Bỏ qua cơn đau bụng trên, người đàn ông lỡ giai đoạn vàng trị ung thư
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng trung bình là trên 50 tuổi.
Phát hiện ung thư đại trực tràng từ triệu chứng đau bụng
Cách đây 6 tháng, ông Guo Xing, người Trung Quốc, 58 tuổi, bắt đầu có dấu hiệu đau bụng trên kèm theo triệu chứng chướng bụng . Tuy nhiên, vì nghĩ rằng chỉ là chứng viêm loét dạ dày, vì thói quen uống bia rượu và ăn thức ăn cay nóng của mình, nên ông tự mua thuốc về điều trị.
Phải đến vài tuần gần đây, khi các triệu chứng ngày càng trầm trọng, ông Xing mới chủ động đến bệnh viện gần nhà để thăm khám.
Kết quả nội soi và sinh thiết chỉ ra rằng, người đàn ông này mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 2. Ông Xing được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để cắt bỏ khối u. Sau ca mổ, ông còn phải tiếp tục điều trị thêm bằng hóa trị liệu.
Theo bác sĩ trực tiếp điều trị cho ông Xing, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư đại trực tràng của bệnh nhân này được cho là do thói quen ăn uống. Cụ thể, ngoài nghiện bia rượu, ông Xing còn ăn rất mặn, với món khoái khẩu là các loại cá, thịt muối.
Chuyên gia này cũng thông tin thêm rằng, bệnh nhân đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh như đau bụng, chướng bụng , táo bón , đi ngoài ra máu. Do đó, bỏ lỡ cơ hội phát hiện vào điều trị bệnh trong “giai đoạn vàng”.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
- Chán ăn, đầy bụng: Khó tiêu, đầy chướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
- Cân nặng giảm bất thường: Nếu cơ thể giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
- Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón . Triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
- Đi ngoài phân nhỏ: Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa, làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
- Đi ngoài kèm máu: Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư trực tràng.
- Mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt: Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
- Co thắt dạ dày: Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, chúng ta nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Theo các bác sĩ, người trẻ tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng việc điều chỉnh lối sống.
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
Bạn nên tránh xa và hạn chế tối đa các chất kích thích gây hại như rượu bia thuốc lá…
Tìm hiểu về bệnh sử của gia đình, chẳng hạn như trong gia đình có người từng bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng, ung thư vú, buồng trứng; hoặc tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch, bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nếu có, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về độ tuổi bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng.
Đau mắt đỏ nên kiêng gì? Những thực phẩm rất độc đối với người bệnh
Các bác sĩ khuyến cáo những người bị đau mắt đỏ không cần phải kiêng khem quá nhiều món ăn, thay vào đó là nên có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tời quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ nên kiêng gì là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Dưới đây là những thực phẩm cực độc cho những người bị đau mắt đỏ bạn cần biết.
1. Nhóm thực phẩm có vị tanh
Đau mắt đỏ nên kiêng gì? Một trong những lưu ý trong chế độ ăn uống của bệnh nhân đau mắt đỏ chính là tránh xa các loại thủy hải sản có vị tanh ví dụ như cá chép, cá mè, tôm, cua, ốc,....
Các chuyên gia chỉ ra rằng, mùi tanh trong các loại thực phẩm có thể là bình thường ở một người khỏe mạnh nhưng đối với bệnh nhân bị đau mắt đỏ sẽ khiến người bệnh càng khó chịu hơn.
Hơn nữa, thực phẩm có vị tanh cũng khiến tình trạng nhiễm trùng viêm kết mạc càng trầm trọng và kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng đau mắt đỏ. Vì thế, người bị đau mắt đỏ cần tránh xa nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình.
Người bị đau mắt đỏ nên tránh xa thực phẩm có vị tanh trong bữa ăn của mình - Ảnh Internet.
2. Đau mắt đỏ nên kiêng thực phẩm có vị cay, nóng
Theo Đông y, bệnh đau mắt đỏ là do can phong nhiệt. Vì vậy, bệnh nhân nên kiêng những loại thực phẩm có tính cay nóng. Do đó, người mắc đau mắt đỏ nên tránh xa các loại gia vị như hành tỏi, hẹ, ớt, hay các nhóm thịt như thịt chó, thịt dê.
Nguyên nhân là vì nhóm thực phẩm này có tính kích thích cao sẽ gây cảm giác nóng cho mắt, dẫn đến mắt bị kích ứng, sưng và có thể trở nên đỏ hơn. Vì nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm này, tình trạng bệnh có thể sẽ có những chuyển biến nghiêm trọng.
3. Những chất kích thích
Chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá khiến người đau mắt đỏ nên kiêng. Những chất này đã được chứng mình là rất có hại cho cơ thể.
Khi cơ thể khỏe mạnh, chúng ta có thể chống lại những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng chúng. Nhưng khi mắc các loại bệnh, các chất kích thích sẽ gây tác động xấu cho sự phát triển của bệnh. Chúng rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe.
Theo đó, rượu bia sẽ làm giảm chức năng nhìn của mắt, khiến cho mắt phải điều tiết mạnh hơn. Trong điều kiện bệnh nhân đang mắc bệnh đau mắt đỏ mà khiến mắt phải làm việc nhiều hơn sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tương tự như vậy, trong thuốc lá có lượng nicotin, chúng có tác động vào hệ thần kinh cũng làm tăng sự điều tiết của mắt.
Các chất kích thích làm ảnh hưởng xấu tới sự điều tiết của mắt - Ảnh Internet.
4. Đồ uống có gas là thức uống người bị đau mắt đỏ nên tránh
Khi bị đau mắt đỏ, sử dụng đồ uống có ga sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi kèm các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt; ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Ngoài ra, đồ uống có ga lại chứa rất nhiều đường, chất tạo màu và chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Vì thế, ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh cũng không nên sử dụng loại đồ uống này thường xuyên. Đồ uống có ga làm tăng lượng đường trong máu, có tác động xấu tới quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ.
5. Mỡ động vật
Hiện nay, nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn hoặc chọn mua các loại thịt có nhiều mỡ như thịt ba chỉ, nạc vai bò. Tuy nhiên, các nghiên cứu chứng minh rằng mỡ động vật chứa rất nhiều chất béo no khiến cho lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, có thể khiến cho bệnh đau mắt đỏ lâu khỏi hơn.
Mỡ động vật không tốt cho bệnh nhân mắc đau mắt đỏ - Ảnh Internet.
Hơn nữa, hấp thụ nhiều mỡ động vật từ các bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lí khác như béo phì. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo hãy sử dụng dầu thực vật và hạn chế lượng mỡ động vật khi chế biến thức ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nói chung, cho những người mắc đau mắt đỏ nói riêng.
6. Người bệnh đau mắt đỏ cần tránh xa rau muống
Rau muống là chính là một trong những câu trả lời cho câu hỏi "đau mắt đỏ nên kiêng gì?". Đây là một loại thực phẩm rất phổ biến và thường xuất hiện trong thực đơn của các gia đình.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh đau mắt đỏ, rau muống làm tăng dịch ghèn trong mắt, gây ngứa mắt. Vì thế, người bệnh ăn rau muống sẽ cảm thấy khó chịu và có xu hướng đưa tay lên dụi mắt, khiến cho bệnh lâu khỏi.
Vết loét ở lưỡi nhiều tháng không khỏi: Coi chừng bệnh lý nguy hiểm! Các triệu chứng của ung thư lưỡi thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu. Ung thư lưỡi là u ác tính nguyên phát tại lưỡi, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy (chiếm>95%). Đây...