Người bị bệnh tim mạch nên ăn nhiều cà chua
Ít người biết rằng cà chua là một loại quả có tác dụng chữa bệnh tim mạch rất hiệu quả.
Cà chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, các khoáng chất như kali, canxi, photpho, sắt và nhiều vitamin B1, B2, C, P.
Chất lycopene trong cà chua có thể ức chế cholesterol ở màng tế bào, giảm nồng độ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, từ đó có thể phòng tránh các bệnh tim mạch.
Chất lycopen trong cà chua cũng có trong các hoa quả khác như dưa hấu, nho nhưng hàm lượng trong cà chua là cao nhất. Chất này có khả năng chống oxy hóa, có thể tiêu diệt gốc tự do, ức chế đột biến, và còn ngăn cản tiến trình của bệnh ung thư. Đồng thời, làm giảm nồng độ cholesterol, triglyceride trong máu, từ đó có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, cà chua sẽ có tác dụng tốt nhất khi được nấu chín cùng với dầu mỡ. Sắc đỏ của cà chua có chứa nhiều vitamin A và nó có tính trung hòa với dầu mỡ. Vì vậy khi xào nấu cà chua với dầu mỡ sẽ giúp cơ thể hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, cà chua có thể chế biến thành các món như nước ép cà chua, tương cà chua, bột cà chua, canh cà chua… giúp phòng các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư nội mạc tử cung, ung thư đường ruột…
Cũng giống như một số loại hoa quả khác, vỏ cà chua chứa rất nhiều chất lycopen vì vậy khi chế biến cà chua chúng ta nên nấu lẫn cả vỏ sẽ rất tốt cho cơ thể.
Cúc Anh
Theo petrotimes.vn
Đái tháo đường: Kẻ thù nguy hiểm của sức khỏe
Việt Nam hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. Cứ 8 người, sẽ có một người trưởng thành ở Việt Nam bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường.
Cứ 8 người, sẽ có một người trưởng thành ở Việt Nam bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường.
Gánh nặng bệnh tật
Thông tin về gánh nặng bệnh tật đái tháo đường, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. Cứ 8 người, sẽ có một người trưởng thành ở Việt Nam bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường.
Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận... Người đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp hai lần. Người mắc đái tháo đường tuýp 2 nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng của bệnh.
Nguy hiểm là vậy, nhưng theo các chuyên gia y tế hiện người dân còn khá thiếu kiến thức về loại bệnh này. Để quản lý và điều trị đái tháo đường hiệu quả, theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, việc tăng cường năng lực cho y tế cơ sở là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành y tế. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, đã nỗ lực để đưa các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường quản lý tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Tuy vậy, theo ông Khuê hiện trên cả nước mới có chỉ có 28,9% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71,1%. Tuy nhiên, ngay cả khi được quản lý tại y tế cơ sở thì công tác này vẫn còn rất nhiều hạn chế.
"Hiện nay, y tế cơ sở chỉ có thể quản lý và điều trị cho những bệnh nhân mắc đái tháo đường ổn định, chưa có hoặc có biến chứng nhẹ, thời gian bị đái tháo đường dưới 10 năm; đã có phác đồ điều trị isulin rõ ràng, ổn định... Vì thế, để có thể điều trị isulin tại tuyến y tế cơ sở đạt hiệu quả và an toàn, cần tăng cường đào tạo cho nhân viên y tế, cung cấp các loại thuốc tốt và sự hỗ trợ của tuyến trên", Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Hiện, đái tháo đường được là bệnh mạn tính được cả xã hội quan tâm vì nó liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống nhiều đạm, ít chất xơ, lười vận động... Theo PGS Nguyễn Nghiêm Luật, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bệnh đái tháo đường là vấn đề nan giải không chỉ tác động trực tiếp đến bệnh nhân mà còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Mỗi năm, nước ta tốn khoảng 3 - 6% ngân sách của ngành y tế để dành cho việc chữa trị các biến chứng của bệnh ĐTĐ như tim mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi...
Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường cần được đặc biệt chú ý. Chỉ khi được điều trị hợp lý, không để xảy ra các biến chứng nguy hiểm mới tránh được cho bệnh nhân tình trạng "bệnh chồng bệnh".
Trước tình trạng trẻ hóa bệnh nhân mắc đái tháo đường hiện nay, PGS Luật đưa ra lời khuyên mỗi ngày nên ăn đủ nửa kg rau quả, đi bộ đủ 30 phút, ngủ từ 6-8 giờ mỗi ngày và tìm cách giảm stress.
Để cải thiện tình hình chẩn đoán bệnh đái tháo đường nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời theo từng giai đoạn cho bệnh nhân, PGS Luật cho rằng, cần có sự chuẩn hóa trong các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường. Người dân nên đi kiểm tra định kỳ để kiểm soát đường huyết tốt nhất, cũng như được bác sĩ tư vấn thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2019, 100% trạm y tế được đào tạo điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường; đến năm 2020, ít nhất 40% trạm y tế điều trị, quản lý đái tháo đường.
Nếu phát huy hiệu quả vai trò quản lý đái tháo đường tại 11 nghìn trạm y tế xã, Việt Nam sẽ sớm đạt được mục tiêu quản lý điều trị bệnh đái tháo đường.
D.Ngân
Theo www.baohaiquan.vn
Các loại thực phẩm giúp bạn sống đến trăm tuổi Những loại thực phẩm dưới đây rất tốt cho sức khỏe, nếu ăn thường xuyên có thể giúp bạn sống lâu trăm tuổi không ốm đau, bệnh tật. 1. Quả óc chó Quả óc chó có đầy đủ các vi sinh vật quan trọng cho cơ thể và bộ não của bạn. Rất nhiều chất béo lành mạnh có sẵn để hỗ trợ...