Người béo phì tập thể dục như thế nào
Đi hay chạy bộ, đạp xe đạp là môn thể dục phù hợp để người béo phì rèn luyện sức khỏe hàng ngày.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ấn Độ có số người béo phì nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ. Dự báo Ấn Độ có hơn 17 triệu trẻ em béo phì vào năm 2025, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế Nhi khoa béo phì.
Một người được xem là thừa cân, béo phì khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Nếu vòng eo lớn hơn 40 inch đối với nam hoặc 35 inch đối với nữ giới, có nghĩa bạn đang bị béo phì.
Tập thể dục là cách giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn bị béo phì, tập thể dục mang lại nhiều lợi ích, hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường, tim, trầm cảm và ngưng thở khi ngủ, tinh thần thoải mái.
Ảnh: Boldsky
Lợi ích của việc tập thể dục đối với người béo phì, theo Boldsky:
- Đốt cháy calo và giúp giảm cân.
- Cải thiện lưu thông máu bằng cách giảm cholesterol.
- Duy trì nhịp cơ tăng tỷ lệ trao đổi chất.
- Cải thiện chức năng tim và phổi.
- Giảm căng thẳng.
Video đang HOT
- Giảm trầm cảm và giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư vú, buồng trứng và đại tràng, tiểu đường.
Các bài tập phù hợp với người béo phì:
Đi bộ
Đi bộ là một trong những bài tập tốt nhất và dễ nhất vì không đòi hỏi thiết bị và có thể thực hiện bất cứ nơi nào. Nên đi bộ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
Đi xe đạp
Đi xe đạp là môn đốt cháy nhiều calo, tác động lên mông, đùi và eo là nơi có nhiều chất béo.
Chạy bộ
Nếu nặng 56 kg, bạn sẽ đốt cháy 180 calo chỉ với nửa giờ chạy bộ, theo Harvard Health Publishing.
Mẹo duy trì tập thể dục mỗi ngày:
- Tránh cạnh tranh.
- Đừng đặt kỳ vọng quá cao, trước tiên hãy xây dựng sức chịu đựng của bạn.
- Mang giày phù hợp và quần áo rộng rãi.
- Bổ sung nước đều đặn.
- Khởi động trước khi tập.
Thùy An
Theo VNE
Giải mã lý do ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi
Uống rượu hoặc tập thể dục trước giờ ngủ tác động đến chất lượng giấc ngủ nên dù nghỉ ngơi lâu bạn vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Ảnh: Minh họa
Thông thường, con người sẽ cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng sau một đêm ngủ đủ tám tiếng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn mệt mỏi lúc tỉnh dậy. Dưới đây là sáu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo Men's Health.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ xảy ra do bạn ngừng thở tạm thời trong giấc ngủ. Hầu hết bệnh nhân không nhận ra mình bị ngưng thở khi ngủ và dù nghỉ ngơi lâu đến đâu, họ vẫn buồn ngủ vào ngày hôm sau.
Uống rượu, bia
Nếu muốn đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hãy tránh xa các loại đồ uống có cồn bởi chúng khiến bạn khó ngủ sâu và đi vệ sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, rượu bia còn gây ợ nóng, trào ngược.
Hấp thụ caffeine
Là chất kích thích, caffeine làm bạn khó ngủ. Hơn thế, nó dễ đẩy cơ thể vào tình trạng mất nước nên sáng hôm sau bạn sẽ càng mệt mỏi.
Dùng thiết bị điện tử
Ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử cản trở quá trình sản xuất melatonin. Kết quả, bạn sẽ nằm trằn trọc một lúc lâu. Tốt nhất, hãy tắt toàn bộ thiết bị điện tử 2-3 tiếng trước giờ lên giường và để chúng ngoài phòng ngủ.
Nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ chặn đường thở, khiến bạn không lấy đủ oxy và thức giấc giữa chừng. Nếu ngủ cùng vợ/chồng, bạn hãy nhờ họ kiểm tra xem mình có nghiến răng khi ngủ không để kịp thời can thiệp.
Tập thể dục
Vận động mạnh trong khoảng 2-3 tiếng trước lúc ngủ tác động đến chu kỳ ngủ của bạn do làm tăng hormone gây stress cortisol và giảm melatonin.
Minh Nhật
Theo Vnexpress
8 mẹo giúp kiềm chế việc ăn quá nhiều Vui chuyện và ngon miệng đôi khi là kẻ thù của cân nặng. Vậy bạn phải làm gì? Luôn ghi nhật ký những gì đã ăn uống Mỗi khi dùng xong bữa, hãy ghi lại những gì bạn đã ăn và ăn với số lượng bao nhiêu. Nếu có ăn kèm với bơ, soda hay những thực phẩm kém lành mạnh khác, hãy...