Người bệnh tim mạch mắc Covid-19 dễ trở nặng
Người bệnh tim mạch thuộc nhóm nguy cơ rất cao nhiễm nCoV cũng như biến chứng nặng, cần hạn chế tiếp xúc, không tự ý ngưng thuốc, nên tiêm vaccine sớm.
Tim mạch là một trong những nhóm bệnh nền nguy cơ cao nhất. Bên cạnh triệu chứng chính liên quan đến hô hấp ở các mức độ khác nhau do tổn thương phổi thực thể, các bất thường về tim mạch ở bệnh nhân Covid-19 được chứng minh có mối liên quan rõ ràng như: tổn thương cơ tim cấp, suy tim với phân suất tống máu giảm, rối loạn nhịp tim với tỷ lệ dao động 7,2-33%. Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch mắc Covid-19 tử vong cao hơn các nhóm còn lại.
Các giả thuyết về mối liên hệ giữa Covid-19 và rối loạn chức năng tim mạch có thể là tổn thương phổi gây giảm chức năng giãn nở, tương tác tim phổi làm giảm chức năng tim. Hoặc, rối loạn đông máu gây tắc các vi mạch hoặc các mạch máu lớn làm ảnh hưởng đến giải phẫu, chức năng động mạch vành.
Những nghiên cứu mới công bố gần đây cho thấy nCoV có thể gây tổn thương hệ tim mạch thông qua cơ chế gây độc trực tiếp với tế bào cơ tim, tế bào nội mạc bị nhiễm trùng hoặc gián tiếp do ảnh hưởng của cơn bão cytokine, huyết khối miễn dịch và giảm oxy máu.
Người bị bệnh tim mạch luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu bệnh tật ở các nước. Do đó đây là một thời điểm hết sức căng thẳng. Hiểu biết về tổn thương hệ tim mạch ở bệnh nhân Covid-19 có vai trò rất quan trọng trong chiến lược chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV.
Một bệnh nhân tim mạch được chăm sóc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Người bệnh tim mạch cần ý thức được mình thuộc nhóm nguy cơ rất cao về nhiễm bệnh cũng như các biến chứng nặng xảy ra nếu không may mắc Covid-19.
Ngoài ra, tim mạch là bệnh cần được theo dõi dài hạn, dùng thuốc dài ngày. Một số thuốc điều trị bệnh lý tim mạch cần theo dõi, định kỳ xét nghiệm cũng như có thể tương tác hoặc bị ảnh hưởng khi phải điều trị bởi các thuốc khác, đặc biệt là các thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu…
Một số triệu chứng của bệnh tim mạch rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng mắc Covid-19 như ho, khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, mệt mỏi…
Theo khuyến cáo của các Hiệp hội Tim Mạch lớn trên thế giới, những bệnh nhân có nguy cơ cao, trong đó có bệnh nhân tim mạch, trước hết cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo chung. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo chung: Tránh tụ tập nơi đông người. Người trên 60 tuổi nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác; Đeo khẩu trang khi ra ngoài; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Tăng cường chế độ dinh dưỡng và luyện tập nâng cao sức khỏe.
Lưu ý riêng cho bệnh nhân tim mạch
Bản thân bệnh tim mạch là nguy cơ cao. Do đó càng nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc người khác.
Người có bệnh lý tim mạch nên được tiêm sớm vaccine phòng Covid-19.
Cần liên hệ ngay với các nhân viên y tế địa phương và tìm ngay số điện thoại liên hệ của các bác sĩ/điều dưỡng chuyên khoa tim mạch đang theo dõi sức khỏe cho bản thân. Nếu chưa có liên lạc của chuyên khoa tim mạch, cần tìm cách thiết lập ngay mối liên hệ này thông qua các thầy thuốc đa khoa ở địa phương mà mình đang có hoặc qua các đường dây nóng về y tế ở địa phương.
Cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc tim mạch mà mình hiện có, liên lạc với cơ sở y tế hoặc bác sĩ tim mạch để chủ động bổ sung kịp thời đầy đủ số lượng.
Không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Ngược lại, không tự ý tích trữ, dùng thuốc dự phòng Covid-19 không rõ nguồn gốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ tim mạch.
Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp tự động, cân sức khỏe.
Tự theo dõi thường xuyên các dấu hiệu thường gặp trong mắc Covid-19 như sốt, mệt mỏi, khó thở, ho, đau tức ngực… Lưu ý là các dấu hiệu này cũng có thể gặp ở bệnh tim mạch. Khi chớm có các dấu hiệu này, cần gọi đến các thầy thuốc đang theo dõi cho bản thân trước, không nhất thiết vội vàng đến các phòng cấp cứu/bệnh viện khi chưa thật cần thiết. Nếu các triệu chứng nặng như khó thở nhiều, đau ngực nhiều vã mồ hôi, tím tái, lú lẫn, ngất… mới xảy ra thì cần gọi ngay cấp cứu 115 để được sơ cứu và vận chuyển tới bệnh viện gần nhất.
Video đang HOT
Bác sĩ Lưu Quang Minh
Khoa Hồi sức Tim mạch, Viện Tim mạch
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Cây bìm bịp: Khám phá tác dụng của cây bìm bịp trị bệnh gì?
Bìm bịp là một vị thuốc nam quý thường được tìm thấy ở các vùng quê tại Việt Nam. Tác dụng của cây bìm bịp đã được chứng minh là hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cải thiện huyết áp, giảm đau nhức xương khớp ở người già,...
Bìm bịp còn có tên gọi khác là cây xương khỉ, cây mảnh cộng hay Ưu độn thảo. Cây mọc thành từng bụi cao từ 2 - 3m. Thân cây hình trụ, thường chuyển thành màu vàng khi khô. Lá cây cuống ngắn, đỉnh nhọn, mặt nhẵn màu xanh thẫm có chiều dài từ 7 - 9 mét, rộng từ 2 - 2,5m. Toàn thân cây bìm bịp đều có tác dụng làm thuốc hoặc chế biến món ăn.
Dưới đây là một số tác dụng của cây bìm bìm được ứng dụng trong điều trị bệnh.
1. Tìm hiểu chung về tác dụng của cây bìm bịp
Cây bìm bịp chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó có các hoạt chất quý giá như tanin, flavonoid, glycosid,... Những thành phần có tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp như kháng viêm, điều trị bệnh hiệu quả. Tác dụng của cây bìm bịp được cả các bác sĩ Đông Y và Tây Y công nhận.
1.1. Tác dụng của cây bìm bịp theo Đông Y
Theo Đông Y cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, mùi thơm đặc trưng. Lá, thân và rễ cây được dùng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, lợi tiểu. Bên cạnh đó, cây bìm bịp còn có nhiều công dụng khác trong điều trị tụ máu, làm tam các vết thâm tím, chữa bong gân, thấp khớp, vàng da hiệu quả.
Đặc biệt hơn, cây bìm bịp còn được dùng để điều trị gãy, nứt xương, giúp vết thương mau lành. Ở một số quốc gia khác như Thái Lan, cây bìm bịp còn được dùng để điều trị rắn, bọ cạp cắn. Ngoài ra, cây bìm bịp còn được đánh giá cao khi điều trị kiết lỵ, tiểu đường và bệnh gắt đáy.
Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong Đông Y - Ảnh: Internet
1.2. Công dụng của cây bìm bịp theo Tây Y
Theo Y Học hiện đại, cây bìm bịp chứa các hoạt chất quý như flavonoid, glycerol, cerebrosid, Glycosid,...Những hoạt chất này có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Chính vì thế nó được ứng dụng trong việc điều trị các khối u ác tính.
Ngoài ra, với hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất béo và chất xơ dồi dào cây bìm bịp còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm dạ dày, làm mát gan, cải thiện huyết áp và các bệnh về xương khớp.
2. Cây bìm bịp trị bệnh gì? Một số công dụng cơ bản của cây bìm bịp
Cây bìm bịp chữa bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Do sở hữu các dược tính đặc biệt, cây bìm bịp được ứng dụng rộng rãi trong việc cải thiện chức năng gan, thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị ung thư, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp được các bác sĩ Đông Y công nhận.
2.1. Cây bìm bịp giúp lợi tiểu, tốt cho bàng quang người bệnh
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt,...làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Một trong những tác dụng của cây bìm bịp chính là tốt cho bàng quang và lợi tiểu.
Hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong cây bìm bịp có công dụng làm lưu thông khí huyết. Nhờ đó làm giảm tình trạng bàng quang bị chèn ép gây tiểu rắt.
Sử dụng cây bìm bịp phơi khô, hãm lấy nước uống hàng ngày (liều lượng 30 - 40g/ngày). Sau một thời gian số lần đi tiểu sẽ giảm dần, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
2.2. Tác dụng của cây bìm bịp trong việc điều trị bệnh về gan
Một trong những tác dụng của cây bìm bịp là giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Chính vì thế nó được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan. Đồng thời cải thiện chức năng gan hiệu quả.
Có 2 bài thuốc dùng cây bìm bịp chữa bệnh gan được ứng dụng nhiều trong Đông Y.
Bài thuốc 1: Sử dụng 30g cây bìm bịp, 20g râu ngô, 15g trần bì, vọng cách, 10g sâm đại hành. Rửa sạch các nguyên liệu và sắc với 1,5 lít nước, đến khi còn 800ml thì dùng để uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30g bìm bịp, 20g râu ngô, 15g sâm đại hành, 12g vọng cách, lá quao, 10g trân bì sắc với 100ml nước. Đun sôi trong 30 phút, sử dụng nước để uống trong ngày.
Uống nước sắc bìm bịp liên tục, sau một thời gian gan của bạn sẽ khoẻ mạnh hơn. Đồng thời hỗ trợ phòng chống ung thư gan hiệu quả.
2.3. Hỗ trợ điều hoà huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch
Cây bìm bịp rất giàu Tanin, một hoạt chất có sự liên kết chặt chẽ với Protein giúp ngăn chặn quá trình Oxy hoá và loại bỏ các gốc tự do. Đồng thời, giúp điều hoà hệ tuần hoàn máu, cho huyết áp ổn định, phòng ngừa các bệnh về tim mạch như hở van tin, đau tim,...
Cách điều hoà huyết áp bằng cây bìm bịp vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng rễ cây phơi khô hãm nước uống hàng ngày thay cho trà. Hoặc sử dụng 9 lá bìm bịp tươi nhai và nuốt từ từ. Sau đó nằm nghỉ đến khi huyết áp ổn định.
Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong điều hoà huyết áp - Ảnh: Internet
2.4. Tác dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong hỗ trợ điều trị ung thư
Bên trong cây bìm bịp chứa các hoạt chất như Glycerol, Cerebroisid, Flavonoid, Glycosid, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Để điều trị ung thư hiệu quả hơn bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc từ cây bìm bịp phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu ung thư: Sử dụng 10 lá bìm bịp tươi, rửa sạch rồi nhai kỹ và nuốt. Thực hiện mỗi ngày 5 lần trong vòng 3 tháng liên tục. Các hoạt chất trong lá cây sẽ thấm sâu vào từng tế bào là giảm các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể sử dụng 15 lá/lần. Ngày ăn 6 lần để phát huy tối đa công dụng.
Trong trường hợp ngừa ung thư tái phát hoặc di căn, bạn có thể kết hợp 30g bìm bịp, 30g xạ đen, 20g hoa đu đủ sắc với 1,5 lít nước cho cạn dần. Đến khi còn khoảng 1 lít là có thể chắt ra, dùng để uống mỗi ngày.
Lưu Ý: Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong điều trị ung thư chưa được khoa học chứng minh là có tác dụng triệt để. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng để mang lại hiệu quả nhất.
2.5. Công dụng của cây bìm bịp trong điều trị phong thấp, xương khớp
Phong thấp, xương khớp là các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Chất Cerebrosid kết hợp với Tanin trong bìm bịp giúp chống lại các cơn đau do viêm khớp. Nhờ có hoạt chất này mà tình trạng đau nhức xương khớp lưng, vai, gáy, đầu gối,...được đẩy lùi.
Bên cạnh đó, hàm lượng canxi không nhỏ trong bìm bịp còn có tác dụng bảo vệ xương, phục hồi tổn thương ở tế bào, bảo vệ sức khoẻ người bệnh. Để điều trị phong thấp, xương khớp bạn có thể thực hiện một trong các bài thuốc sau:
- Sử dụng 1 nắm bìm bịp khô pha với nước sôi để uống hàng ngày giúp giảm đau nhức xương khớp.
- Đắp lên vùng cơ thể bị đau nhức: Sử dụng 50g hành sâm, 50g ngải cứu, 80g lá bìm bịp. Rửa sạch, giã nát với một ít giấm sau đó rang nóng. Chờ hỗn hợp nguội thì đắp lên vùng bị đau và cố định lại. Đắp liên tục trong vòng 10 ngày trước khi đi ngủ sẽ thấy triệu chứng đau nhức xương khớp giảm đáng kể.
Đối với trường hợp bị xương khớp lâu năm có thể kết hợp lá bìm bịp với gối hạc, tầm gửi dâu, cổ trầu, theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Dùng để đun nước uống hàng ngày giúp giảm các cơn đau hiệu quả.
Ngoài những công dụng trên cây bìm bịp còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ, chữa miệng lở loét hiệu quả.
Công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp trong điều trị phong thấp - Ảnh: Internet
3. Những lưu ý khi sử dụng cây bìm bịp chữa bệnh
Mặc dù chứa nhiều dược tính tốt cho sức khoẻ, nhưng cây bìm bịp lại gây tác dụng phụ với một số đối tượng. Do đó, bạn cần lưu ý đối tượng có thể sử dụng và không thể sử dụng cây bìm bịp.
3.1. Đối tượng có thể sử dụng
Đối tượng có thể sử dụng cây bìm bịp bao gồm:
- Người mắc các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan yếu,...
- Người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, phong tê thấp, chấn thương, đau nhức xương khớp,...
- Người bị nóng trong, đầy hơi, khó tiêu hoặc mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét, ung thư dạ dày,...
- Người bị viêm họng do thay đổi thời tiết, ho gió, ho khan, ho có đờm,...
- Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị.
3.2. Những ai không nên sử dụng?
Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị thoái hoá cột sống, người bị huyết áp thấp là những đối tượng không được sử dụng cây bìm bịp. Bởi các thành phần có trong loại thảo dược này có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.
Trên đây là một số tác dụng của cây bìm bịp và lời giải cho câu hỏi cây bìm bịp trị bệnh gì? Để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ Theo trang "Eat This, Not That!", duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách bạn có thể giảm nguy cơ đột...