở thành tấm gương bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Một mặt, mẹ có thể quá bận rộn, vất vả mà không thể chăm lo chu đáo cho con, dễ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc bệnh tật. Mặt khác về tâm lý, nếu là con gái thì khi lớn lên, trẻ dễ trở nên nhu nhược và chỉ biết phục tùng người khác, không dám đấu tranh cho quyền lợi của mình. Nếu là con trai sẽ dễ trở thành người đàn ông độc tài, gia trưởng và không có lòng cảm thông, chia sẻ.
Bố có tính khí xấu, thường xuyên cãi vã với người thân
Đàn ông hơi nóng tính một chút cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu quá độc tài, dễ kích động mà gây tranh cãi, thậm chí động tay động chân với người thân trong gia đình sẽ làm tổn thương trẻ rất lớn.
Một mặt, trẻ sẽ hiểu rằng bố là người thật đáng sợ và thường “bắt nạt” mẹ, lâu ngày tình cảm bố con càng xa cách, lạnh nhạt, có khi còn đối đầu nhau. Ngoài ra, bầu không khí căng thẳng khiến trẻ không thể phát triển tốt, tinh thần mệt mỏi, u uất, nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng tự kỷ đáng sợ.
Sau khi trưởng thành, trẻ cũng dễ có lệch lạc trong tính cách, không biết thấu hiểu và yêu thương người khác, dễ gây gổ, đánh người, thậm chí là phạm tội.
Nguồn: Erbohui
Tin độc trên mạng: Phụ huynh phải biết lọc giúp con
Giải pháp gốc rễ nào để bảo vệ trẻ em giữa sự hỗn mang của nhiều video 'rác'? Tuổi Trẻ giới thiệu một góc nhìn.
Trẻ em từ nông thôn đến thành thị ngày nay thường xuyên xem các video trên YouTube - Ảnh: DUYÊN PHAN
Điều đáng sợ nhất với một đứa trẻ khi xem các nội dung trực tuyến là gì? Một phụ nữ có gương mặt méo mó, quái dị?
Một chú heo hoạt hình bị những vết thương? Không, có lẽ điều đáng sợ nhất với chúng chính là phụ huynh không biết và không hiểu chúng xem gì.
1. Nếu không phải là một phụ huynh tuyệt đối hóa giá trị của sự tưởng tượng, để buộc tách hoàn toàn trẻ em ra khỏi các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, máy tính..., hầu hết hiện nay phụ huynh nào cũng băn khoăn chuyện con em mình làm gì và xem gì trên mạng.
Để yên tâm, nhiều phụ huynh cài ứng dụng YouTube Kids, một ứng dụng được cho chỉ tuyển lựa các nội dung phù hợp với trẻ em.
Câu chuyện gần đây về các nội dung không ổn len lỏi được cả vào "thành trì" niềm tin nội dung này khiến khá nhiều phụ huynh lo lắng.
Thế nhưng các nỗ lực kỹ thuật luôn đi chậm hơn, là một cứu vãn muộn hơn, so với 2,5 tỉ tỉ byte dữ liệu tạo ra hằng ngày hiện nay, trong đó có 4.146.600 video YouTube được xem mỗi ngày (theo Forbes).
Trong một thế giới bội thực dữ liệu nội dung đó, điều để những nội dung ác, xấu, đáng sợ tránh xa ra khỏi những đứa trẻ chính là tự chúng phải trở thành bộ lọc cho mình.
2. Để mỗi đứa trẻ có thể tự chọn các video tốt, những nội dung hướng thiện và phù hợp, các phụ huynh không chỉ phải biết và xem cùng con mình mà còn tránh là các tác nhân phát tán, lây nhiễm nữa.
"Khi con trai tôi được 3 tuổi, tôi đã trở thành một chuyên gia về thể loại phim siêu nhân, từ Ninja Go đến chiến xa thần thú, từ đội xe biến hình đến siêu nhân cuồng phong..." - một phụ huynh ở độ tuổi 30 tâm sự.
Bất cứ đứa trẻ nào trong độ tuổi 3-8 đều có chung giấc mơ về giải cứu thế giới khỏi điều xấu, ước mơ có năng lực khác lạ mạnh mẽ.
"Không sao cả, tôi xem cùng con những bộ phim đơn giản, nói về chiến thắng của cái thiện, về điều đúng đắn và nỗ lực sẽ được đền đáp... nhân sinh quan về cái thiện đơn giản ấy cần thiết cho trẻ".
Và như thế đứa trẻ ấy đã biết từ chối "ba tắt phim này đi" khi phim có nội dung đáng sợ, đảo ngược tình huống khiến người tốt phải khổ, đứa trẻ sẽ tâm sự về việc "con thấy cái phim kia dở lắm, ở đó người ta làm đau con mèo".
Nội dung phim ảnh và cả những nội dung được trẻ xem khi ấy sẽ được đối chiếu với các truyện cổ tích trẻ được nghe, với các cuốn sách phiêu lưu đơn giản mà mẹ trẻ đọc trước khi ngủ, trẻ sẽ tự biết, trẻ sẽ là thành trì đầu tiên chống lại các nội dung nhảm nhí như người phụ nữ quái dị nói bậy bạ, hay chú heo Peppa đáng yêu bị đánh.
Tất nhiên đó là trong điều kiện lý tưởng của giáo dục cách thưởng thức, nhưng là cách thức hiệu quả nhất với nội dung xấu, để cái xấu bị chính người nó muốn hướng đến loại bỏ.
3. Thực ra không phải chỉ các nhà làm nội dung nhiều ác tâm mới tạo ra các nội dung đáng sợ, trong sự hồn nhiên và mong muốn nổi tiếng, nhiều bậc phụ huynh đang cổ xúy cho việc này.
Cứ gõ thử Vi cá phiên bản nhí trên kênh YouTube, bạn sẽ thấy các video được dàn dựng lại theo một phiên bản câu chuyện xã hội đen, bạo lực và phạm pháp với các diễn viên ở độ tuổi 10-15, thậm chí có các phiên bản mà "diễn viên" chỉ 5, 6 tuổi, cũng chửi thề, dọa nạt, đâm chém... đầy đủ.
Có phim dạng này thu hút đến gần 500.000 lượt xem.
Với nhà làm phim, các sự bắt chước của trẻ em này là thành công, nhưng với xã hội đó là sự thất bại. Một đứa trẻ sẽ không đến nỗi tự hại mình chỉ vì xem thoáng qua cảnh chú heo bị thương đâu, nhưng đứa trẻ ấy sẽ có thể gây hại cho nhiều người khác vì có các bậc phụ huynh không biết phân biệt đâu là nội dung tốt và xấu cho sự định hình cách sống của đứa trẻ như thế.
"Biện pháp kỹ thuật" lớn nhất của câu chuyện này có lẽ chính là từ các phụ huynh. Hãy xem một bộ phim cùng trẻ, như cách kể một câu chuyện cổ tích, trẻ sẽ biết cách nghe và kể các câu chuyện còn lại.
Kéo con thành "đồng minh" trong cuộc chiến với thông tin có hại
Tôi cũng là một phụ huynh có con trai ở độ tuổi "đáng lo" và con tôi cũng bắt đầu tích cực sử dụng các thiết bị công nghệ, thích xem YouTube, thích trao đổi với bạn bè trên mạng.
Những nguy hiểm tiềm ẩn trên Internet chúng ta đều biết và bọn trẻ cũng biết, hết trò này thì lại đến phim kia, chúng ta không thể dùng lệnh "cấm, gỡ" để đối phó hết được.
Theo tôi, các bậc phụ huynh vẫn phải thường xuyên chia sẻ nỗi lo của mình với con, cởi mở trao đổi về các đề xuất "tự bảo vệ mình" và "để bố mẹ yên tâm".
Các bạn trẻ sẽ hợp tác nếu cha mẹ đặt lòng tin vào chúng, không cằn nhằn càm ràm "chụp mũ" con, kéo các con thành "đồng minh" của mình trong cuộc chiến với những thông tin có hại và phim, clip nội dung xấu.
Trẻ vị thành niên vẫn cần được thỏa thuận về thời lượng sử dụng các thiết bị công nghệ; đặt một số phần mềm chặn nội dung xấu; máy tính và các thiết bị công nghệ cần được đặt ở phòng sinh hoạt chung...
Và một việc rất quan trọng: tăng cường các hoạt động thể chất, thể thao và làm việc nhà cùng nhau để có điều kiện phát hiện những biểu hiện bất thường ở trẻ.
TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh
Theo tuoitre
Bảy cách tăng cường giáo dục cho trẻ bên ngoài lớp học Là phụ huynh, bạn nên cho con truy cập thiết bị công nghệ một cách khôn ngoan và cho chúng tham gia trải nghiệm văn hóa. Học tập không chỉ là ghi nhớ sự kiện lịch sử hay giải quyết những bài toán mà là quá trình tương tác, phân tích, đặt câu hỏi và thảo luận; tìm kiếm ý nghĩa mới và...