Người bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu, đưa người bệnh đi khám bệnh viện, những bệnh nhân mắc tay chân miệng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt nhất giúp mau khỏi bệnh.
Vậy người bị tay chân miệng không nên ăn gì qua bài viết dưới đây!
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, người mắc bệnh tay chân miệng cần phải kiêng một số loại thực phẩm nhất định để tránh làm bệnh trở nên dai dẳng hơn cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Người bị tay chân miệng không nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Theo đó, người bệnh cần tránh xa những thực phẩm sau đây.
1. Bị tay chân miệng không nên ăn thức ăn cứng, cay nóng hoặc quá mặn
Bệnh nhân mắc tay chân miệng thường sẽ có triệu chứng là xuất hiện các vết loét trong khoang miệng và cổ họng. Vì vậy, các loại thức ăn cay nóng, cứng hay được nêm nếm quá mặn là những thực phẩm những người bị tay chân miệng không nên ăn.
Nếu người bệnh ăn những loại thức ăn cứng, cay nóng hoặc quá mặn sẽ khiến các vết loét trong miệng bị kích ứng nặng. Điều này dẫn đến tình trạng khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát, thậm chí khó lành hơn.
Người bị tay chân miệng không nên ăn những thực phẩm cay nóng – Ảnh Internet.
Video đang HOT
Arginine là một loại axit amin có thể làm virus sản sinh nhiều hơn. Khi mắc tay chân miệng người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm có chứa loại axit amin này vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều arginine là: nho khô, đậu phộng, socola,… Bệnh nhân mắc tay chân miệng nên tránh xa những loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn của mình.
3. Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Một trong những thực phẩm người bị tay chân miệng không nên ăn chính là các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc tay chân miệng nên tránh ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu chất béo khác như phô mai, bơ vì chúng sẽ làm cho da tiết dầu nhiều, khiến tình trạng phát ban trở nên trầm trọng hơn.
Hơn nữa, việc tiêu hóa những loại thực phẩm này có thể tác động nặng nề đến những vết lở loét trong miệng người bệnh, gây khó khăn cho việc nhai và nuốt thức ăn.
Bơ, pho mai không tốt cho những người bị tay chân miệng – Ảnh Internet.
Trên đây là một số loại thực phẩm những người bị tay chân miệng không nên ăn. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình điều trị bệnh:
- Thời gian mắc bệnh thường ngắn (khoảng từ 5 – 10 ngày) nên việc ăn uống không nên quá nặng nề, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Không nên ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.
- Người bệnh cũng không nên ăn với số lượng nhiều trong một thời điểm vì sẽ gây cảm giác khó chịu. Với những trẻ nhỏ, ép ăn nhiều sẽ khiến cho trẻ khóc và gây mệt mỏi, tác động tiêu cực tới quá trình hồi phục bệnh.
- Tuyệt đối không ăn những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh.
- Không ăn thức ăn nóng vì có thể làm đau rát các vết loét ở khoang miệng.
Người bị bệnh tay chân miệng phải chú ý ăn uống đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch – Ảnh Internet
- Không kiêng khem thực phẩm gì khi đã giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) và quay trở lại chế độ dinh dưỡng bình thường, phù hợp với từng lứa tuổi.
Ngoài ra, người bị bệnh tay chân miệng phải chú ý ăn uống đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh bằng việc cho bú mẹ nhiều hơn. Với những trẻ không còn bú mẹ thì tăng cường miễn dịch cho trẻ qua dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh.
Vì sao mất răng làm tăng nguy cơ gây ra bệnh tim mạch?
Người mất răng sẽ ít hấp thụ rau, chất xơ và vitamin A nhưng lại có xu hướng hấp thụ nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và calo là mầm mống tiềm ẩn gây bệnh tim mạch, ung thư.
Bác sĩ khám răng cho khách hàng - Ảnh: M.N
Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị ACC Trung Đông cùng với Đại hội Hiệp hội Tim mạch Emirates lần thứ 10 tại Dubai cho thấy, những người trưởng thành bị mất răng không do chấn thương có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích, xem xét sự liên quan của tình trạng mất răng không do chấn thương với bệnh tim mạch bao gồm nhồi máu cơ tim, đau thắt lưng và đột quỵ. Nghiên cứu có sự tham gia của 316.588 người Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ, có độ tuổi từ 40-79. Kết quả, tỷ lệ người không có răng mắc bệnh tim mạch là 28% và được so sánh với 7% người mắc bệnh tim mạch nhưng không bị mất răng.
Nghiên cứu cho thấy, ở những người mất răng, số lượng răng bị mất sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
ThS.BS Đoàn Vũ - Giám đốc chuyên môn nha khoa Dr. Care cho biết, số lượng răng giảm sẽ dễ làm tăng mức độ của Lp-PLA2 - một loại enzyme làm tăng viêm, thúc đẩy cứng động mạch và gia tăng các dấu hiệu nguy cơ tim mạch khác như cholesterol xấu, lượng đường trong máu, huyết áp.
Theo bác sĩ Đoàn Vũ, người mất răng sẽ ít hấp thụ rau, chất xơ và vitamin A vì đây là những thực phẩm khó nghiền nát. Tuy nhiên lại có xu hướng hấp thụ nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và calo là mầm mống tiềm ẩn gây bệnh tim mạch, ung thư.
"Khi mất răng, vùng nướu răng tại vị trí đó sẽ khó được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây tổn thương và nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các nhiễm trùng trong miệng, lâu ngày gây viêm mạch máu và ảnh hưởng đến tim mạch", bác sĩ Đoàn Vũ chia sẻ.
Nếu răng của một người bị rụng có thể gây nên những lo ngại về sức khỏe tiềm ẩn khác. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên chăm sóc sức khỏe răng miệng đầy đủ để ngăn ngừa các bệnh dẫn đến mất răng ngay từ đầu. Trong trường hợp mất răng vĩnh viễn thì nên được khắc phục sớm.
7 điều bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ Tuổi tác cũng như tiền sử gia đình, người thân bị đột quỵ khiến chúng ta dễ bị đột quỵ hơn. Hãy bắt đầu từ hôm nay để phòng ngừa đột quỵ bất thường nhất là khi bạn không còn trẻ. Bạn không thể đảo ngược năm tháng hoặc thay đổi tiền sử gia đình của mình, nhưng có nhiều yếu tố nguy...